11/01/2018, 09:03

Phân tích đoạn thơ Kiều Nguyệt Nga bị bắt đi cống giặc ô Qua.

Phân tích đoạn thơ Kiều Nguyệt Nga bị bắt đi cống giặc ô Qua. Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan Thái Sư đã trả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Ăn không được thì phải đạp đổ; Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh. Người đẹp trờ thành cống phẩm dâng chúa Ô ...

Phân tích đoạn thơ Kiều Nguyệt Nga bị bắt đi cống giặc ô Qua.

Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan Thái Sư đã trả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Ăn không được thì phải đạp đổ; Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh. Người đẹp trờ thành cống phẩm dâng chúa Ô Qua để giặc lui binh


“Vân Tiên anh hỡi có hay?

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng."       

“Tấm lòng ngay” của Kiều Nguyệt Nga là sự thể hiện trong sáng tuyệt đẹp của một giai nhân lúc nào cũng hướng về lẽ sống với tất cả niềm tin son sắt: “Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".

Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan Thái Sư đã trả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Ăn không được thì phải đạp đổ; Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh. Người đẹp trờ thành cống phẩm dâng chúa Ô Qua để giặc lui binh.

Đoạn thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của Nguyệt Nga trên đường di cống giặc vừa ca ngợi tấm lòng son sắt thuỷ chung trong tình yêu cùa nàng.

Nguyệt Nga là một thiếu nữ xinh đẹp “vóc ngọc mình vàng" có thị tì Kim Liên hầu hạ. Nàng xuất thân trong tầng lớp quý tộc, là “con quan tri phủ ở miền Hà Khê. Nguyệt Nga là một con người giàu lòng trung nghĩa; trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, nàng đã nói:

“Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi."

Cảm phục trước hành động anh hùng và hào hiệp của người con trai xa lạ vừa đánh cướp cứu mình, Kiều Nguyệt Nga đã khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh Lục Vân Tiên, và nàng đã vẽ bức tượng hình chàng luôn mang theo bên mình. Con gái Kiều Công quả là một thiếu nữ đa cảm, da tình. Mối tình đơn phương ấy thật đẹp và son sắt thủy chung.

Bị bắt đi cống giặc là một thử thách đầy bi kịch. Đã mười ngày trôi qua, Kiều Nguyệt Nga đã đi tới ải Đồng, bên này là quê hương mình, bên kia là xứ người, là dất giặc Ô Qua.

Dòng sông bao la “minh mông", tiếng sóng vỗ “đùng đùng", trăng"vằng vặc". sao "mờ mờ" gần xa. Cả một bầu trời “lặng lẽ như tờ”. Nguyền Đình Chiểu đã lấy ngoại cảnh sông, nước, trăng, sao để diễn tả tâm trạng cô đơn của người đẹp trên đường đi cống; lấy tĩnh để tả động, trời thì"’lặng lẽ” mà trong lòng  kẻ bạc mệnh thì quặn đau tê tái và cô đơn. Sóng vỗ trên sông hay đang vỗ trong lòng nàng?

“Mười ngày đã tới ải Đổng,

Minh mông biển rộng, đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vằng vặc, bóng sao mờ mờ.

Trên trời lặng lẽ như tờ.”

Trước cảnh xa lạ, bao la và mịt mờ ấy, Kiều Nguyệt Nga'cất lời than. Vừa thương mình vừa thương người qưân tử mà mình đã mang nặng ân sâu; chàng trai anh hùng hào hiệp mà mình đã yêu dấu sắt son, đã thủ tiết đợi chờ:

“Than rằng: “Nọ nước kìa non,

Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?"

“Người" mà Kiều Nguyệt Nga nhắc đến chính là Lục Vân Tiên. Câu hỏi “người còn về đâu" chứa đầy tâm trạng đau đớn. cổ đơn và sầu tủi.

Nếu như Nguyễn Du dùng hai câu tả cảnh vật giờ khắc quyết định tự tử của Kiều trên sông Tiền Đường: "Cửa bồng vội mở rèm châu - Trời cao sông rộng một màu bao la", thì ở đây, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết cái phút đớn đau ấy của Kiều Nguyệt Nga bằng những vần thơ ứa lệ:

“Quân hầu đều đã ngủ lâu,

Lén ra mở bức rèm châu một mình."

Giai nhân mệnh bạc tự thương và tự than thân, vầng trăng trên trời cao là chứng nhân cho lời thề son sắt thuỷ chung, cho quyết tâm “giữ ngọc gìn vàng” của người thiếu nữ, “thủ tiết" bằng cái chết để giữ trọn "một tấm lòng ngay" với tình nhân mà mình đã từng tôn thờ, đã từng ôm ấp:

“Vắng người có bóng trăng thanh,

Trăm năm xin gởi chút tình lại đây.

Vân Tiên anh hỡi có hay

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng."

Bao nhiêu nước mắt đã chảy xuống? Để giữ trọn “tấm lòng ngay với chàng", Kiều Nguyệt Nga đã hành động một cách quyết liệt:

'Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.”

Lúc xa cách thì vẽ chân dung người yêu để sớm tối được ôm ấp, ngắm nghía. Lúc sống trong lận đận khó khăn, hình tượng người yêu là nơi nương tựa tinh thần. Lúc nhảy xuống sông tự tử, Kiều Nguyệt Nga vẫn vai mang tượng Lục Vân Tiên đi sang thế giới bên kia với lời nguyền son sắt thuỷ chung.

Cũng là bi kịch giai nhân xưa nay. nhưng mỗi người một khác. Cũng là "phận hồng  nhan", “chốn đoạn trường" nhưng nào ai giống ai? Sau khi Từ Hải vì mắc lừa Hồ Tôn Hiến mà bị giết chết, Kiều phải hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan, rồi bị ép lấy viên thổ quan, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử:

“Giết chổng mà lại lấy chồng,

Mặt nào còn đứng  ở trong cõi đời?

Thôi thì một thác cho rồi,

Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông."

Kiều phải tự tử vì đau khổ và ân hận. Kiều Nguyệt Nga phải nhảy xuống sông để “gửi chút tình" với trăng nước, để giữ tròn "tấm lòng ngay” với Lục Vân Tiên. Tiết hạnh của Kiều Nguyệt Nga vằng vặc như trăng sao. Hành động tự tử của Kiều Nguyệt Nga là đế thủ tiết với Lục Vân Tiên, là để chống lại mọi âm mưu hèn hạ, xảo quyệt của tên Thái Sư, vị đại quan đầu triều.

Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyền Đình Chiểu. Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả, tự sự và độc thoại trữ tình đã tỏ đậm tính cách Kiều Nguyệt Nga: son sắt, thuỷ chung và tiết hạnh.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một nhân vật lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đã nêu cao tấm gương tiết hạnh của một giai nhân:

“Gái thời tiết hạnh là câu trau mình"

Phẩm giá của người con gái khuê các trong xã hội ngày xưa được thể hiện qua đoạn thơ này vẫn ít nhiều làm ta xúc động? Bởi đó !à tấm lòng trinh nữ sáng trong như ngọc.

 Trích: loigiaihay.com

0