Phân tích chứng minh quan điểm sáng tác của Bác (Hồ Chí Minh) văn 12
Phan tich quan diem sang tac cua Ho Chi Minh – Đề bài: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác của người. Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ ...
Phan tich quan diem sang tac cua Ho Chi Minh – Đề bài: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác của người. Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá. Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình ...
– Đề bài: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác của người.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá. Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ trước hết và chủ yếu do nhận thấy văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng. Nhưng cũng có lúc Bác làm thơ để giãi bày xúc cảm trước vẻ đẹp của cảnh vật, con người. Văn thơ Bác có hai loại nhưng thường quy vào một hướng.
Bác coi sáng tác văn học trước hết là một nhiệm vụ chính trị, cách mạng. Cho nên trước khi đặt bút, Bác thường đặt ra những câu hỏi: Viết để làm gì ? Viết cho ai ? Viết như thế nào ? Mỗi bài viết của Bác đều nhằm phục vụ một mục đích cụ thể, một đối tượng cụ thể, vì thế mà văn phong của Bác vô cùng linh hoạt và đa dạng. Trong một bức thư gửi các họa sĩ (1951), Bác viết : Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Đây chính là quan điểm nghệ thuật được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh.
Hơn nửa thế kỉ hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tiếp xúc với nhiều đối tượng. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có bài viết cho thích hợp. Do vậy từ nội dung đến hình thức, từ tư tưởng đến phong cách viết, Bác đã luôn luôn thay đổi cho phù hợp. Điều đó tạo nên đặc điểm phong phú, đa dạng trong sự nghiệp văn học của Bác.
Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, Bác sống và hoạt động ngay giữa hang ổ kẻ thù (Pari). Bác đã viết một số tác phẩm bằng tiếng Pháp (Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc…) theo phong cách văn xuôi hiện đại châu Âu, nhằm mục đích tố cáo những âm mưu thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và bản chất xấu xa, hèn hạ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn tay sai bán nước. Đối tượng mà Bác tác động đến là nhân dân Pháp và những người nước ngoài biết tiếng Pháp. Các tác phẩm trên đã gây ra một tiếng vang lớn lúc bấy giờ trong dư luận.
Bác Hồ thường viết văn chính luận. Những vấn đề Bác nói đến không ngoài nội dung tuyên truyền cách mạng, giáo dục, tập hợp quần chúng dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… đều có đặc điểm là nội dung thiết thực, cụ thể, lí luận chặt chẽ, sắc bén, lối viết ngắn gọn, linh hoạt và thể hiện vốn kiến thức sâu rộng, vững chắc của Người.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
(Rằm tháng Giêng)
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Tin thắng trận)
Phê văn hoa núi ghé nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài.
(Tặng cụ Bùi)
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây?
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
(Đề từ)