04/06/2017, 23:30
Phân tích nhân vật người mẹ bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Trái ngược với hình ảnh nhân vật bà cô là hình ảnh người mẹ (cũng là một phụ nữ) và nhân vật “tôi”, bé Hồng, một thiếu nhi. Cả hai đều rất đáng thông cảm và mến thương. Trước hết chúng ta hãy ngắm nhìn và suy ngẫm về hình ảnh người mẹ. Không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em ...
Trái ngược với hình ảnh nhân vật bà cô là hình ảnh người mẹ (cũng là một phụ nữ) và nhân vật “tôi”, bé Hồng, một thiếu nhi. Cả hai đều rất đáng thông cảm và mến thương.
Trước hết chúng ta hãy ngắm nhìn và suy ngẫm về hình ảnh người mẹ. Không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ của Hồng đã trở về nhà vào đúng “ngày giỗ đầu thầy tôi”, nghĩa là người phụ nữ ấy không quên tình nghĩa và trách nhiệm đối với con, với chồng và gia đình chồng. “Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh....Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi....Mẹ tôi vừa kéo tay tôi... xoa đầu tôi... Mợ đã về với các con rồi mà”. Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đàng hoàng làm sao, đẹp đẽ làm sao. Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dành những lời đẹp nhất miêu tả người mẹ:
“....Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má....”.
Trên quãng đường ngắn, ngồi xe tay bế đứa con trai bé bỏng côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật... êm dịu vô cùng, đúng như lời kể của nhà văn. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô. Sau nhân vật bà cô, khắc họa chỉ bằng vài nét chấm phá giản dị nhân vật người mẹ như thế, phải chăng nhà văn muốn gợi cho người đọc sự đối sánh về chân dung những người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Và cũng từ đó, nhà văn bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng mà chủ yếu là nỗi đau và tình thương, thương những lầm lỡ của con người, thương kiếp người gặp nhiều gian truân, tủi cực.
“....Mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và làn da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má....”.
Trên quãng đường ngắn, ngồi xe tay bế đứa con trai bé bỏng côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật... êm dịu vô cùng, đúng như lời kể của nhà văn. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô. Sau nhân vật bà cô, khắc họa chỉ bằng vài nét chấm phá giản dị nhân vật người mẹ như thế, phải chăng nhà văn muốn gợi cho người đọc sự đối sánh về chân dung những người phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Và cũng từ đó, nhà văn bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng mà chủ yếu là nỗi đau và tình thương, thương những lầm lỡ của con người, thương kiếp người gặp nhiều gian truân, tủi cực.