24/05/2017, 14:20

Phân tích bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính

Phan tich bai tho Tuong tu lop 11 – Đề bài: Phân tích bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính trong chương trình văn học lớp 11. Nguyễn Bính nổi tiếng là một hồn thơ mang đậm chất ca dao, dân ca và bài thơ “Tương tư” viết năm 1939 in trong tập “ Lỡ bước sang ...

Phan tich bai tho Tuong tu lop 11 – Đề bài: Phân tích bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính trong chương trình văn học lớp 11. Nguyễn Bính nổi tiếng là một hồn thơ mang đậm chất ca dao, dân ca và bài thơ “Tương tư” viết năm 1939 in trong tập “ Lỡ bước sang ngang” (1940) của ông là một minh chứng cho đều đó. Nỗi nhớ trong bài thơ là nỗi nhớ của một mối tình quê, được diễn tả bằng những cách thức và những lời nói của dân ...

– Đề bài: Phân tích bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính trong chương trình văn học lớp 11.                

Nguyễn Bính nổi tiếng là một hồn thơ mang đậm chất ca dao, dân ca và bài thơ “Tương tư” viết năm 1939 in trong tập “ Lỡ bước sang ngang” (1940) của ông là một minh chứng cho đều đó. Nỗi nhớ trong bài thơ là nỗi nhớ của một mối tình quê, được diễn tả bằng những cách thức và những lời nói của dân quê, của dân gian.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hia thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua, ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
Nhà em có một giàn giầu.
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”         

Người con trai trong thơ Nguyễn Bính sống cùng làng nhưng khác thôn với cô gái mà anh ta yêu. Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ khá lạ: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”. Làm gì có chuyện cả một thôn này tương tư cả thôn kia? Anh chàng này chỉ đang nói quá nên thôi. Nhưng điều này là cần thiết, để khỏi đường đột, để khỏi khiến cô gái bất ngờ. trong cái tập thể thôn Đoài ấy, anh ta mới bắt đầu tách ra:  “Một người chín nhớ mười mong một người”.  Thì ra chỉ có mọt người nhớ và một người được nhớ mà thôi.                             

“Gió mưa là chuyện của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”              

Chàng thanh niên như đang tự thanh min, rằng yêu nàng không phải là ý muốn chủ quan nào của tôi, không phải là tự tôi muốn có, bởi tôi tự đâu muốn tôi đau khổ đến thế mà mang căn bệnh đó vào người. Căn bệnh ấy vốn là tự nhiên mà có, tình yêu ấy vốn là tự nhiên mà đến, cũng như trời đâu có muốn gió mưa làm gì, chẳng qua đó là một quy luật mà đến trời cung phải chịu, không thể nào tránh được. Anh ta giãi bày tình yêu của mình mới thật khéo làm sao. Anh ta không là nguyên nhân của căn bệnh này, cho nên anh ta tự đi tìm nguyên cớ sao mình lại mắc căn bệnh tương tư.

“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại ngày ngày
Lá xanh nhuộm đã thành hai lá vàng
Bảo rằng cách trở đò ngang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”
                     

Tuy không chỉ đích danh nhưng qua những câu thơ ta hiểu, anh ta đang cho rằng lỗi thuộc về phía người con gái. Vì sao cô ta mang lỗi? Bở cô ta chẳng bao giờ sang bên này. Vậy vì sao cô ấy lại không sang? Anh chàng tự đưa ra các lý do rồi cũng tự mình gạt bỏ. Cô ấy không sang vì “cách trở đò ngang ư”? Không phải, hai thôn cách nhau mỗi một đầu đình, gần trong gang tấc chứ đâu phải không có lối sang. Ca dao xưa có câu “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Có tình yếu thì dù có bao thử thách, khó khăn cũng sẽ vượt qua để đến với nhau, huống chi “hai thôn chung lại một làng”. Chỉ có một lý do duy nhất lí giải sự vô tâm của cô gái đó là: tấm lòng. Tấm lòng hay nói cách khác là tình yêu của nàng không hướng về tấm lòng của chàng trai “tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” kia. Chắc hẳn, chàng trai cũng nhận ra điều đó nên mới ngậm ngùi chịu mang mối tình tương tư. Lời trách móc của chàng trai danh cho cô gái vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa sâu cay, vừa tha thiết nhưng cũng vừa ai oán làm sao! Những từ ngữ “bảo rằng”, “đã đành”, “nhưng đây”, “có xa xôi mấy”, tự nhiên như lời lẽ của một anh trai quê nói với người khác lại như tự sự với chính mình, sao mà chất phác, tội nghiệp, chân tình đến thế. Nhưng trách người thì có được gì đâu, chẳng qua là buồn quá, đau khổ qua thì trách vậy mà thôi. Trách để mà trách, cuối cùng vẫn chỉ có mình mình với mình mà thôi, chẳng có ai quan tâm hay sẻ chia cùng cả.

“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai hỏi ai người biết cho
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”                 

Anh chàng thương nhớ để mà hi vọng, tuy chỉ là hi vọng mong manh mà thôi. Cùng với hình ảnh “bến” và “đò” vốn đã quen thuộc trong ca dao, Nguyễn Bính đưa thêm cặp hình ảnh “hoa khuê các” và “bướm giang hồ” để mang lại ý nghĩa gợi cảm và ý nghĩa mới mẻ hơn cho câu thơ. Cô là “hoa khuê các”, là con nhà gia giáo, nề nếp, giàu sang, còn anh chỉ là “bướm giang hồ”, là kẻ phiêu bạt, lang thang nghèo khổ, hai người chênh lệch nhau quá lớn, anh thật khó để sánh với cô. Vậy mà anh vẫn nuôi hi vọng, mong chờ.                  

Đoạn kết bài thật xót xa nhưng cũng thật đẹp:

“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào”                 

Người dân quê khi nói đến tình yêu thường nhắc ngay đến trầu cau. Trầu cau bắt đầu cho một tình yêu đẹp và cũng với cơi trầu quả cau, hai con người yêu nhau sẽ nên vợ nên chồng. trầu và cau luôn đi liền với nhau mà trầu cau thì cả hai người thì đều có sẵn, em có “giàn giầu”, anh sẵn “hàng cau”. Nghĩ đến chuyện đó sao mà đẹp thế, dịu dàng và âu yếm đến thế. Nhưng giữa cái hình ảnh kết hợp đầy ẩn ý ấy, ý nghĩa chia biệt vẫn là một hiện thực đắng cay:

“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”              

Câu trên láy lại câu thơ đầu tiên của bài “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”, láy lại nhưng đã có sự thay đổi: tác giả thay chữ “ngồi” bằng chữ “thì”. “Thôn Đoài thì nhớ…” câu thơ như khẳng định nỗi nhớ đã trở thành một chuyện dĩ nhiên, một thực tế không cần che dấu hay bàn cãi. Nhưng “cau thôn Đoài” có được quyền nhớ giàn giầu không thôn Đông hay không? Chuyện hai người rồi có đi đến một cái kết vui vẻ hay đến cuối cùng vẫn chỉ chàng trai mang trong mình nỗi nhớ và tình yêu tương tư, đau khổ. Câu hỏi đặt ra mà không có lời giải đáp. Chàng trai vẫn hi vọng, vẫn chờ đợi nhưng trong lòng vẫn dâng lên một niềm hoài nghi, không chắc chắn.            

Kín đáo mà rõ ràng, xa mà gần, mối tình sôi nổi, thiết tha mà vẫn chừng mực, kín đáo, đó chính là tình yêu trong bài “Tương tư” này. Bài  thơ mang đậm tính dân ca, ca dao truyền thống. giữa phong trào Thơ mới rộn ràng, các nhà thơ mới đang đi theo sự ảnh hưởng của thơ Pháp và châu Âu thì Nguyễn Bính vẫn giữ cho mình một lối thơ riêng, không Tàu mà cũng không Tây, hồn thơ ấy hồn hậu, mộc mạc mang đậm tình cảm quê hương, đó chính là cái đặc sắc làm nên tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Bính.

Từ khóa tìm kiếm:

phân tích bài thơ tương tư, phan tich bai tho tuong tu, phân tích bài thơ tương tư lớp 11, phan tich bai tho tuong tu lop 11, phân tích bài thơ tương tư của nguyễn bính, phan tich bai tho tuong tu cua nguyen binh

0