25/05/2017, 00:16

Phân tích đoạn kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục để thấy được nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm. Đoạn kịch “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục” là một trong số năm hồi của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” của tác giả Mô- li- e, một nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp. Mô- li –e nổi tiếng ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục để thấy được nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm. Đoạn kịch “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục” là một trong số năm hồi của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” của tác giả Mô- li- e, một nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp. Mô- li –e nổi tiếng với rất nhiều vở hài kịch như: Lão hà tiện, người bệnh tưởng…Trong đó, “trưởng giả học làm sang” là tác phẩm tiêu biểu của ông, được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích, đón ...

Đề bài: Em hãy phân tích đoạn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục để thấy được nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm.

Đoạn kịch “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục” là một trong số năm hồi của vở kịch “Trưởng giả học làm sang” của tác giả Mô- li- e, một nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp. Mô- li –e nổi tiếng với rất nhiều vở hài kịch như: Lão hà tiện, người bệnh tưởng…Trong đó, “trưởng giả học làm sang” là tác phẩm tiêu biểu của ông, được nhiều độc giả trên thế giới yêu thích, đón nhận. Đoạn trích “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” xoay quanh câu chuyện của ông Giuốc – đanh với bộ lễ phục, cùng với sự ảo tưởng đến hài hước, đó là mặc lên những bộ quần áo cao quý thì có thể trở thành những người quyền quý, sang trọng.

Ông Giuốc- đanh là một người đàn ông chạc bốn mươi tuổi, gia đình thuộc hàng khá giả. Tuy nhiên, ông ta lại là sự dốt nát lại ôm giấc mộng muốn làm sang, muốn trở thành những quý tộc sang trọng, có thể bước chân vào thế giới thượng lưu. Để thực hiện giấc mộng hoang đường của mình, cách thức ông ta thực hiện cũng thật hài hước, ông ta thuê về những người thầy dạy kiếm đạo, âm nhạc, triết lí…và để cho giống nhất thì ông tat hay đổi cả cách ăn mặc thường ngày của mình. Trích đoạn “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” kể lại câu chuyện giữa ông Giuôc- đanh và người thợ may, những tình huống được Mô- li- e xây dựng trong đoạn trích khiến cho người đọc “Dở khóc, dở cười”.

Mở đầu đoạn trích, là hình ảnh của ông Giuốc- đanh đang rất nôn nóng mong chờ sự xuất hiện của ông thợ may: “A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây”. Sự nôn nóng của ông Giuốc- đanh khiến cho người đọc liên tưởng đến một sự việc trọng đại lắm, vì vậy mới có thể khiến cho một người đàn ông đã trưởng thành mong ngóng đến vậy, nhưng khi biết được mục đích của ông Giuốc- đanh thì người đọc lại không khỏi bật cười. Ông ta đứng ngồi không yên chỉ vì một chiếc bít tất không vừa chân: “Đôi bít tất lụa bác gửi đến cho tôi chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được và đứt mất hai mắt rồi”. Trước sự lí sự cùn của tên thợ may rằng tất chật nó dãn ra là vừa thì ông Giuốc- đanh cũng đối đáp lại ngay: “Phải, nếu như tôi cứ làm đứt mãi các mắt thì sẽ rộng thật”.

Ta có thể thấy, lúc bắt đầu trích đoạn, ông Giuốc- đanh có hơi ngây ngốc nhưng hoàn toàn tỉnh táo, ông nhận thức được đôi bít tất không vừa chân mình, khi xỏ vào làm đứt hai mắt, hay đôi giày cũng không vừa, nó làm cho chân ông “đau ghê gớm”. Sự lí lẽ, chối bay chối biến của tên thợ may ông cũng nhìn ra và còn vạch trần sự gian dối ấy: “Tôi tưởng tượng ra thế vì tôi thấy thế. Bác này lí luận hay nhỉ?”. Vì sao cần nói đến sự tỉnh táo lúc này?  Bởi càng đi sâu vào các tình tiết của trích đoạn này, ta sẽ càng nhận thấy ông Giuốc- đanh càng bị mất đi sự tỉnh táo, khả năng phán xét cũng hoàn toàn dựa trên lời nói, lời khẳng định của tên thợ may. Cụ thể là ở ngay cuộc đối thoại sau, khi bàn về bộ trang phục mà ông Giuốc – đanh đặc biệt đặt may, thì dù vẫn còn chút tỉnh táo còn sót lại, nhưng trước những lời lẽ ngon ngọt của tên thợ may thì ông lại xuôi theo một cách mù quáng.

Đang trong tâm trạng hừng hực vì những món đồ không vừa ý mình, khi nhắc đến bộ trang phục, nhất là lúc nghe tên thợ may giới thiệu một cách đầy khoe khoang thì sự khí thế ban đầu đã giảm đi phân nửa: “Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Sáng chế ra được một bộ trang phục trang nghiêm mà không phải màu đen thật là tuyệt tác. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy”. Ta cũng phải thấy ở đây sự khôn khéo, lươn lẹo của tên thợ may. Khi nghe ông Giuốc- đanh vạch mặt sự bất tài nhưng lại gian dối của mình thì hắn ta đã rất khéo léo đưa câu chuyện sang một đề tài khác. Biết rằng ông Giuốc- đanh đặc biệt kì vọng vào bộ trang phục này nên hắn ta nhấn mạnh những từ nhấn mạnh “Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy”. Với cái lí lẽ như vậy ông Giuốc- đanh ảo tưởng rằng đó sẽ là bộ trang phục đẹp nhất, độc đáo nhất mà không có một vị quý tộc sang trọng nào có được.

Những tình huống hài hước từ đây bắt đầu được bộc lộ, sự hào hứng, chủ động ban đầu của ông Giuốc- đanh đã trở thành bị động, mọi việc đều diễn ra theo sự dẫn dắt của tên thợ may. Khi ông Giuốc- đanh thắc mắc rằng sao những bông hoa lại may ngược, tên thợ may đã đưa ra lí lẽ “Mọi người quý phái đều mặc như thế cả” . Có lẽ từ quý phái đã tác động quá lớn đến ông Giuốc- đanh bởi kể từ đây, ông không còn nhận thức được đúng sai, những lời nói thật hay giả dối nữa, ông một mực tin tưởng vào những lời nói dối trắng trợn của tên thợ may. Khi được lời khẳng định chắc chắn của tên thợ may rằng mọi quý tộc đều mặc như thế này, thì ông Giuốc- đanh đã khẳng định ăn theo ngay: “Thế thì bộ áo này may được đấy”.

Cái hài hước ở đây là ai cũng biết hoa ngược là may sai nhưng không biết là do tên thợ may quá lươn lẹo hay do ông Giuốc- đanh quá ngây ngốc mà ông ta lại dễ bị lừa và tin vào những điều vô lí như vậy. Có lẽ ông ta đã bị giấc mộng quý tộc mà cho mờ mắt, mất hết khả năng phán đoán, nhận thức mọi việc. Ông ta ngây ngốc đến độ, khi tên thợ may giả vờ thử lòng ông khi muốn may lại cho ông thì ông ta lại vội vàng từ chối: “ Tôi bảo mà. Bác may thế này được rồi…”. Sự u mê, ngây ngốc vì giấc mộng quý tộc, sự sang trọng được đẩy đến đỉnh điểm khi nghe những lời nịnh nọt trắng trợn của tên thợ may. Khi được gọi là ông lớn thì vui sướng đến độ thưởng ngay tiền cho hắn: “ Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bò bo kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”.  Nắm bắt được tâm lí học đòi làm sang của ông Giuốc – đanh, tên thợ may được đà lấn tới, liên tiếp gọi ông ta là cụ lớn, đức ông. Sự nịnh bợ, tang bốc hết sức lố bịch, nhưng ông Giuốc – đanh không nhận thức được điều đó vì đang sống trong những ảo tưởng của mình.

Như vậy, trích đoạn “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” đã cho người đọc được cười những tràng cười thích thú. Ông Giuốc- đanh hiện lên với hình ảnh của một người ngây ngô, mù quáng vì danh hiệu quý tộc, hành động học làm sang của ông ta thật hài hước, suy nghĩ của ông ta cũng thật giản đơn. Bên cạnh hình ảnh ngây ngốc của ông Giuốc – đanh là một con người khéo léo, có phần lươn lẹo của tên thợ may, hắn ta biết ông Giuốc- đanh cần gì, muốn gì để tang bốc, nịnh bợ. Sự kết hợp của hai kiểu người này đã tạo ra sức hấp dẫn cho vở hài kịch này.

0