28/05/2017, 20:15

Phân tích Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du

Đề bài: Em hãy Phân tích Cảnh Ngày Xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du Nguyễn Du là thi hào dân tộc của thi ca Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, đặc biệt phải kể đến đó là tập Truyện Kiều, trong đó tác phẩm Cảnh Ngày Xuân là tác phẩm đã nêu lên được hình tượng mùa xuân đẹp trong mắt ...

Đề bài: Em hãy Phân tích Cảnh Ngày Xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du Nguyễn Du là thi hào dân tộc của thi ca Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, đặc biệt phải kể đến đó là tập Truyện Kiều, trong đó tác phẩm Cảnh Ngày Xuân là tác phẩm đã nêu lên được hình tượng mùa xuân đẹp trong mắt thi sĩ. Cảnh ngày xuân là tác phẩm đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, quê hương đất nước, sự trôi chảy của thời gian, có thể thấy nó đang thể hiện một khung cảnh tươi đẹp trong ...

Đề bài: Em hãy Phân tích Cảnh Ngày Xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyễn Du là thi hào dân tộc của thi ca Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, đặc biệt phải kể đến đó là tập Truyện Kiều, trong đó tác phẩm Cảnh Ngày Xuân là tác phẩm đã nêu lên được hình tượng mùa xuân đẹp trong mắt thi sĩ.

Cảnh ngày xuân là tác phẩm đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân, quê hương đất nước, sự trôi chảy của thời gian, có thể thấy nó đang thể hiện một khung cảnh tươi đẹp trong sáng của quê hương đất trời. Mùa xuân những đàn chim én chao nghiêng, bay lượn, rồi thì hình ảnh thiều quang chín chục đã ngoài 60, ở đây hình ảnh này không còn chỉ cảnh nữa, mà còn nói về sự trôi chảy về tuổi tác của con người, không gian và thời gian ở đây rất rộng mở, hàng ngàn cánh chim én chao nghiêng, đưa thoi. Và còn hình cỏ xanh mướt kéo dài tận chân trời, điểm tô thêm những cành lê trắng điểm lại làm lung linh thêm sắc màu của cuộc sống.

Mùa xuân là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc, tất cả phông nền trời chủ đạo có lẽ sẽ là màu xanh, màu xanh của thiên nhiên, đất trời, sự tươi mát của bầu trời xanh, làm tăng lên vẻ đẹp của quê hương:

Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh khiết của cỏ non, những cành lê trắng cũng điểm tô thêm sắc màu của cuộc sống. Sự trôi chảy của thời gian vĩnh hằng, nó cứ trôi đi nhè nhẹ. Ở trong đoạn thơ này tác giả không chỉ tả cảnh đơn thuần, mà dùng cảnh để nói đến nỗi lòng của con người, thời gian bất biến, không bao giờ đứng lại, vì thế đời người cũng giống như thời gian, cứ theo dòng thời gian, chuyển động và chớp nhoáng cũng đã 60.

Tiếp theo tác thể hiện hình ảnh của khủng cảnh mùa xuân của đất nước, hình ảnh của thiên nhiên xanh non, tươi mát trên nền bao la. Những lễ hội diễn ra vào mùa xuân của đất nước đó là lễ tảo mộ, đây là phong tục truyền thống của Việt Nam, ở đây họ đến viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất:

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Mùa xuân theo như dân tộc đó là mùa của việc du xuân, thưởng thức những hương vị ngọt ngào của mùa xuân đất trời, với tiết trời mát mẻ, lễ hội ngày xuân diễn ra tấp lập, những yến anh, chị em đều nô nức chuẩn bị trang phục để đi chơi xuân, họ thi nhau chuẩn bị những bộ hành, đó là bộ quần áo đẹp để đi chơi xuân, sự nhộn nhịp của mọi người và không khí mùa xuân thanh mát, với tiết trời trong lành cũng làm tăng lên không khí của mùa xuân đất nước.

Với tiết trời tháng ba, hình ảnh ngựa xa tấp lập đi chơi xuân, nhộn nhịp làm không khí cũng vui tươi hẳn lên, tất cả đều chuẩn bị cho mình những trang phục đẹp nhất để cùng đi chơi bên mùa xuân đất nước.

canh-xuan                                  Cảnh ngày xuân

Nếu mấy câu thơ trước nó thể hiện một khung cảnh của mùa xuân với lễ hội thanh minh, với những đôi giai nhân đi du xuân, thì mấy câu thơ cuối lại thể hiện một ngày xuân đang dần tàn đi vào màn đêm, hình ảnh ngổn ngang gò đống kéo lên, ở đây thể hiện mọi người đang tích cực ra về, với những yên ngựa kéo ngổn ngang trên con đường, và hình ảnh rắc tro tiền giấy của lễ hội thanh minh, người ta thắp hương cho những người đã khuất:

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Hình ảnh mọi người ra về trong bóng tà đã dần ngả về tây, với những ngọn tiểu khê đã dần khuất sau núi, nao lòng người khi những tiếc nuối vẫn đang còn đó, nó thể hiện một cái nhìn sâu sắc về một cuộc chia ly. Tâm trạng của con người cũng đang dần thay đổi, những lưu luyến, tâm trạng bâng khuâng thể hiện trong những từ láy như thơ thẩn, thanh thanh, nao nao… tất cả đang trong sự tiếc nuối.

Với hình ảnh sinh động của mùa xuân quê hương đất nước, Nguyễn Du cũng đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về tương lai cũng như số phận của Kiều qua đoạn trích này. Hình ảnh đó như là báo hiệu thêm về số mệnh và tương lai của nhân vật Kiều trong tác phẩm.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Anh chị hãy phân tích bài Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du

Phan tich canh ngay xuan cua Nguyen Du

Anh chi hay phan tich bai Canh ngay xuan cua Nguyen Du

0