03/06/2017, 23:15
Chọn chép một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam mà em yêu thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ mà em yêu thích, nhưng bài thơ yêu thích nhất của em đó là bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Dịch thơ ...
Văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ mà em yêu thích, nhưng bài thơ yêu thích nhất của em đó là bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời, chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Bài thơ âm vang như lời truyền hịch, giọng thơ hào hùng đanh thép, đọc lên cảm thấy nức lòng, như được truyền thêm sức mạnh.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Đó là một sự thật hiển nhiên, là một chân lí.Đất Nam thì người Nam ở, vua Nam ở từ bao đời nay điều đó đã được phân định một cách rõ ràng không chỉ ở cõi đời mà cả ở cõi trời cũng được ghi nhận một cách phân minh:
Vằng vặc sách trời, chia xứ sở
Những bằng chứng không thể chốĩ cãi, nhưng kẻ thù nhất định làm ngơ bởi chúng rắp tâm xâm chiếm nước ta. Cái lí muôn đời của kẻ mạnh là “tao muốn ăn thịt mày”.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Hình thức của câu thơ là một câu hỏi, nhưng thực ra đó là lời luận tội. Luận tội kẻ đã dám đi ngược lại đạo người và đạo trời. Lời thơ vừa thế hiện sự khinh miệt và căm giận vô cùng. Từ lỗ trong nguyên bản có nghĩa là mọi rợ, nhằm chỉ quân giặc. Tổ quốc đất mẹ là thiêng liêng, không thế để cho quân giặc giày xéo, câu thơ cuối vang lên mạnh mẽ đanh thép:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Đó không chỉ là quyết tâm của vị thủ lĩnh tối cao, mà còn là quyết tâm của ba quân đang sần sàng đợi lệnh, là bản lĩnh khí phách của dân tộc Việt Nam khi đứng trước hoạ xâm lăng. Đồng thời đó cũng là lời cảnh báo đối với quân giặc. Những kẻ đi ngược lại chân lí, những kẻ tham tàn bạo ngược tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đã hơn mười thế kỉ trôi qua kể từ ngày bài thơ được ra đời trong một đêm lịch sử dữ dội đáng nhớ năm 1077. Khi quân của vị tướng Lí Thường Kiệt đang đánh giặc Tông bên bờ sông Như Nguyệt, tiếng ngâm thơ trong đêm trước giờ xuất kích vang lên như một hồi kèn xung trận đã làm nức lòng tướng sĩ ba quân, góp phần làm nên chiến thắng. Và cho đến tận hôm nay lời thơ ấy vẫn còn làm nức lòng người bao thế hệ.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời, chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
Bài thơ âm vang như lời truyền hịch, giọng thơ hào hùng đanh thép, đọc lên cảm thấy nức lòng, như được truyền thêm sức mạnh.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời, chia xứ sở
Những bằng chứng không thể chốĩ cãi, nhưng kẻ thù nhất định làm ngơ bởi chúng rắp tâm xâm chiếm nước ta. Cái lí muôn đời của kẻ mạnh là “tao muốn ăn thịt mày”.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Hình thức của câu thơ là một câu hỏi, nhưng thực ra đó là lời luận tội. Luận tội kẻ đã dám đi ngược lại đạo người và đạo trời. Lời thơ vừa thế hiện sự khinh miệt và căm giận vô cùng. Từ lỗ trong nguyên bản có nghĩa là mọi rợ, nhằm chỉ quân giặc. Tổ quốc đất mẹ là thiêng liêng, không thế để cho quân giặc giày xéo, câu thơ cuối vang lên mạnh mẽ đanh thép:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Đó không chỉ là quyết tâm của vị thủ lĩnh tối cao, mà còn là quyết tâm của ba quân đang sần sàng đợi lệnh, là bản lĩnh khí phách của dân tộc Việt Nam khi đứng trước hoạ xâm lăng. Đồng thời đó cũng là lời cảnh báo đối với quân giặc. Những kẻ đi ngược lại chân lí, những kẻ tham tàn bạo ngược tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Đã hơn mười thế kỉ trôi qua kể từ ngày bài thơ được ra đời trong một đêm lịch sử dữ dội đáng nhớ năm 1077. Khi quân của vị tướng Lí Thường Kiệt đang đánh giặc Tông bên bờ sông Như Nguyệt, tiếng ngâm thơ trong đêm trước giờ xuất kích vang lên như một hồi kèn xung trận đã làm nức lòng tướng sĩ ba quân, góp phần làm nên chiến thắng. Và cho đến tận hôm nay lời thơ ấy vẫn còn làm nức lòng người bao thế hệ.