Phân tích bài thơ Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu – Văn hay lớp 11
Phân tích bài thơ Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu – Bài làm 1 Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời kì nào cũng xuất hiện những đấng anh hùng làm rạng danh sông núi. Có người anh hùng lẫy lừng chiến công. Có người anh hùng “thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Những ...
Phân tích bài thơ Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu – Bài làm 1
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời kì nào cũng xuất hiện những đấng anh hùng làm rạng danh sông núi. Có người anh hùng lẫy lừng chiến công. Có người anh hùng “thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Những anh hùng ấy được văn chương ghi tạc hay tự mình bày tỏ chí khí. Bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu là một cách bày tỏ thật mạnh mẽ chí khí của đấng anh hùng trong hoàn cảnh đầy bi kịch của đất nước ta ở những thập niên đầu của thế kỉ hai mươi.
Phan Bội Châu xuất hiện trên vũ đài chính trị vào lúc ở nước ta những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp đã lần lượt thất bại. Con đường cứu nước đứng trước viễn cảnh đen tối. Ông muốn tìm kiếm một hướng đi mới. Sau khi thành lập Hội Duy tân (1905), Phan Bội Châu ra nước ngoài, mở đầu phong trào Đông du. Xuất dương lưu biệt được sáng tác trong buổi nhà thơ chia tay với các đồng chí để lên đường, nhưng bài thơ lại không phải là những lời bịn rịn, lưu luyến thường tình. Trái lại, bài thơ thể hiện ý chí, lòng quyết tâm vì sự nghiệp lớn lao của một nhà cách mạng:
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Lập nên sự nghiệp là khát vọng của những bậc tài danh trong lịch sử. Thời nào, khát vọng ấy cũng được thể hiện. Chúng ta từng có hoài bão của Phạm Ngũ Lão:
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quẩn tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Và, cách Phan Bội Châu trước đó không xa, là chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ:
Thông minh nhất nam tử,
Yếu vi thiên hạ kì.
(Người con trai thông minh phải làm việc kì lạ cho thiên hạ).
Khẩu khí có lẽ giống nhau, nhưng ý tứ mồi thời đã có khác. Phạm Ngũ Lão thời Trần cảm thấy hỗ thẹn Gia Cát tiên sinh vì chưa trả xong nợ công danh. Nguyễn Công Trứ quả quyết đà là người tài trai thì phải làm nên những việc kì lạ cho thiên hạ. Dĩ nhiên, cái “công danh” hay việc “kì lạ” mà họ Phạm và họ Nguyễn từng nêu không phải là chuyện cá nhân, tất thảy đều mang ý nghĩa cao cả. Song, dù sao đi nữa cả hai ông đều nói đến sự phấn đấu của đấng nam nhi nhưng không vượt ra ngoài “con Tạo”. Có lẽ, thời Phạm Ngũ Lão, “thiên định” đang rất phù hợp với lòng người. Thời Nguyễn Công Trứ tuy có suy vi, xáo trộn, song vẫn còn đang ở trong bối cảnh chung ấy. Nhưng đến Phan Bội Châu, chuyện kinh thiên động địa đã xảy ra: non sông đất nước lần lượt rơi vào tay giặc, những người “thừa mệnh trời” vẫn còn ở đó nhưng bất lực, yếu đuối. Vì thế, chuyện “kì lạ” mà Phan Sào Nam muốn làm không phải là tôn vinh hay duy trì một trật tự đã có. Ông khao khát làm việc lớn hơn nhiều:
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Càn khôn là trời đất nước, cũng là Tạo hóa, thời thế. Nên nhớ, Phan Bội Châu xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, từng đỗ đầu xứ nên ông hiểu rõ cái gọi là “thiên mệnh”, tức là sự sắp đặt sẵn của con Tạo mà con người không thể thay đổi. Song, đến lúc xuất dương, nhà thơ nói điều ngược lại: kẻ nam nhi phải làm những điều lạ chớ để Tạo hóa tự thay đổi. Bởi vậy, chí nam nhi của Phan tiên sinh mang khẩu khí của bậc trượng phu thời trước, những tư tưởng đã hoàn toàn khác trước. Con người không cam chịu bất kì một sự sắp đặt có sẵn nào mà tự thân mình phải xoay chuyển, tạo ra sự sắp đặt mới!
Hai câu đề đã nói khá rõ chí nam nhi của Phan Bội Châu. Soi rọi vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước Việt Nam thời kì đó sẽ thấy sự mãnh liệt của nó. Câu thơ có thể biến thành một khẩu hiệu, một lời tuyên ngôn mới của một thế hệ, một giai đoạn lịch sử.
Hai câu thực bày tỏ niềm tin tưởng của nhà thơ vào tiền đồ của đất nước:
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
Có người đã bình một ý của câu thơ này như sau: “Cụm từ “trăm năm này (hiện nay) phải có ta” đối lập cụm từ “ngàn năm sau không có ai” – câu trên khẳng định, câu dưới phủ định – thể hiện một ý thức cao cả và một nỗi lo, một dự cảm xa rộng của nhà cách mạng trẻ tuổi đối với hiện trạng đất nước lúc bấy giờ”. Thực ra, ở đây chẳng có câu phủ định nào cả. “Trong khoảng trăm năm cần có tớ / Sau này muôn thuở há không ai” là sự khẳng định một nhân cách, một tài năng, một bản ngã, dĩ nhiễn sắc thái có phần cường điệu để bày tỏ thật triệt để khát vọng của mình chứ không phải đề cao cá nhân. Vì thế, câu thơ kế tiếp cũng là một lời khẳng định dưới hình thức câu hỏi. Phan Bội Châu là bậc trượng phu luôn hiểu rõ và đề cao lịch sử, truyền thống của dân tộc. Đồng thời, ông cũng là người lại luôn có niềm tin vào những thế hệ mới. Chỉ thấy Phan Bội Châu đề cao chí khí của mình là hạ thấp một nhân cách kì vĩ và không hiểu vì sao chính ông đã luôn tìm cách đưa những người trẻ tuổi ra nước ngoài để học tập đặng trở về cứu nước.
Để thực hiện được hoài bão của mình, Phan Bội Châu phải kiếm tìm con đường cứu nước. Ở vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước thời đó, Phan Bội Châu đã nhìn thấy trước sự thất bại nếu đứng lên khởi nghĩa khi lực lượng quá yếu so với kẻ thù. Khoa cử là con đường lập thân của biết bao đấng nam nhi ngày trước bây giờ đã không còn phù hợp, vì cả triều đình đă trở thành bù nhìn cho ngoại bang. Vì thế, hai câu luận thực chất là sự cắt nghĩa về tính tất yếu của cuộc “lưu biệt”:
Giang sơn tử hi sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!
(Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài).
Non sông đất nước một khi đã rơi vào tay giặc coi như đã mất. Sống cam chịu, nhục nhã trong kiếp nô lệ thực chất là đã chết. “Hiền thánh” là những người kì tài, xuất chúng, nhưng cũng có nghĩa là các bậc khai sáng ra một hệ tư tưởng (Nho giáo) không còn (và bản thân hệ tư tưởng ấy không còn cơ sở hiện thực) thì việc học và xa hơn là sự lập thân bằng con đường cử nghiệp liệu có ích gì? Luận bàn về lý do mình phải ra đi như vậy thật triệt để. Có thể nói, Phan Bội Châu đã thực sự phủ định hệ tư tưởng mà mình vốn đã từng tiếp thu, Vì thế không thể xem chí làm trai của Phan Bội Châu vẫn còn nằm trong phạm trù ý thức hệ Nho gia như cố người đã từng đánh giá.
Hai câu kết là sự thể hiện khát vọng được biến hoài bão của đấng nam nhi thành hiện thực:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).
Con đường phía trước không bằng phẳng. Trái lại, đầy phong ba bão tố. Nhưng đấy mới chính là chỗ để đấng nam nhi thể hiên ý chí, khát vọng của mình.
Cuộc đời Phan Bội Châu như ông từng nhận xét, trăm lần thất bại, không một lần thành công, song ông đã sống đúng với lý tưởng, hoài bão của mình. Nhà chí sĩ không thành công trong sự nghiệp mong được cứu nước, cứu dân, nhưng hình bóng, nhân cách, tâm hồn ông vẫn luôn là một biểu tượng đẹp đẽ và hào hùng cho những thế hệ trẻ Việt Nam. Và cũng chính nhân cách, tâm hồn ấy, khi được thể hiện bằng thơ, dù trong lớp áo cũ kĩ của thể thơ thất ngôn luật Đường, đã vang lên mạnh mẽ, như khúc tráng ca, lời ly biệt trở thành tiếng thúc giục lên đường vì non sông đất nước.
Phân tích bài thơ Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu – Bài làm 2
Một trong những tầng lớp thanh niên luôn luôn phấn đấu lo cho sự nghiệp của đất nước, thì tầng lớp nhà văn nhà thơ là những người luôn luôn tiên phong và cầm ngọn bút của mình để chiến đâu vì độc lập tự do của dân tộc, là một phương tiện để phản chiếu tinh thần và sự kiện một cách có giá trị và ý nghĩa nhất dành cho mỗi con người. Như vậy Phan Bội Châu cũng là một người như thế, ông nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm trong đó có bài xuất dương lưu biệt.
Bài thơ xuất dương lưu biệt đã mang đậm giá trị và cốt cách của những người thanh niên luôn luôn cố gắng phấn đấu vì đất nước, đó là những năm tháng chiến đấu kiên cường. Mở đây bài thơ tác giả đã nhấn mạnh đến những điều mà những đấng nam nhi nên làm cho dân tộc của mình, những điều đó để lại những ý nghĩa to lớn và sâu sắc nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đã làm một đấng nam nhi trong dân tộc thì cần phải làm nên những điều to lớn và khác lạ cho dân tộc của mình:
Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,
Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,
Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?
Sinh ra với xứ mệnh là một phần của đất nước mỗi chúng ta đều cần phải có trách nhiệm với dân tộc của mình, cần phải có những đóng góp lớn cho một đất nước, luôn phấn đấu làm nên những điều lạ và những điều mang lại cuộc sống có giá trị mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, trong những khoảnh khắc đó mỗi chúng ta đều ý thức được trách nhiệm và ý nghĩa về cuộc đời của chính mình. Dù cho có nhiều khó khăn và gian nan nhưng nếu đủ quyết tâm và có tấm lòng luôn hướng tới đất nước thì điều đó không có gì là quá xa lạ, nó sẽ gó phần làm nên tên tuổi của con người.
Những người nam nhi một đấng thanh niên đang sống trong đất nước luôn luôn phải có ý thức và trách nhiệm cho cuộc đời của mình, cho sự nghiệp của dân tộc của đất nước, những điều đó có ý nghĩa tạo nên những thành quả to lớn cho dân tộc Việt Nam. Không nên để cho đất nước tự vận chuyển vận mệnh của mình, mà cần phải chủ động làm chuyển vận mệnh của dân tộc, những khoảng khắc đó tạo nên những giá trị về cuộc sống và hạnh phúc của những đấng nam nhi cần có trách nhiệm và cần phải luôn ý thức và trách nhiệm về chính cuộc đời của mình.
Nếu sinh ra mà để cho đất nước lâm vào những lúc lâm trung không lối thoát thì điều đó thật sự rất nhục nhã, và đất nước của chúng ta cần phải được mỗi người coi trọng và yêu thương nó một cách có giá trị và ý nghĩa nhất, cuộc sống của chúng ta cần phải làm nên những điều có ý nghĩa to lớn cho dân tộc Việt Nam, những khoảnh khắc đang cùng sống và chiến đấu vố những kẻ thù xâm lược để có thể dành được những chiến thắng to lớn nhất cho dân tộc Việt Nam:
Non sông đã chết, sống chỉ nhục,
Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!
Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông,
Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.
Non sông đã chết đó là những lúc không có sự cố gắng và nổ lực phấn đấu của những đáng nam nhi trong dân tộc, những điều đó để lại cho chính cuộc đời này nhưng giây phút hạnh phúc và mang màu sắc nhất, trong cuộc đời của mỗi chúng ta khi nhìn thấy những khoảnh khắc đất nước của mình được sống động và hòa bình đó là những khoảng khắc ngập tràn niềm vui và sự hạnh phúc vô bờ bến.
Khi không biết vượt qua được mọi thử thách và làm cho vận mệnh đất nước thay đổi thì những con người đó cũng chỉ là những người không có hạnh phúc và chỉ là những tên bù nhìn, sống chỉ nhục. Những lời nhấn mạnh da diết của tác giả đã mang một ý nghĩa to lớn nhằm thúc dục tinh thần của mỗi người, nỗi niềm đó để lại cho cuộc sống của chúng ta những khoảnh khắc hạnh phúc và mang cuộc sống hạnh phúc và có giá trị nhất.
Tinh thần chiến đấu và sự thức tỉnh cần phải được nâng cao mỗi ngày, những giá trị đó luôn mang những cảm hứng sâu xa và có giá trị nhất cho cuộc đời của mỗi người, cần phải làm nên những giây phút khác lạ nhất, và đem lại cho chính cuộc đời của mình những lúc vô tư và hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
Những người nam nhi luôn luôn biết hy vọng và chờ đợi những khoảnh khắc hạnh phúc và thiêng liêng nhất. Những khoảnh khắc đó đã tạo nên những niềm yêu thương. Cuộc đời của những đấng nam nhi trong cuộc sống cần phai làm nên những thành công to lớn cho cuộc sống và đất nước, luôn tạo dựng nên những giá trị hạnh phúc và khác lạ cho chính cuộc đời này. Những niềm yêu thương và tấm lòng trung chinh với đất nước, luôn sẵn lòng hy sinh và làm nên những điều khác lạ để đem lại cho cuộc đời này nhiều những khoảng khắc, và thời cuộc mang đậm giá trị về cuộc sống này.
Phan Bội Châu đã nói lên nhiệm vụ và trách nhiệm của những vị thanh niên trong đất nước, những con người mang trên vai những nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn cho cuộc đời này, những điều đó không chỉ để lại những khoảnh khắc hạnh phúc cho cuộc đời của họ để làm nên những gái trị có ý nghĩa và hạnh phúc dạt dào nhất. Những nỗi niềm đó luôn luôn nhắc nhở tinh thần, và sống động trong cuộc đời của mỗi người, chúng ta nên làm nên những điều có ý nghĩa và sống những năm tháng hạnh phúc và giá trị nhất.
Biết yêu thương và luôn có trách nhiệm với đất nước là nhiệm vụ cao cả của những đấng nam nhi cho dân tộc của mình, cần làm nên những thay đổi và ghi danh mình cho dân tộc vì những đống góp sự hy sinh cao cả và những điều mang lại ý nghĩa hạnh phúc và to lớn nhất cho mỗi con người. Chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với dân tộc đối với đất nước, đó là những điều đem lại hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời của mỗi con người.
Khi sinh ta với xứ mệnh đó cần phải hoàn thành được những trách nhiệm và vai trò của mình đối với dân tộc, những điều đó mới để lại ý nghĩa to lớn và hạnh phúc nhất cho dân tộc Việt Nam, những con người luôn lo lắng cho đất nước của mình.
Bài xuất dương lưu biệt đã mang đậm giá trị thức tỉnh những đấng nam nhi của đất nước, cần đi và làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất cho dân tộc Việt Nam, có như vậy họ mới xứng đáng được cuộc sống và nhiệm vụ trong cuộc đời của mỗi con người.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
- phân tich bài thơ lưu biệt khi xuất dương của phan bội châu
- phân tích bài thơ xuất dương
- phân tích tâm trạng và tư thế của phan bội châu qua bài thơ lưu biệt khi xuất trinh