08/05/2018, 16:27

Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Đề bài : Bài làm Phan Bội Châu nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam, cả cuộc đời ông dùng để hoạt động cách mạng nhằm tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Bởi vậy các tác phẩm của ông viết ra đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ...

Đề bài:

Bài làm

    Phan Bội Châu nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam, cả cuộc đời ông dùng để hoạt động cách mạng nhằm tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Bởi vậy các tác phẩm của ông viết ra đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí kiên cường, bền bỉ. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một trong những tác phẩm như vậy.

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm được trích trong tác phẩm Ngục trung thư sáng tác năm 1914. Đây là thời gian Phan Bội Châu bị quân phiệt Quảng Đông, Trung Quốc bắt giam. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của ông những ngày đầu mới vào ngục.

    Mở đầu bài thơ không phải tư thế của người tù khốn khổ, mà là tư thế đường hoàng, hiên ngang:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

    Cách nói “vẫn là” được lặp lại hai lần ở ngay câu đầu mang ý nghĩa khẳng định, kết hợp với hai từ Hán Việt hào kiệt, phong lưu cho thấy tư thế hiên ngang, bất khuất lại có chút tài hoa của người tù trước hoàn cảnh bị đẩy vào ngục của mình. Câu thơ thứ hai tác giả đưa ra cách lí giải: do ông đã phiêu bạt nhiều, đã mỏi chân, nên vào tù cũng chỉ là nghỉ ngơi tạm thời, để chuẩn bị cho những lần di chuyển sau nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Giọng điệu vui đùa, khẩu khí của tác giả thật đáng ngưỡng mộ. Cách nhìn nhận của ông về hoàn cảnh của bản thân hết sức lạc quan, tác giả đã biến chuyện tù đầy trở thành một điều hết sức bình thường.

    Hai câu ba bốn có sự chuyển giọng, từ giọng vui đùa hóm hỉnh chuyển sang giọng điệu thống thiết, trầm lặng. Vừa là khách không nhà, vừa là kẻ có tội. Đến đây những lời ông nói đã được nhìn nhận sát với thực tế hơn. Từ khi Phan Bội Châu bắt đầu con đường cứu nước của mình ông không có một mái nhà, một gia đình, đi đâu cũng gặp kẻ thù, cũng bị bắt bớ, săn đuổi. Trong hai câu thơ này, giọng điệu pha chút trầm lặng, đầy màu sắc cảm khái nhưng không phải là giọng than thân. Nhà thơ có buồn cho thân phận mình nhưng cái mà ông quan tâm hơn chính là đau xót cho số phận dân tộc. Tiếp tục mạch thơ, hai câu tiếp thể hiện ý chí kiên cường, mạnh mẽ của người tù. Dù trong quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn, không nhà không cửa nhưng ông vẫn quyết theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Câu này có quan hệ đối lập với câu thơ trên, cho thấy khí phách và ý chí của nhà cách mạng không hề nao núng.

    Hai câu kết đã gói lại toàn bộ tư tưởng của bài thơ, thể hiện tinh thần lạc quan, thái độ cứng cỏi của Phan Bội Châu trong cảnh tù đày, bị kết tội:

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

    Đây là lời tự nhủ thầm, tự an ủi, động viên mình. Chỉ cần còn thân xác nhất định sẽ đem nó phục vụ cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Ông sẵn sàng hi sinh tính mệnh vì tổ quốc. Cách lặp từ còn mang sắc thái khẳng định, lời thơ dõng dạc, thể hiện cái “chí” của bậc anh hùng.

    Tác phẩm đã cho thấy ý chí kiên cường sắt đá, đầy lạc quan của người anh hùng Phan Bội Châu trong cảnh tù đầy. Hơn nữa, qua tác phẩm còn cho thấy tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của ông, sẵn sàng hi sính tính mạng vì tổ quốc.

Tham khảo thêm:

0