04/06/2017, 23:32

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

“Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào những câu ca dao trữ tình, còn thơ văn trung đại hiếm có những tác phẩm bàn về hình tượng này, nhất là những tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân. Có thể nói Văn tế ...

“Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào những câu ca dao trữ tình, còn thơ văn trung đại hiếm có những tác phẩm bàn về hình tượng này, nhất là những tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân. Có thể nói Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là văn bản hay nhất đề cao vẻ đẹp của hình tượng người nông dân Việt Nam.

Trước hết, chúng ta tìm hiểu hoàn cảnh của người nông dân.

“Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ”.


Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (17—2—1859), phong trào vũ trang kháng Pháp bùng lên mạnh mẽ ở khắp Gia Định, Định Tường dưới ngọn cờ của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, trong dó có hoạt động của nghĩa quân do Bùi Quang Diệu chỉ huy phát triển rất mạnh ở vùng Phước Lộc (nay là cần Đước, cần Giuộc). Đêm Rằm tháng 11 năm Tân Dậu, tức 16/12/1861, Bùi Quang Diệu chỉ huy ba cánh quân tập kích đồn Tây Dương ở chợ Trường Bình, cần Giuộc. Nghĩa quân chiếm được đồn địch, đốt nhà dạy đạo và đâm bị thương đồn trưởng Dumont, chém chết một số  lính Mã tà, Ma ní. Giặc Pháp phải điều động tàu chiến nã đại bác từ sông cần Giuộc để chiếm lại đồn. Theo báo cáo của Tuần phủ Gia Định Đỗ Quang, phía nghĩa quân hi sinh 27 người. Cảm kích trước tinh thần quả cảm của những người “dân ấp dân lấn”, bằng ngòi bút và tâm hồn trung nghĩa, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (lúc bấy giờ đang ở chùa Tôn Thạnh, cần Giuộc bốc thuốc, dạy dọc và sáng tác thơ văn yêu nước) đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc để Bùi Quang Diệu đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận này.

Trước hết, hình tượng người nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “cui cút làm ăn” sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ gắn chặt cuộc đời mình với mảnh đất quê hương, với ruộng vườn thân thuộc, họ quần quật quanh năm suốt tháng với công việc của nhà nông:

“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”.


Họ chỉ biêt ruộng trâu, chưa biết gì đến võ nghệ, vũ khí, chiến trận:

“Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung;..
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.


Tuy hiền lành, chất phác nhưng họ rất căm hận, ghét cay ghét đắng kẻ thù xâm chiếm đất nước ta:

“Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.


Những cụm từ như “ghét thói”, “muốn ăn gan”, “muốn cắn cổ” đã lột tả được sự căm giận cao độ của người nông dân đối với kẻ thù.
Càng căm thù giặc bao nhiêu người nông dân càng thể hiện lòng yêu nước cao độ bấy nhiêu. Họ không đội trời chung với bọn giặc ngang nhiên xâm chiếm ruộng vườn, đất nước của họ:

“Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lủ treo dè bán chó”.


Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân sáng chói nhất là khi họ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn băng hành động cụ thể: chiến đấu dũng cảm chống quân thù. Đây là một trận chiên họàn toàn không cân sức. Trong khi kẻ thù là một đội quân tinh nhuệ, trang bị súng ống, tàu chiến hiện đại, họ lại chưa hề trải qua một trường lớp quân sự nào, trang bị lai quá thô sơ: chì có “một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông”...:

“Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn;
Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi;
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ”.


Tuy vậy tinh thần chiến đấu của họ thật vô cùng dũng cảm: hoàn toàn không nao núng trước sức mạnh của kẻ thù. Họ chiến đấu rất gan dạ, coi thường hiểm nguy, bất chấp những làn đạn của quân thù. Họ xông vào đồn giặc với tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc. Tinh thần chiến đấu của họ làm cho kẻ thù phải khiếp sợ:

“Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh;
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”.


Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, những người nông dân này đã làm nên kì tích anh hùng:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”.


Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân rất đẹp, rất hào hùng, rất bi tráng, rất đáng tự hào, xứng đáng lập nên “tượng đài” khi họ hi sinh anh dũng. Hơn 27 nghĩa sĩ đã nằm xuống trong trận chiến oanh liệt này. Cả quê hương vô cùng thương tiếc những người con yêu của Tổ quôc. Biết bao đau đớn của nhà thơ và của cả nhân dân chất chứa trong tiếng kêu “Ôi thôi thôi!” đầy uất nghẹn:

“Ôi thôi thôi!
Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ”.


Sự hi sinh của họ đã để lại tiếng thơm muôn đời. Đồng thời linh hồn của họ cũng giống như những anh hùng dân tộc xưa kia sẽ luôn theo phù hộ con cháu khi đất nước lâm nguy:

“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
“Sống đánh giặc, thắc cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.


Bức tượng đài của Nguyễn Đình Chiểu chỉ có một tên gọi chung là “nghĩa sĩ Cần Giuộc”, còn mỗi người nghĩa sĩ trên đó để vô danh. Lịch sử không thể không ghi chép về họ. Họ đã sống những cuộc đời của quần chúng vô danh và chết cũng vô danh. Họ không hề tìm thấy điều gì cho riêng mình khi chiến đấu. Điều duy nhất họ gửi lại cho đời, điều mà Nguyễn Đình Chiểu nêu lên như một tiêu chí chung bên dưới bức tượng đài của họ, ấy là cái triết lí: “Chết vinh hơn sống nhục”.

“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cùng vinh;
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”.


Nguyễn Đinh Chiểu đã tạc nên một bức tượng đài của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhưng đây không phải là tượng đài của một người mà của nhiều người, của một tập thể anh hùng. Không có cái tập thể ấy, làm sao có được sự hoà hợp tuyệt đẹp, cái khí thế bừng bừng áp đảo hiểm nghèo, áp đảo cái chết, anh hùng như vậy!

Thời kì đó, Nguyễn Đình Chiểu là người sớm nhận thấy được khá rõ lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần chiến đấu dũng cảm của người nông dân. Sau ông, trong một thời gian khá lâu, chưa mấy ai thấy được điều đó, kể cả Phan Bội Châu (trong Hải ngoại huyết thư, Phan Bội Châu có kêu gọi tất cả các thành phần xã hội phải đoàn kết để mưu việc chống Pháp, nhưng ông đã quên thành phần cơ bản là nông dân). Chúng ta cần ghi nhận và đánh giá cao tinh thần tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu khi đưa vào thơ văn một thành phần nòng cốt của xã hội mà lại ít ai để ý đến.

Trong bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi, nhà thơ Tố Hữu viết:

“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca”.


Những giờ phút những người nông dân đánh giặc Pháp ở Cần Giuộc đúng là những giờ phút làm nên lịch sử. Sự hi sinh của những người nông dân đã trở thành bất tử. Khắc hoạ được vẻ dẹp của hình tượng người nông dân, tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một bài ca bất hủ mở đầu cho nền văn thơ yêu nước chống Pháp ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX vì: “Đây là lần đâu tiên người nông dân Việt Nam được đi vào văn học thành văn với tất cả vẻ đẹp và tầm vóc lịch sử có thực của mình”.

0