Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".
Ấn tượng đầu tiên là bài thơ hoàn toàn mang dáng vẻ tự nhiên, không một dấu vết sắp xếp, bày đặt. Nó giống như một bức tranh, một đoạn phim ghi nhanh mà tác giả bất ngờ chớp được trên đường phố. Những cảnh xưa nay vẫn đầy ra đấy, nhưng mấy ai để ý ngắm nghía chứ đừng nói là ghi lại để lưu giữ cho ...
Ấn tượng đầu tiên là bài thơ hoàn toàn mang dáng vẻ tự nhiên, không một dấu vết sắp xếp, bày đặt. Nó giống như một bức tranh, một đoạn phim ghi nhanh mà tác giả bất ngờ chớp được trên đường phố. Những cảnh xưa nay vẫn đầy ra đấy, nhưng mấy ai để ý ngắm nghía chứ đừng nói là ghi lại để lưu giữ cho mình. Thế rồi xuất hiện một con người với trái tim và cặp mắt đầy mẫn cảm, nhạy cảm với nỗi đời và nỗi người, lại được hỗ trợ bởi năng lực thi sĩ tinh thông ngôn từ, cái cảnh tầm thường nọ bỗng ...
Đoạn thơ cơ bản cực tả cảnh thê lương của nghề viết thuê chữ Hán và là sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
Với việc dùng thủ pháp nhân hóa, thổi buồn, sầu vào lũ giấy mực, tác giả đã mặc nhiên can thiệp vào cảnh vật bằng tình riêng của mình. Tấm tình xót thương vô hạn trước cái chết từ từ không gì cứu vãn nổi của cả một kiếp người, một lớp người, một thời đại, một nền văn hiến mấy nghìn năm gắn bó với mảnh dất này. Bằng ngôn ngữ chủ yếu khách quan tả, kể, người viết để lòng mình tràn trên mặt giấy. Đó là cách nghệ thuật làm lay động lòng người không cần bình luận, chẳng trực tiếp bày tỏ thái độ, mà cứ để mặc cho những cảnh, những chuyện thay người nói lên tất cả những cảm xúc.
Chỉ có hai câu kết mới là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả, cô đúc cả sức nặng tâm linh và ý thức của người viết trong một câu hỏi bâng khuâng không lời đáp, muốn gửi đến cả xưa sau, cả những ai đa sầu, đa cảm trong chúng ta nỗi khắc khoải về nỗi đau nhân thế không gì xoa dịu nổi.