21/02/2018, 09:45

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

– Bài làm 1 “Vợ Nhặt” có giá trị hiện thực, đặc biệt là có giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống nhặt vợ ngồ ngộ mà đầy thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói 45 khủng khiếp, cũng như khát vọng sống ...

– Bài làm 1

“Vợ Nhặt” có giá trị hiện thực, đặc biệt là có giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống nhặt vợ ngồ ngộ mà đầy thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói 45 khủng khiếp, cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về dân tộc rất cao đẹp.

 I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1920 ở làng Cù Lưu – xã Tân Hồng – Tiên Sơn – Bắc Ninh. Ông có sở trường về đề tài làng quê Việt Nam, về cuộc ống và con người ở nông thôn bằng tình cảm tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Nói như Nguyên Hồng: “Kim Lân là một nhà văn đi về với đất với người, với những gì thuần hậu, nguyên thuỷ”.

“Vợ Nhặt” là truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được đưa vào chương trình văn học PTTH. Tác phẩm có tiền thân là “Xóm ngụ cư”. Truyện được viết ngay sau Cách Mạng Tháng 8 thành công. Sau khi hoà bình lập lại (1954). Kim Lân dựa vào một phần của chuyện cũ và viết thành truyện ngắn này được in trong tập “Con chó xấu xí” – 1962 thông qua tình huống vợ nhặt độc đáo, truyện đã toả sáng tư tưởng nhân đạo vừa mới mẻ, vừa sâu sắc.

II. Giải thích khái niệm

Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của các tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ đau của con người; sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ, đồng thời lên án gay gắt những thế lực bạo tàn trà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người. Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với nỗi khổ của con người, mà còn hướng tới nhằm giải phóng cho người người khỏi mội xiềng xích, áp bức khổ đau và tạo điều kiện cho họ trở thành những con người tự do, con người làm chủ chiến đấu chống lại mọi thế lực bạo tàn để xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình.

III. Phân tích giá trị nhân đạo, sâu sắc mới mẻ với các biểu hiện của nó

1. Tác phẩm “Vợ nhặt” bộc lộ niềm xót xa thông cảm sâu sắc đối với cuộc sống bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn phát xít thực dân đối với nhân dân ta.

Thông qua một tình huống truyện độc đáo, qua tâm lý và số phận nhân vật, truyện không cần đao to búa lớn mà vẫn lập được bản cáo trạng lên án đanh thép tội ác đất không nung trời không tha của bọn xâm lược và tay sai của chúng đã gây nên nạn đói thảm khốc khiến hai triệu người phải chết đói. Bóng đen của tử thần bao trùm lên tất cả, đè nặng lên số phận của mỗi người dân và mọi xóm làng. Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, ta đã bắt gặp một bức tranh thật ảm đạm tang thương nhuốm màu tử khí. “Cái đói tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bong ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng về không gặp ba, bốn cái thây nằm còng queo trên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo: “cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Đó là khung cảnh của cõi dương hay cõi âm? Trong bối cảnh bi thảm ấy, giá trị con người quá rẻ mạt. Nếu như trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”, cô gái Thái bị ép duyên đã đau khổ thở than “Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa” thì người đàn bà mà Tràng nhặt được chỉ bằng mấy bánh đúc, một bữa no và hai hào dầu. Nạn đói đã đẩy lùi sĩ diện và nhân cách, đẩy con người đến chỗ xem miếng ăn là tất cả. Ngay cả đến cái chuyện tỏ tình, thường vẫn mang màu sắc tình tứ e lệ duyên dáng, thì giờ đây cũng chỉ là câu chuyện lăn xả vào miếng ăn, vì đói khát cũng được mà không giữ được sự e lệ thông thường của người phụ nữ Việt Nam. Chỉ mấy bát bánh đúc và mấy câu nói “tầm phơ tầm phào” của gã đàn ông xa lạ mà người đàn bà kia đã toan toan chạy theo để trở thành “ Vợ nhặt” của Tràng. Ý nghĩa nhân đạo không chỉ được toát ra từ sự cảm thông cho thân phận khổ đau của người dân đất Việt, mà còn được toát ra từ sự tố cáo ấy.

2. Tác phẩm đã đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng sống của con người. Truyện đã cho ta thấy rằng, người dân lao động vốn có bản chất lành mạnh, luôn luôn hướng về ánh sáng với một niềm tin bất diệt. Dù hoàn cảnh có hiểm nghèo bi thảm đến đâu, dù có kề bên cái chết, họ vẫn khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình, vẫn hướng về sự sống và hy vọng ở tương lai tươi sáng. Vợ Tràng đã sẵn sàng bỏ qua ý thức về danh dự để bám lấy cái sống và theo không Tràng về. Còn Tràng sau cái tặc lưỡi có phần liều lĩnh là tự nguyện đến với Thị để nên vợ, nên chồng. Đúng như tác giải đã có lần phát biểu: “Trong sự túng đói quau quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm mà vui mà hi vọng… những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”. Vợ chồng Tràng vẫn lấy nhau giữa cảnh ngổn ngang xác người chết đói là vì vậy, chút hạnh phúc nhỏ nhoi mong manh của hai người, tuy bị bủa vây bởi cái đói, cái chết, nhưng “sự sống chẳng bao giờ chán nản” – Gơm – đại thi hào Đức. Vẫn là bất diệt, vẫn sinh sôi nảy nở từ bãi tha ma sặc mùi tử thi. Hạnh phúc tình yêu vẫn như làn gió xuân thổi về làm xôn xao sự sống. Trong một lúc Tràng dường như quên hết những cảnh ê trề, tăm tối trước mắt, những tháng ngày đe doạ phía trước. Lúc này trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà. Một cái gì mới mẻ lạ lẫm,chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy. Nó ôm áp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng. Sáng dậy, thấy nhà cửa đổi khác, hắn cảm thấy bâng khuâng như đi trong giấc mơ đi ra và thấy từ đây phải có trách nhiệm với người thân, với chính cuộc đời mình. Đúng là niềm vui về cuộc sống, hạnh phúc gia đình đã trở thành khát vọng cháy bỏng của con người và có khái niệm nhân đạo hoá con người, làm biến đổi gương mặt cuộc sống một cách thật kì diệu.

– Ở bà cụ Tứ càng có những biểu hiện cảm động hơn. Bà Cụ bàn về chuyện đan phên ngăn phòng, về việc nuôi gà, bà cụ xăm xắn quét tước, dọn dẹp nhà cửa vườn tược. Bà cụ nói toàn những chuyện vui tươi, sáng của sau này. Niềm vui vì có con dâu, vì hạnh phúc của con và niềm tin ở cuộc sống đã làm cho người mẹ nhanh nhảu hơn “bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái khuôn mặt u ám, bủng beo của bà bỗng rạng rỡ hẳn lên”.

– Còn người đà bàn “Vợ nhặt” khi tình yêu, hạnh phúc, gia đình đến, Thị đã có sự biến đổi tâm lý, tính cách rất thú vị. Vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu đã biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu đúng mực, sự mau mắn, nhanh nhẹn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử. Bàn về tác phẩm này, một nhà phê bình đã có nhận xét rất hay: “Tình yêu đã biến đổi ba con người khốn khổ ấy. Trơ trọi trở thành đầm ấm, giá lạnh, bơ vơ thành vui tươi, bóng tối âm u thành nắng sớm chan hoà”. Tình yêu là tất cả. Đó là linh hồn của truyện ngắn này”. (Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Vợ nhặt” – giáo sư Đỗ Đức Hiểu). Ở đây không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà vẫn ngời sáng một niềm lạc quan. Họ vẫn hy vọng về một cuộc đổi đời của mình. Truyện đã không khép lại ở vị đắng chát của nồi cháo cám, mà khép lại bằng hình ảnh Tràng ngồi tư lự “trong có Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới bay”.

Đúng như Tố Hữu viết:

“Lần đêm bước đến khi hửng sáng

Mặt trời kia cờ Đảng giương cao”

Như vậy, truyện đã gieo vào tâm hồn độc giả một luồng ánh sáng về tương lai nước nhà và những người dân hiện đang đứng trước ngưỡng cửa của thần chết.

3. Tác phẩm đã thể hiện một lòng tin sâu sắc vào phẩm giá vào lòng nhân hậu của con người.

– Trong con mắt nhân ái của Kim Lân, đằng sau cái vẻ thô kệch và hơi vụng về của anh cu Tràng, còn ẩn dấu biết bao vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nhân dân lao động. Tràng là người giàu lòng cảm thông đối với những người đang nằm bên bờ vực của cái chết. Anh đã rất hào phóng sẵn sàng chiêu đãi người đàn bà tội nghiệp kia một bữa tiệc bốn bát bánh đúc liền. Anh còn tỏ ra rất chu đáo khi sắm cho chị ta một cái thúng con. Khi dẫn người đàn bà xa lạ ấy về, Tràng đã đối xử với Thị bằng tấm lòng đầy tình nghĩa và trách nhiệm của một người chồng rất chu đáo với vợ.

– Người vợ nhặt của Tràng tuy bị cái đời đẩy lùi sĩ diện, làm cho chao đảo nhân cách, nhưng sau một bữa ăn no, sau một đêm ngủ ấm, được gặp người chồng tốt, bà mẹ chồng nhân hậu, Thị đã trở về đúng trọng tâm của mình: người vợ đảm, nàng dâu hiền.

– Bà cụ Tứ trước cảnh con nhặt được vợ, lúc đầu cụ ngạc nhiên đến không hiểu nổi. Sau đó Cụ hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự vừa ai oán, vừa sót thương cho số kiếp đứa con bà: “Hơn lúc nào hết, lúc này tình thương con, nỗi day dứt chăn trở về bổn phận làm mẹ dâng lên mãnh liệt trong lòng bà. Bà thương con mình đã đành, bà còn rất thông cảm và thương người con dâu mới. Chính vì tình thương và lòng độ lượng, vị tha ấy mà bà cụ Tứ đã nén nỗi lo, nỗi buồn để động viên an ủi con, cố tạo ra niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống tăm tối thê thảm. Bà đã nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan. Cuộc sống khắc nghiệt, đoạ đày con người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, xong nó không thể dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Phần người ấy đã toả hơi ấm ra xung quanh, tạo nên một khung cảnh gia đình ấm cúng, chan chứa tình thương “Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hoà hợp đến thế”. Tình mẹ con, vợ chồng ấm áp ấy sẽ là động lực giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua cơn hoạn nạn, khủng khiếp này.

Kết Luận:

Như vậy chọn tình huống vợ nhặt, Kim Lân không nhằm miêu tả sự mất giá tha hoá con người, ngược lại đã khẳng định khát vọng sống và nhân phẩm của họ. Nhưng con người đã vượt qua mặt cảm đói nghèo, tủi hờn để khẳng định sự sống, chắc chắn sẽ đi theo tiếng gọi của Việt Minh để dành sự sống cho mình, cho Cách Mạng. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phất phới hiện ra trong tâm trí Tràng như tín hiệu một sự đổi đời đã nói lên điều đó. Rõ ràng là tình cảm nhân đạo của vợ nhặt đã có những nét mới so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước cách mạng.

– Bài làm 2

“Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn hay và xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Truyện có giá trị nhân và hiện thực sâu sắc làm lay động mọi trái tim người đọc. Thông qua tình huống “nhặt” đươc vợ thì tác giả đã cho tối thấy nhiều điều về cuộc sống khắc nghiệt và tối tăm của người lao động ở những năm 1945, và qua đó cũng thấy được khát vọng sống mãnh liệt cũng như là ý thức về nhân phẩm cao.

Giá trị nhân đạo chính là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm văn học, nó được tạo nên bởi niềm tin cảm thông một cách sâu sắc với nỗi đau của con người, luôn nâng niu và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn đó của họ.

Trước hết, qua tác phẩm chúng ta thấy được tác phẩm đã bộc lộc được niềm xót xa đối vối cuộc sống cực khổ của người dân nghèo trong nạn đối 1945, hơn nữa qua đó còn nhằm tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp. Bối cảnh chính diễn ra ở một xóm ngụ cư, nơi có cái đói đang hoành hành ở khắp nơi. Thứ đầu tiên bước vào câu chuyện đó là ánh sáng nhập nhòa chập choạng không sáng hẳn mà cũng không tối hẳn, trên con đường và ánh sáng đó leo lét hiện lên và bóng dáng người đi thì  “xanh xám như những bóng ma”. Người sống thì nằm ngổn ngang khắp cả lều chợ còn người chết thì “cái thây nằm còng queo bên đường”. Quang cảnh được miêu tả thật rùng rợn đúng với cảnh đói chết chóc “bầy quạ cứ gào lên từng hồi thê thiết”, lâu lại văng vẳng cả tiếng thúc thuế rồi có cả không khí tang tóc ảm đạm “ “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.

Thứ hai, tác phẩm đã đi sâu khám phá về hạnh phúc và khát vọng sống của con người mà đại diện đầu tiên đó là nhân vật Tràng. Khi nhặt được vợ anh cũng phân vân có nuôi nổi mình không mà còn đèo bòng nhưng một lúc lâu sau thì anh ta lại  “tặc lưỡi”: “Chậc, Kệ!”.

Khi đưa vợ về, cuộc đời khốn cùng đến nỗi mua hai hào dầu cũng đã thấy hoang phí lắm rồi nhưng lại nghĩ rằng  “vợ mới vợ miếc thì cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã súc ngay vào”. Đây là một sự kiện lớn trong cuộc đời Tràng và đó là ngày tràng có vợ và nhà cũng cần phải sáng.

Tiếp theo nhân vật chúng ta muốn nhắc tới đó là người vợ nhặt. Thị chấp nhận bỏ qua mọi ý thức về danh dự để theo không Tràng về nhà. Chính hoàn cảnh lúc bấy giờ đã đẩy con người ta phải bỏ cả danh dự để tồ tại, mặt khác nó còn bộc lộ lên được lòng ham sống một cách mãnh liệt nhất của một con người ở đáy tận cùng của xã hội.

Bà cụ Tứ – một người đã sắp gần đất xa trời nhưng lại có hi vọng về tương lai tươi sáng nhiều nhất,từ việc “đan cái phên ngăn riêng chỗ của vợ chồng đứa con cho kín đáo”, đến việc “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà”… “Mẹ chồng nàng dâu thu dọn cửa nhà, sáng hôm sau thị dậy từ sớm quét dọn nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng” và hình như ai nấy cũng  đều nghĩ rằng “thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.  Qua đó chúng ta có thể thấy được niềm hi vọng về cuộc đời của các nhân vật, về hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp với nó vấn vương ở trong tâm trí của Tràng.

Giá trị nhân đạo của truyện còn được thể hiện ở một niềm tin sâu sắc vào sự đổi đời và vào lòng nhân hậu của con người. Tràng tuy có vẻ bề ngoài xấu xí nhưng bên trong lại chứa sự cảm thông, chứa lòng thường người sâu sắc, và đặc biệt là sự hào phóng chu đáo đó là đãi thị những bốn bát bánh đúc, mua một chai dầu và mua cho thị một cái thúng con con. Có thể đó là một hành động bình thường nhưng nó đã thể hiện được tình nghĩa và thái độ trách nhiệm của Tràng, của một người đàn ông.

Bà cụ Tứ là người có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con mình hết mực và bà còn cảm thông cho tình cảnh của nàng dâu mà con mình mới “nhặt” được, “có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ”. Bà còn trăn trở về nghĩa vụ làm mẹ của mình đối với người con “trong mắt bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” nhưng bên cạnh đó bà cũng cố tạo nên niềm vui cho gia đình giữa cảnh đói nghèo này, người mẹ đó luôn sống vì con mình và luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con cái.

Nổi bật nhất ở trong giá trị nhân đạo của tác phẩm đó là về niềm tin tưởng sâu sắc về con người lao động, vào bản năng sống và khát vọng sống mạnh mẽ của con người. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm có nét mới hơn so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng.

0