Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương 1 (20%) 1 vote Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác năm 1976, một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Chủ ...
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương 1 (20%) 1 vote Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác năm 1976, một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, in trong tập thơ “Như ...
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. “Viếng lăng Bác” được nhà thơ sáng tác năm 1976, một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978). Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của Viễn Phương khi vào lăng viếng Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
……………………………………
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
“Viếng lăng Bác” phát triển tăng tiến về ý theo hành trình nhà thơ vào thăm lăng; từ cảm xúc khi đến trước lăng rồi hòa vào dòng người vào trong lăng đến những xúc cảm của nhà thơ khi nhìn thấy Bác và khi về miền Nam:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Mở đầu bài thơ, Viễn Phương như đưa bạn đọc đến trước lăng Bác vậy. Ở miền Nam xa xôi, “con” về “thăm lăng Bác”. Cách xưng hô của nhà thơ thật gần gũi, thành kính. Đây như một hành trình tìm về cội nguồn với những gì thân thương nhất. Hành trình ấy ta từng gặp trong thơ Tố Hữu:
Chiều nay con lại về thăm Bác.
Đối với Viễn Phương, Bác vẫn sống mãi, sống trong ngày hội vui của non sông đất nước. Khi đứng trước lăng Bác, nhà thơ ấn tượng ngay hình ảnh “hàng tre bát ngát” trong sương sớm. Hình ảnh vừa thực, vừa mang tính biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam. Tre tượng trưng cho bao phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta: có sức sống mạnh mẽ, giàu nghị lực, kiên cường, bất khuất, thủy chung…tất cả kết tinh trong con người Bác. Hay nói cách khác, Hồ Chí Minh chính là tinh hoa, là cốt cách tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam. Những câu thơ trên mang bao cảm xúc, bao tự hào của nhà thơ về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Song, đấy mới chỉ là khúc nhạc dạo đầu để mở ra một loạt suy tưởng khác, sâu lắng hơn, mênh mông hơn:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Giờ đây Viễn Phương đã hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Nhìn thấy “mặt trời đi qua trên lăng”, nàh thơ liên tưởng đến “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Bác Hồ được ví như mặt trời – nguồn sáng dem sự sống đến cho muôn loài. Ở đây, nhà thơ muốn ca ngơi công lao của Hồ Chí Minh. Bác đã tìm ra con đường cứu nước, đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bóng đêm nô lệ. Sự vĩ đại của người còn được mặt trời thiên nhiên soi chiếu, chiêm ngưỡng:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Không gian thật lạ. Ở đây, mỗi người là một bông hoa vào lăng để báo công với Bác. Hình ảnh “tràng hoa” mang tính biểu tượng cho những người con ưu tú của Bác. Bác đã cống hiến cả cuộc đời mình, hi sinh tất cả, dành trọn tình thương cho dân tộc. Vì vậy, cuộc đời Bác đẹp như mùa xuân. Niềm tự hào, biết ơn trào dâng trong lòng nhà thơ. Và cuối cùng ông cũng nhìn thấy Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
………………………………….
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Bác đã thanh thản ra đi sau cuộc trường chinh cùng dân tộc. Dù đã khuất nhưng người vẫn mãi trường tồn vĩnh hằng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng thanh cao của Người sẽ luôn sáng soi, là tấm gương để ta học tập, noi theo. Nhà thơ Viễn Phương sử dụng một loạt các hình ảnh (trời xanh, vầng trăng, mặt trời,…) để khẳng định sự bất tử của Bác. Người đã hóa thiên nhiên, hóa núi sông. Sự vĩ đại của Bác chỉ có thiên nhiên mới sánh bằng.
Cuộc vui, hội ngộ nào cũng sẽ có lúc tàn và lần viếng thăm Bác của Viễn Phương cũng đến hồi chia tay:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
…………………………………………
Muốn làm cây đa trung hiếu chốn này
Nghĩ đến việc sắp phải đi xa Bác, nhà thơ “thương trào nước mắt”. Đây không chỉ là tình cảm nhà thơ dành cho Bác mà còn là nỗi buồn khôn nguôi vì không có Bác trong ngày vui đại thắng của dân tộc. Để nói về những mong ước thiết tha, chân thật của mình Viễn Phương khéo léo lặp đi lặp lại cụm từ “muốn làm” và một số hình ảnh đẹp, gợi cảm: con chim, đóa hoa, cây tre. Nhà thơ muốn làm con chim để dâng tiếng hót vui tươi cho Người; nguyện làm đóa hoa để góp thêm hương sắc cho khu vườn thiên nhiên quanh lăng, và muốn làm “cây tre trung hiếu” để đứng canh giấc ngủ cho Người…
Bài thơ là tiếng lòng của Viễn Phương nói riêng, và của dân tộc Việt Nam nói chung dành cho Bác Hồ kính yêu: niềm xúc động thiêng liêng, sự biết ơn vô hạn, tự hào pha lẫn xót xa vì Bác đã ra đi mãi mãi. Trong thơ khép lại, mà lòng ta cứ bồi hồi:
“Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng trăng ơi hãy yên lặng cúi đầu…
Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.”
(“Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!” – Hải Như)