Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân – Văn mẫu lớp 11
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn ...
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân – Văn mẫu lớp 11 4.8 (96%) 380 votes Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích ...
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân – Bài làm 1
Chữ người tử tù là một truyện ngắn đẹp và hay hơn cả trong tập truyện Vang bóng một thời '1940) được Nguyễn Tuân viết trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn cuối truyện tả nhân vật Huấn Cao cho chữ trong buồng giam là giai đoạn giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
Truyện Chữ người tử tù kể về một người chống đôi triều đình – người tử tù Huấn Cao đang bị giam trong ngục – chờ ngày đi nhận án chết. Viên quản ngục biết đó là người tài, đặc biệt viết chữ vuông vức, rất đẹp nôn đã ngầm trọng đãi để cố xin lấy vài chữ. Hiếu tâm lòng trọng tài của quản ngục, Huấn Cao đã thuận cho mấy chữ cuối cùng.
Tư tưởng ca ngợi, tôn vinh cái đẹp trong cảnh đen tôi, tội lỗi ấy, nếu không gặp ngòi bút uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân thì cũng khó bộc lộ một cách sinh động và thuyết phục. Chỉ riêng đoạn “cho chữ”, nhà văn ham săn tìm cái đẹp Nguyễn Tuân đã tạo thành một đoạn kết truyện đầy xúc động, trang trọng, cồ kính, hấp dẫn. Trước hết, người viết truyện đà dựng một màn kịch với sự đối lập, tương phản gay gắt. Buồng giam chật chội, hôi hám đầy phân chuột, phân gián đối lập với cảnh cho chữ tài hoa, đẹp đẽ. Ánh đỏ ngọn đuốc, màu trắng tinh của lụa bạch át đi cái tăm tối của phòng giam ban đêm. Mùi thơm của chậu mực bốc lên át đi mùi hôi phân chuột, phân gián. Người tù đĩnh đạc, đàng hoàng với cây bút trong tay đôi lập và át đi, vượt lên gông xiềng nặng nề kìm kẹp. Cái cao cả tương phản với cái thấp hòn và chiến thắng tù ngục trói buộc. Cái đẹp tỏa sáng, chiến thắng cái xâu, cái ác. Một màn kịch thật hay, giàu ý nghĩa!
Hơn nữa, Nguyễn Tuân còn khắc họa kết truyện với những chi tiết, hình tượng sinh động, đầy ấn tượng tạo không khí, khung cảnh cần thiết cho việc cho chữ. Người đọc thấy biểu hiện ra âm vang, hình bóng một thời xa xưa. Tiếng mõ vắng lại, bó đuốc cháy sáng rực, phiến lụa trắng óng ả được đánh dấu bằng những đồng tiền kẽm… Trong “vang bóng” ấy lồng lộng hình tượng Huấn Cao cố deo gông, chân vướng xiềng đang hoa tay thảo những nét chữ đẹp. Hình tượng quản ngục trân trọng, cảm động chắp tay vái người tù và tuôn nước mắt để “lời vàng vâng lĩnh ý cao” thật xúc động. Nhà vãn phải am hiểu tinh tường mới có thể miêu tả như vậy. Ngôn ngữ nghệ thuật ở đây thật chắt lọc, chuẩn xác và tinh tế tạo hồn cho cả đoạn văn. Những từ Hán – Việt dùng thật đắc, thích hợp với việc nói chuyện cũ, góp phần làm sông lại một thời vang bóng. Đó là những từ như lạc khoản, thiên lương, bái lĩnh… Đồng thời Nguyễn Tuân còn có cách viết, đặt câu vừa tạo hình vừa gợi cảm rất riêng. Thí dụ lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục: “ở dây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện…”. Kết hợp “lành” với “vững” tạo thành từ mới lạ “lành vững” thật độc đáo.
Những giá trị nghệ thuật vừa nêu trên đã làm sáng rõ giá trị tư tưởng của doạn văn. Thứ nhất là sự trân trọng, ca ngợi cái đẹp. Cái đẹp của nét chữ vuông vức, tươi tắn. Cái đẹp của người cho chữ với chí lớn, khí mạnh, tài hoa và lòng sáng. Cái đẹp còn ở nơi những người như ngục quan, thầy thơ lại biết quý trọng, tôn sùng cái đẹp. Thứ hai, đoạn kết thúc truyện còn toát lên tinh thần yêu nước của tác giả. Qua hình tượng đẹp của người tử tù cao cả, hiên ngang đầy sức hấp dẫn và lời khuyên hướng thiện, ta thấy thái độ và tấm lòng Nguyễn Tuân đôi với cuộc sống, với nước nhà. Có thể nói nhân vật Huấn Cao ít nhiều mang hình bóng của Cao Bá Quát ngẩng đầu trước cường quyền và “cúi đầu trước hoa mai”. Đồng thời Huấn Cao còn “vang bóng” trong cuộc đời nhem nhuốc, tù hãm lúc bây giờ, một con người khí khái, ngang tàng và yêu xứ sở.
Cảnh cho chữ đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nguyễn Tuân đúng là nhà văn tài hoa làm sang trọng cho vàn chương, đốt cháy lên ngọn đuôc của cái đẹp. Nói rằng cảnh cho chữ là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì cô kim làm gì có chuyện người cho chư đẹp trong tù khi bán án tử hình đã kề sát cố. Cũng chưa hề có việc người tử tù lại khuyên bảo người quản ngục, người tử tù lại đĩnh đạc cao giọng nói đến những chữ “thiên lương”, “lương thiện” để mỞ cho kẻ coi ngục hướng đi, cách sống. Độc đáo hơn nừa là viên quản ngục trong thời phong kiến tàn lụi, thôi nát lại biết trọng cái đẹp, cái cao cả và cúi đầu xin làm theo điều tốt đẹp.
Phân tích giá trị nghệ thuật và tư tưởng của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trích truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân – Bài làm 2
Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940) của nhà văn Nguyễn Tuân. Nội dung tác phẩm ca ngợi nhân vật Huấn Cao, một nhà Nho vì nghĩa lớn đã dũng cảm đứng về phía nhân dân chống lại triều đình phong kiến thối nát đương thời. Huấn Cao không chỉ là kẻ chọc trời khuấy nước, có cái hoài bão tung hoành mà còn là một nghệ sĩ có tài viết chữ Hán rất đẹp khiến nhiều người ngày đêm mơ ước có được chữ Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời.
Nhưng Huấn Cao lại là người không dễ dàng gì cho người khác chữ của mình: Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ. Trong đời, ông mới chỉ cho chữ ba người bạn thân của ông mà thôi. Người ta bảo ông khoảnh (khó tính, kênh kiệu) song thực ra không phải như vậy. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp nhưng chỉ viết cho tri âm, tri kỉ, không phải ai muốn xin chữ ông cũng cho. Ông tiếc công chăng? Không! Ông nghĩ chữ đẹp không phải ai cũng biết nó đẹp và quý. Bạn tri kỉ tà bạn hiểu cái đẹp, quý cái đẹp ấy và quý những nét đẹp khác trong con người mình. Viết cho những người ấy là san sẻ tâm hồn, tài năng, cái đẹp của mình cho bạn. Như vậy là biết trọng mình, trọng bạn, coi cái đẹp là của quý trên đời, khônq được phung phí. Hoàn cảnh đẩy Huấn Cao vào vị thế éo le là thân phận của kẻ tử tù. Con người ông, tài năng ông sắp bị hủy diệt. Đáng tiếc biết bao!
Trong những ngày bị giam tại nhà ngục tỉnh Sơn chờ ngày giải vào kinh (Huế) thọ tội, Huấn Cao đã bắt gặp một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục. Nghe tiếng tăm Huấn Cao đã lâu, nay lại có dịp giam giữ ông trong tay, mơ ước có được chữ quý của ông treo trong nhà càng thêm thôi thúc, nung nấu tâm can viên quản ngục. Nhưng làm cách nào để xin được chữ Huấn Cao? Điều đó quả khó vô cùng!
Thực sự cảm phục trước khí tiết và tài năng của Huấn Cao nên Viên quản ngục đã biệt đãi ông như một thượng khách, luôn luôn hạ mình, tỏ thái độ cung kính. Nhưng không phải vì thế mà Huấn Cao xiêu lòng. Chỉ qua lời người thư lại, ông Huấn mới vỡ lẽ rằng viên quản ngục là người biết thưởng thức, quý trọng cái đẹp. Chính điều đó làm cho ông cảm kích mà vui lòng cho chữ.
Cảnh ông Huấn Cao cho chữ là tình huống kì lạ, góp phần làm nổi bật tính cách của các nhân vật lãng mạn, những con người không chịu sự chi phối của yếu tố khách quan. Trong buồng giam tối tăm, chật hẹp, đầy mạng nhện và phần chuột, phân gián, bó đuốc tẩm dầu cháy ngùn ngụt, đỏ rực như một đám cháy nhà, soi tỏ ba bóng người đang hoạt động.
Một người ngồi xổm dưới đất, hai tay căng những vuông lụa trắng tinh trên tấm ván. Một người khác tay run run bưng chậu mực. Người thứ ba cổ mang gông, chân vướng xiềng, đang cầm bút viết thoăn thoắt trên mặt lụa. Ba người đó là viên quản ngục, thầy thơ lại và ông Huấn Cao.
Giữa chốn lao tù, không phải bóng tối và sự tàn bạo có thể khuất phục được con người, mà chính con người lại có sức cảm hoá kì diệu. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng tuyệt vời, người tử tù đã làm chủ nhà ngục, còn viên quản ngục thì lại kính cẩn chắp tay vái người tử tù như vái một thần tượng.
Viết xong, ông Huấn Cao đỡ viên quản ngục đứng dậy, rồi nhìn lại những chữ mình mới viết đẹp tươi, nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Đoạn ông đĩnh đạc khuyên viên quản ngục: Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Nghe lời khuyên chí tình, chí nghĩa, viên quản ngục lùi ra và nói gần như muốn khóc: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh! Câu nói của ông ta ấp úng trong nghẹn ngào, cảm động. Có được chữ quý của Huấn Cao trong tay, ước muốn bao năm giờ đã thành sự thật mà viên quản ngục vẫn ngỡ là mơ.
Hành động cho chữ của Huấn Cao – những dòng chữ cuối cùng của cuộc đời một lần nữa khẳng định khí phách, bản lĩnh của ông. Ông muốn truyền lại cái trong sáng, tài hoa của mình cho hậu thế, thông qua kẻ biệt nhỡn liên tài, tri âm tri kỉ. Trước mắt, ông muốn cứu một con người ra khỏi chốn bùn nhơ, trả lại thiên lương cho người ấy. Đây cũng là hành động vì nghĩa mang tính nhân đạo cao cả của Huấn Cao.
Giữa khung cảnh đen tối của nhà giam, hình ảnh người tử tù bỗng trở nên lớn lao lạ thường, vượt lên trên những cái thấp hèn, dung tục của thế giới xung quanh. Màu trắng tinh khiết của vuông lụa, những dòng chữ thơm mùi mực mới dường như cũng ánh lên rạng rỡ dưới ánh sáng ngọn đuốc và vầng hào quang tỏa ra từ nhân cách, khí tiết cao vời vợi của người tử tù – kẻ sáng tạo ra Cái Đẹp. Tất cả đều như muốn hóa thành bất tử, như một lời nhắn nhủ con người hãy cố gắng gìn giữ Cái Đẹp của cuộc đời.