03/06/2017, 23:15

Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Các tao nhân mặc khách, các thi sĩ xưa đến với thiên nhiên để hoà mình vào thiên nhiên, gửi gắm tình cảm tâm tư vào mỗi bức tranh ấy. Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng thường tìm đến với người bạn thiên nhiên ...

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Các tao nhân mặc khách, các thi sĩ xưa đến với thiên nhiên để hoà mình vào thiên nhiên, gửi gắm tình cảm tâm tư vào mỗi bức tranh ấy. Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng thường tìm đến với người bạn thiên nhiên đề soi lòng mình vào tấm gương trong sáng ấy. Không trọng tâm tả thiên nhiên cảnh vật nhưng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thiên nhiên trở thành một nhân vật nói hộ tác giả tâm trạng nhân ...

Thiên nhiên là cảnh vật, là cỏ cây hoa lá, là âm thanh, sắc màu. Viết về thiên nhiên là vẽ nên bức tranh phong cảnh nên thơ. Nhưng thiên nhiên trong Truyện Kiều mang cả hai chức năng: vừa tả cảnh vừa tả tình. Cảnh thấm đượm tình người và tình người hoà vào cảnh vật. Đó cũng chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt diệu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thiên nhiên là một nhân vật mang tâm trạng nói hộ Nguyễn Du khi ngòi bút của ông bất lực.
 
Cảnh thiên nhiên là một nhân vật xuyên suốt từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm cùng với nàng Kiều. Một bức tranh phong cảnh nên thơ đã mở ra trước mắt ba chị em Kiều trong buổi du xuân. Tiết thanh minh, trời xuân tươi đẹp rực rỡ khiến cỏ như non xanh hơn, hoa khẽ nở xoè trong hơi xuân:
 
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 
Cỏ non xanh mơn mởn trải dài trên mặt đất nối tới tận chân trời xa. Xanh rợn là màu xanh ngan ngát, cả một vùng. Mặt đất phủ cỏ xuân như mệt chiếc thảm nhẹ mềm mại nâng bước chân người đi tảo mộ. Bên cạnh một gam màu đậm của cỏ xanh rợn là một gam màu nhẹ rất mềm, rất mỏng. Một vài bông lê trắng muốt điểm nhẹ lên làn cỏ xanh ấy. Cành lê sa gần mặt đất và vài bông lê trắng điểm ngỡ như ai đó còn để vương lại trên nền cỏ non vài đốm hoa nhỏ. Hai gam màu đậm nhạt ấy như hài hoà với nhau tạo nên bức tranh thật đẹp, nên thơ và cũng đầy sức xanh. Cảnh vật thật tươi sáng, thơ mộng.
 
Nhưng cũng cảnh trong buổi du xuân ấy, vào lúc chiều tà khi ba chị em Kiều thơ thẩn ra về thì gặp một ngôi mộ bên đường. Hỏi ra Kiều mới biết là mộ Đạm Tiên - cô kĩ nữ trẻ tuổi xuân xanh đã gãy cành thiến hương oan uổng một kiếp người. Thương Kiều, nghe chuyện cảm thương cho kiếp người bất hạnh ấy đã đầm đầm châu sa. Và cảnh vật quanh đây như chùng lại, lắng xuống đồng cảm với tâm hồn người trong cuộc.
 
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nứa vàng nửa xanh.
 
Cảnh vật đó có dòng nước, có nhịp cầu, có cỏ nhưng tất cả đều nhuốm tình người. Dòng nước nao nao, uốn quanh nấm mồ khiến người nhìn cảnh cũng thấy lòng nao buồn. Nhịp cầu như thu nhô lại bắc ngang dòng nước cũng chẳng chút vui tươi mà lạng lẽ, gợi buồn. Dòng nước êm đềm chảy không gợn sóng lăn tăn.
 
Nấm mồ Đạm Tiên trải qua bao cơn sóng gió dập vùi nay đã sè sè bên đường. Nấm mồ hoang không người hương khói giờ đây cỏ mọc um tùm. Nhưng cỏ cũng chẳng xanh tươi gì mà dàu dàu, nửa vàng nửa xanh. Cảnh vật nhuốm màu tàn tạ, ngọn cỏ nhuốm màu héo tàn, vàng úa như kiếp người bất hạnh nằm kia. Cảnh thiên nhiên mang tâm trạng buồn bã tiếc thương cùng với nàng Kiều. Các tử láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, dàu dàu đã miêu tả thật chính xác tâm trạng buồn bã của người trong cảnh ấy. Nhân vật thiên nhiên như thấm đượm nỗi buồn, thấm đượm tình người.
 
Rồi cũng cảnh ấy, cũng có cầu, có nước nhưng lại không đượm buồn mà mang màu sắc trong sáng, vui tươi. Đó là lúc chiều tà khi cuộc chia tay Kim - Kiều diễn ra, cảnh vật thật tươi sáng:
 
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

 
Hai con người quốc sắc, thiên tài gặp nhau, chi phút chốc tình trong như đà. Tiếng sét ái tình đã loé sáng trong tim mỗi người. Nhưng chiều đã muộn, người thì chưa muôn ra về mà thời gian thì giục giã khiến bước chân về mà lòng vẫn lưu luyến khôn nguôi. Kim Trọng là một văn nhân tài tử con nhà nho danh, phúc hậu, thông minh tài giỏi. Thuý Kiều là cô gái tiểu thư sắc nước hương trời, tài hoa hơn người. Họ quả là một cặp đẹp đôi mà trời gieo tơ phải lứa. Và cảnh vật lúc chia tay cũng trong sáng như tình yêu chớm nở ban đầu.
 
Dòng nước như trong veo một màu in bóng chiếc cầu nhỏ nối ngang dòng. Bóng liễu thướt tha in trên mặt nước phẳng lặng như gương. Liễu vốn đã đẹp nhưng trong nắng chiều vàng nhạt, lá liễu như mềm mại hon, thướt tha hơn. Câu thơ có hình ảnh bóng chiều nhưng không hề gợi buồn mà thật đẹp, tươi trẻ. Phải chăng lúc chia tay với Kim Trọng tâm hồn Kiều đang trong sáng, hồn nhiên nhất và cũng hạnh phúc trong tình yêu đầu nên cảnh vật như nhuốm sự vô tư, trong sáng của tâm hồn nàng. Cảnh thiên nhiên có dòng, suối trong veo, có nhịp cầu bóng liễu là của ban ngày. Còn ban đêm, ánh trăng trở thành người bạn gần gũi nhất, thân thiết nhất. Ánh trăng thu sáng vàng rực rỡ không lan toả mọi nơi mà như hội tụ lại soi rọi rõ mặt Kim
 
- Kiều trong buổi thề non hẹn biển. Lời đính ước, thề nguyền của hai con người son trẻ được vầng trăng chứng giám:
 
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai mặt một lời song song.
 
Ánh trăng sáng sẽ mãi là nhân chứng cho mối tình diễm lệ. Buổi thề nguyền như càng in đậm mãi trong lòng Kiều và nó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời nàng.
 
Nhưng trăng vui tươi trong sáng rồi trăng có lúc cũng thật buồn, lạnh lẽo. Trong buổi tối trốn cùng Sở Khanh, ánh trăng nhợt nhạt như dự báo trước một cuộc trốn chạy vô ích của nàng Kiều:
 
Đêm thu khắc lậu canh tàn,
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm sương.
Lối mòn cỏ nhợt mù sương,
Lòng quê đi một bước dường, một đau.
 
Trăng không sáng soi vằng vặc, cũng không chiếu rõ muôn nơi mà trăng nhợt nhạt, u ám, cảnh vật thật buồn thảm, vắng lặng. Cảnh như thế thì người trong cảnh cùng chẳng được việc gì. Và lần bỏ trôn của Kiều sẽ không gặp may mà có thể nó sẽ gây nên cho nàng nỗi khổ nhục hơn. Trước kia khi bị Tú Bà bắt giữ làm gái lầu xanh, Thuý Kiều đã toan quyên sinh nhưng rồi không chết. Kiếu được đưa ra lầu Ngưng Bích giam lỏng một thời gian trước khi gặp Sớ Khanh. Cảnh vật cũng đượm buồn như cảnh trong đêm bỏ trốn, vầng tràng xa xôi mà như gần gũi khiến nàng nhớ tới đêm hẹn ước năm xưa. Cảnh đẹp nhưng người buồn khiến cảnh cũng nhuốm buồn. Tất cá trước mắt Kiều đều xa xôi, lạnh lẽo, gợi thân phận lạc loài của nàng. Lầu Ngưng Bích giữa một vùng nước rộng thật cô đơn lẻ loi. Đôi mắt buồn nhìn cảnh nên mới là “buồn trông”:
 
Buồn trông cửa biển chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 
Nhìn con thuyền xa xôi nơi biến chiều, cô đơn, lạc lõng không bến bờ gợi tâm trạng cô đơn, xa cha lìa mẹ của người con gái nơi đất khách quê người. Ngọn nước trên cao đổ xuống dập vùi tan nát cánh hoa rơi hay rồi cuộc đời mai đây của Kiều cũng đau khố bị sóng gió dập vùi như cánh hoa kia. Nhìn phía nào cảnh nào cũng thấy một màu tàn úa, một tương lai mịt mùng, tăm tối. Nhìn cỏ thi cỏ vàng úa, héo tàn, nhìn nước thì nước đục ngầu giận dữ, nước vỗ sóng ầm ầm... Thiên nhiên quanh nàng phía nào cũng thật đáng sợ, gợi buồn, gợi đau trong lòng Kiều. Nghĩ tới tương lai thì mịt mùng, vô vọng nhìn vào hiện tại thì chán chường, lạc lõng còn quá khứ đau đớn, thương cảm. Và có lẽ bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích là bức tranh dự đoán tương lai của nàng Kiều, là nền của cuộc chạy trốn với Sở Khanh không may mắn.
 
Chia tay với Kim Trọng cảnh vui tươi, trong sáng nhưng khi chia tay với Thúc Sinh cảnh lại buồn đau, xót xa:
 
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
 
Ánh trăng, vầng trăng là khối tình chung của Thuý Kiều với Thúc Sinh vậy mà giờ đây bị sẻ chia thành hai nửa. Người ra đi đem theo một nứa sáng soi dặm đường đi, người ở lại giừ một nửa vầng trăng chờ đợi ôm ấp mối tình chung thuỷ.
 
Cả Rừng phong thu cũng nhuốm màu quan san. Chia tay ở cảnh rừng phong đỏ vào thu nên cảnh nhuốm li biệt. Cảnh chia tay ấy đẫm tình người và nước mắt. Nhân vật thiên nhiên đã có mặt thật đúng lúc để diễn tả tâm trạng con người. Chia tay có mấy cảnh vui tươi mà cảnh nào cũng buồn, cũng sầu bởi có ai muôn chia cách, li biệt.
 
Nhân vật thiên nhiên còn hiện lên trong lần Kim Trọng về thăm vườn Thuý. Cảnh xưa tươi đẹp, nên thơ là thế giờ đây hoang vu, tàn tạ:
 
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời.
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa dào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xè én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày.
 
Cảnh vườn Thuý trong buổi trao khăn, trao kim thoa thật đẹp, cảnh vui vẻ, đầm ấm tình người. Vậy mà giờ đây cỏ mọc đầy sân, vách tường rã rời vì mưa gió, cảnh hoang vu vắng lặng không một bóng người. Cảnh xưa đấy, hoa đào năm ngoái vẫn còn đây nhưng người xưa đã vắng bóng bao giờ để cỏ lan, đế rêu phong kín dấu giày năm xưa. Cảnh tiêu điều, tàn tạ khiến lòng người về thăm cảnh cũ cũng nao nao buồn. Thiên nhiên luôn mang tâm trạng nhân vật, thiên nhiên luôn thâm đượm tình người là thế.
 
Truyện Kiều của Nguyền Du không cốt tả cảnh thiên nhiên nhưng ông lại mượn thiên nhiên nói hộ tâm trạng nhân vật. Và thiên nhiên trở thành một nhân vật đặc biệt, lúc ẩn lúc hiện nhưng luôn có mặt đúng lúc. Nhân vật thiên nhiên thường kín đáo, lặng lẽ bởi có mây ai để ý đến thiên nhiên và cảnh thiên cũng đến rất nhẹ. Mỗi nhân vật đều gửi gắm tâm trạng mình vào thiên nhiên ấy hay Nguyễn .Du đã rất thành công khi sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều. Bút pháp nghệ thuật ây đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
 
Thiên nhiên đã đi vào những vần thơ trong Truyện Kiều; đi vào tâm hồn đại thi hào dân tộc Nguyễn Du lặng lẽ, nhẹ nhàng nhưng đã tạo nên nền cho tác phẩm cũng như mang tâm trạng, nồi lòng của nhân vật. Đại thi hào Nguyễn Du đã thành công khi dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình, mượn thiên nhiên nói hộ tâm trạng nhân vật của mình.

0