02/06/2017, 23:31

Phân tích đoạn thơ sau: “Khi ta lớn lên … Đất nước có từ ngày đó…” trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Đất nước là đề tài phong phú thơ ca, trong mỗi thời kỳ lịch sử đất nước được nhìn nhận ở những gương mặt khác. Người đọc không quên cảm xúc chân thành, tha thiết của nhà thơ Nuyễn Khoa Điềm khi viết về đất nước ,chúng ta không khỏi tự hào là người con của đất việt anh hùng trong công cuộc xây dựng ...

Đất nước là đề tài phong phú thơ ca, trong mỗi thời kỳ lịch sử đất nước được nhìn nhận ở những gương mặt khác. Người đọc không quên cảm xúc chân thành, tha thiết của nhà thơ Nuyễn Khoa Điềm khi viết về đất nước ,chúng ta không khỏi tự hào là người con của đất việt anh hùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trường ca mặt đường khát vọng được Nguyễn khoa Điềm hình thành ở chiến khu trị thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, thời điểm miền nam bị tạm chiến, đế quốc mĩ và bọn tay sai ra sức xuyên tạc về Đảng Cộng Sản, về cách mạng nhằm lôi kéo, mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi và quên đi trách nhiệm với đất nước. Bản trường ca ra đời đã đánh thức tinh thần trách nhiệm và giúp thế hệ tự nhận rõ ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với đất nước.
 
Khác với các nhà thơ cùng thời viết về đất nước và nhà thơ Nguyễn khoa Điềm đã đi tìm và viết nên bài thơ “ Đất nước” ở nhiều phương diện. Trước hết nói về nguồn gốc của đất nước ông đã sử dụng những hình ảnh, những chi tiết bình dị, thân thuộc, gần gũi nhất đối với con người.
 
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
 
Bằng giọng tâm tình như lời kể chuyện cổ tích tác giả đã thể hiện những cảm xúc suy tưởng của mình về đất nước. Đất nước được đưa về thời kỳ quá khứ của những câu chuyện cổ tích trong lời kể của mẹ. Cha ông đã đội đã, vá trời dựng lên gương mặt đất nước cho con cháu đời sau hưởng thụ. Chẳng ai trong số chúng ta biết đất nước có tự bao giờ, chỉ biết có từ khi có miếng trầu bà ăn, khi dân mình trồng tre đánh giặc thì đất nước cũng đã có rồi.
 
Nguyễn khoa Điềm không sử dụng số liệu, các triều đại để nói về nguồn gốc đất nước mà chọn lối kể đậm chất dân gian, vừa giản dị, gần gũi, như những gì đng tồn tại quanh ta, như gia đình, cha mẹ, ông bà, như những phong tục tập quán ngày xưa.
 
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”
 
Hình ảnh thơ gợi cho ta về sự tích trầu cau từ đời Hùng Vương với tình anh em, vợ chồng sau nặng. Tác giả đưa ta về thời kỳ Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân, khiến ta không khỏi tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta được đúc kết lại từ rất xa xưa thời Vua Hùng dựng nước.
 
Đất nước lớn lên theo phong tục tập quán:
 
“Tóc mẹ thì bối sau đầu.
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
 
Lịch sử lâu đời của đất nước được tác giả nhìn từ chiều sâu văn hóa, văn học dân gian. Là cách búi tóc quen thuộc thành cuộn sau gáy, gọn gàng của người phụ nữ việt nam. Là tình nghĩa vợ chồng chọn vẹn trong câu ca dao :
 
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
 
Đất nước cách đặt tên con cái từ những vận dụng hàng ngày để mong may mắn hay ăn chóng lớn.
 
“Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải 1 nắng 2 sương xay giã dần sàng”
 
Cấu trúc câu thơ đất nước đã có, đất nước bắt đầu, đất nước có từ…cho chúng ta hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên , trưởng thành của đất nước trong trường kỳ, trong tâm thức của con người việt nambao nhiêu thế hệ. Đất nước gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, gợi tả những gương mặt chăm chỉ, cần cù làm lụng.
 
Có thể nói Nguyễn Khoa Điềm sử dụng tài tình và hiệu quả chất liệu ca dao, dân ca. Nhà thơ không nêu ra một bài cụ thể nào cũng như trích nguyên văn một câu thơ nào mà chỉ gợi dẫn một vài từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. Những chừng đó cũng đủ để nhà thơ đạt được mục đích của mình là thể hiện một đất nước bình dị, gần gũi, đời thường, vừa gợi dậy trong tâm trí người đọc cả một bề dày chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc, với những nét rất đặc thù, và tự hào. Khác với Nguyễn Đình Thi tự hào về đất nước rộng lớn mênh mông.
 
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
 
Đất nước là một phạm trù chính trị xã hội, viết về đất nước, bàn về đất nước, tìm về cuội nguồn, định nghĩa đất nước vốn là vấn đề chính luận khô khan, cũ mòn nhưng nhãng câu thơ cảu tác giả thể hiện bằng ngòi bút đầy cảm xúc trữ tình, nồng nàn, tha thiết được thể hiện qua tâm hồn giàu suy tưởng và rất yêu mến văn hóa, văn học dân gian, dân tộc. Tài năng của Nguyễn Khoa Điềm là từ cái cũ mà thể hiện bằng cái nhìn mới mẻ, vừa quen vừa lạ khiến người đọc cảm thấy gần gũi và ngạc nhiên.
 
Tình yêu quê hương đất nước, yêu văn hóa dân gian của dân tộc đã là nên đã hình tượng đất nước ở Nguyễn khoa Điềm, một đoạn thơ ngắn mà đã chạm vào kỉ niệm ấu thơ, tự hào về gia đình, dòng họ, tổ quốc, của mỗi người dân việt nam. Đó là bài học quý báu cho thế hệ ở bất kì hoàn cảnh lịch sử nào.

0