25/06/2018, 11:19

Phân Tích Đoạn Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nhà Thơ Hàn Mạc Tử

(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy phân tích đoạn đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đề bài: Phân Tích Đoạn Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nhà Thơ Hàn Mạc Tử Bài Làm Hàn Mạc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông có ...

(Văn mẫu lớp 11) – Anh chị hãy phân tích đoạn đầu trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mạc Tử.

Đề bài: Phân Tích Đoạn Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nhà Thơ Hàn Mạc Tử

Bài Làm

Hàn Mạc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Ông có một cuộc đời hết sức bất hạnh, mang trong mình căn bệnh phong nhưng ông không ngừng sáng tạo để lại khối tác phẩm đồ sộ cho nền văn học Việt Nam. Thơ ông là tiếng thơ tình thương dữ dội. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những  bài thơ tình hay nhất của Hà Mạc Tử. Bài thơ là bức tranh hòa quyện giữa thiên nhiên với con người, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ được sáng tác năm 1988 rút ta từ tập thơ “Đau thương” khi ông phải sống biệt lập với mọi người. Bài thơ được viết từ cảm xúc  khi nhận được tấm ảnh có phong cảnh xứ Huế cùng với lời hỏi thăm sức khỏe của Hoàng Kim Cúc.

Niềm nhớ thương da diết với xứ Huế. Mở đầu là câu hỏi tu từ với giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết như một lời trách, một lời mời của người con gái xứ Huế. Thực chất đây là lời tự hỉ chính mình thể hiện nỗi băn khoăn day dứt đã gợi nhớ về những kỉ niệm những hồi ức đẹp về Vĩ Dạ.

Hình ảnh thôn Vĩ được hiện lên trong hoài niệm của thi nhân rất đẹp với thiên nhiên thôn Vĩ xanh tươi đầy sức sống.

day thon vi daPhân Tích Đoạn Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Của Nhà Thơ Hàn Mạc Tử

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Thôn Vĩ nổi tiếng với những hàng cau thẳng tắp xanh tươi đón ánh nnagws bình minh từ trên cao rọi xuống thẳng tắp. đó là một thứ ánh sáng mởi mẻ tinh khôi và thanh sạch. Từ “nắng” được lặp lại hai lần để diễn tả cảm giác náo nức xôn xao của lòng người. Nhớ về thôn vĩ tâm hồn thi sĩ cũng bừng sáng những cảm xúc đẹp đẽ trong trẻo.

Những mảnh vườn thôn Vĩ tươi xanh tràn đầy sức sống đem đến một cảm giác ngỡ ngàng , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Xanh như ngọc” “xanh mướt” để tô đậm cái sắc xanh của lá non tươi tốt. Lời thơ bang khuâng vừa như hỏi “vườn ai”, vừa như nhớ nhung , tiếc nuối cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp chỉ là những kí ức, những tưởng tượng và không thể nắm bắt được và không thể làm chủ được.

Hình ảnh của con người như đang hòa quyện với cảnh:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Con người hiện lên với dáng vẻ dịu dàng duyên dáng, phúc hậu, đáng yêu, với dáng vẻ ấy đã để lại niềm thương thớ người dù là xa xôi cách trở nhưng không thể nào quên.

Cảnh và con người thôn Vĩ hiện lên trong mộng tưởng, hoài niệm nhớ nhung đẹp nhưng buồn, thi nhân vừa tiếc nuối vừa đau xót vì tất cả những vẻ đẹp ấy bây giờ đã chia lìa.

Chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ, thi sĩ đã khắc họa lên bức tranh thôn Vĩ đẹp về người, cảnh qua hồn thơ chan chứa tình yêu.. Quả thực là một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng với một tấm lòng chất chứa tình nghĩa sâu nặng.

>> XEM THÊM: Văn Mẫu Hay

0