Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Đề: Phân tích bức tranh phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang của Huy Cận. BÀI LÀM Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng là bài thơ hay nhất của Huy Cận và cũng là trường hợp tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ ông trước Cách mạng. Bức tranh thiên nhiên ...
Đề: Phân tích bức tranh phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang của Huy Cận.
BÀI LÀM
Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng là bài thơ hay nhất của Huy Cận và cũng là trường hợp tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ ông trước Cách mạng. Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang đã kết
tụ nỗi buồn “mang mang thiên cổ” ở Huy Cận, được diễn đạt bằng hình thức thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi mà vẫn giản dị, mới lạ, độc đáo, mang rõ dấu ấn thời đại của Thơ mới.
Ngay ở nhan đề, Tràng giang đã cho ta biết cảm hứng của bài thơ là cảm hứng từ một không gian. Thật thế, chính tác giả đã thố’ lộ: “Nhìn dòng sông lớn gợi những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra những lớp sóng”. Tràng giang là sông dài, “trường” cũng là dài nhưng “tràng” có âm “ang” là âm mở rộng, gợi được cả dài lẫn rộng. Hơn nữa Tràng giang láy âm cuối “ang” càng khơi gợi cảm giác mênh mang, bát ngát của dòng sông lớn.
Tiếp theo, câu đề càng thổ hiện đầy đủ tình, cảnh gợi tứ cho bài thơ. Tình là bâng khuâng, nhớ cảnh là trời rộng, sông dài. Bài thơ mở ra trước tầm mắt ta bức tranh bao la, rộng lớn của cảnh trời nước mênh mang. Không gian ở đây thật vô định. Nó được trải ra ở cả ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, với những hình ảnh phong phú: tràng giang, trăm ngả, mấy dòng, sâu chót vót, sông dài, trời rộng, mây cao, núi bạc... Tất cả bầu trời, mặt đất đều là vô tận, không cùng của vũ trụ. Huy Cận sử dụng nghệ thuật đối lập rất tự nhiên bởi ông đã đặt vào giữa cái không gian bất tận mênh mông ấy những hiện thực của cuộc sống không thế thiếu vắng. Đó là những sự vật cụ thể, nhỏ nhoi, đơn chiếc, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, cồn nhỏ lơ thơ, chim nghiêng cánh nhỏ... nhưng càng làm tăng thêm cái cao rộng của bầu trời, mặt đất. Cái hữu hạn thì vô nghĩa, vô hướng, nhỏ bé, nhạt nhòa, không đáng kể nhưng đã làm nổi bật cái vô hạn không cùng.
Tràng giang không chỉ là bức tranh phong cảnh đẹp với những đường nét, hình khôi, trái lại, đây còn là một bức tranh tuyệt đẹp mang nét buồn mênh mang, quạnh vắng, cô liêu. “Thơ mới” đã đem đến cho người đọc những bức tranh thiên nhiên rạng rỡ nhiều thanh sắc. Thiên nhiên trong Tràng giang cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Đó là vẻ đẹp nên thơ của những con sóng diệp điệp đuổi nhau trên mặt nước, của cồn nhỏ lơ thơ, của bờ xanh tiếp bãi vàng chạy dài tít tap. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh nắng xuống trời lên sâu chót vót, của cảnh sông dài trời rộng, của mây cao, núi bạc...
Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn, đó là cảm quan nghệ thuật của các nhà thơ lãng mạn. Ớ Tràng giang cũng vậy, thiên nhiên trong Tràng giang thật đẹp mà cũng thật buồn. Nỗi buồn cũng bao la mà hiu quạnh. Nhà thơ đã đem nỗi lòng mình và tâm trạng của một thế hệ nhà thơ mới phủ lên cảnh vật. Thôi thì đủ các cung bậc: buồn diệp điệp, sầu trăm ngả, bên cô liêu, bờ sông lặng lẽ như thời tiền sử, lòng quê dạn dợn... đặc biệt bức tranh thiên nhiên ở đây không hề có lây một dâu hiệu của con người, giao cảm, gặp gỡ... bởi đã được phủ định: không dò, không cầu, không khói... quạnh vắng, thê lương.
Ngoài ra, bài thơ Tràng giang còn là một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển mà hiện đại.
Cả bài Tràng giang mang tính chất trang nghiêm, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Chất cố điển hiện ở cảm xúc của bài thơ (con người một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn vô cùng của không gian, thời gian, để nghĩ về kiếp người), cổ điển trong việc học tập Chinh phụ ngâm, cố điển ơ nhạc diệu và tứ thơ Đỗ Phủ (trong bài Đãng cao), cổ điển ở việc lấy ý thơ của Thôi Hiệu (trong Hoàng Hạc lâu)... Nhưng đồng thời cảnh vật trong bài thơ cũng hết sức cụ thể, đời thường (cành củi khô, cồn cát, cánh bèo... ). Hơn nữa, đây còn là một bức tranh đậm đà phong vị Việt Nam. Tràng giang, cái tên gợi nhớ đến dòng Trường giang ngàn dặm ở Trung Quốc từng là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ thi nhân. Tứ thơ Thôi Hiệu ở cuối bài Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại càng tăng thêm không khí Đường thi của bài thơ. Tuy thế, bức tranh thiên nhiên ở đây lại rất Việt Nam. Một dòng sông, một cành củi trôi, một cồn cát nhỏ, một chợ chiều ở một làng xa, những cánh bèo trên mặt nước, cánh chim chao liệng trên nền mây bạc lúc hoàng hôn... đều là những cảnh quê hương đất nước, gần gũi, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam.
Nói tóm lại, bài thơ Tràng giang toát lên một nỗi buồn mênh mang, thấm vào linh hồn cảnh sắc quê hương, gợi tình mến yêu quê hương một cách sâu lắng. Xuân Diệu nhận xét: “Tràng giang, là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước, do đó, dọn đường cho tình yêu giang sơn Tố quốc”.
ĐÊ: Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận. __________________
BÀI LÀM
Phong trào Thơ mới qua đi đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị. Tràng giang của Huy Cận mang vào trong thơ ca giai đoạn này một hơi thở riêng, độc đáo, một phong cách riêng, vẻ đẹp riêng, và vì thế, Tràng giang vẫn còn “chảy” mãi cho đến tận bây giờ và mai sau.
Cùng với rất nhiều nhà thơ khác đương thời, Huy Cận luôn mang trong tâm tư của mình nỗi sầu của cả một thế hệ:
Màu năm tháng cũng ngậm ngùi thế nhỉ?
Nhưng, đó là nỗi sầu nhân gian, nỗi sầu như từ “vạn kỉ” chảy về. Tràng giang tiêu biểu cho phong cách thơ anh là vậy. Nỗi lòng của tác giả trong Tràng giang man mác, bâng khuâng toàn vũ trụ để đi đến cái cuối cùng, cái cốt lõi là nỗi buồn “Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà”.
Tràng giang là một bài thơ đẹp. Nó đẹp trước hết bới nỗi buồn. Thường thường, đẹp và buồn như hai người tâm giao, nhất là đôi với các thi sĩ thơ mới:
Sóng gạn tràng giang buồn diệp diệp.
Nỗi lòng ấy không thể đem ra mà đong, mà đếm. Nỗi lòng ấy cứ lớp lớp vỗ vào nhau, trào lên nhau ngày càng nặng trĩu. Cái nặng của lòng người lại được gợn lên bằng sóng nước dập dềnh bao la nên càng hụt hẫng, chới với hơn. Nỗi buồn làm cho thi nhân cảm thấy cô độc quá:
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả.
Củi một cảnh khô lạc mấy dòng.
Dường như cái có thật ây bỗng trở nên mờ ảo, hư vô. Có cái gì đó hiện thân của sự cằn cỗi, héo hon và hiện thân của một Huy Cận đang cô độc đến rợn người. Đó là nỗi buồn trống trải, bơ vơ. Đã có lúc hồn của thi nhân lay lắt trong ngọn gió “đìu hiu”, trong cái không gian tĩnh lặng đến tuyệt đôi, một âm thanh buồn cũng không thế gợi lên. Đã có lúc hồn của thi nhân như tan ra, trải ra trôn sông nước dập dềnh và tràn vào vũ trụ bao la với “sông dài, trời rộng”, với “nắng xuống trời lên”... Mọi cảnh vật đối với nhà thơ đều mông mang quá, còn bản thân ông lại chí là một “bến cô liêu”. Cái hữu hạn bỗng nhỏ nhoi trước cái vô hạn và cùng như thô lại càng buồn hơn. Đã có lúc Huy Cận dường như bơ vơ đi tìm nơi nương náu để đỡ trông trải, nhưng mà chỉ thấy “bèo dạt về đâu hàng nối hàng - mênh mông không một chuyến đò ngang”, sắc màu “bờ xanh”, “bãi vàng” không sưởi ấm được con người cô độc, mà càng làm cho hồn của thi nhân thêm buồn. Nỗi buồn ây bao trùm toàn bài thơ, làm nên vẻ đẹp của tác phẩm. Nhưng đến khổ cuối, nỗi buồn đó như được vỡ ra, như được lý giải. Điều quan trọng là Huy Cận tìm được nguyên cớ khiến cho tạo vật thấm đượm nỗi buồn:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dọn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Và như thê, bài thơ lại càng trở nôn đẹp hơn ơ cái tình của thi nhân. Trong khi một số nhà thơ khác có phần còn đang “say” đang “điên”, đang trong chốn “diêu tàn” hay mê mải với tình yêu, thì Huy Cận lại đau vì phải xa mái nhà xưa. Nỗi buồn riêng tư của thi nhân rộng lớn quá, nhân ái quá và cao cả quá! Thôi Hiệu xưa kia nhớ nhà trong buổi chiều tà, khói sương thì nay, Huy Cận thương nhà khi không có cả cái cớ đê buồn thương, để mà gợi nhớ!
Ta nhận thấy trong cái hùng vĩ của thiên nhiên “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, trong cái nhà nhỏ nhoi yếu ớt của một sinh vật sông “chim nghiêng bóng nhỏ cánh chiều sa” và trong cái “dợn dạn” của nước non... có mang một tâm sự u uẩn, nặng trĩu. Phải chăng đó là tâm sự “băng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, là niềm khao khát được sống trong sự giao cảm con người với con người, con người với dân tộc, với đất nước của chính nhà thơ.
Có thế nói chính nỗi buồn cao cả ấy đã làm nên nội dung tình cảm của bài thơ, làm nên vẻ đẹp riêng tư của Tràng giang. Mặt khác, phải thấy rằng, Huy Cận là một nhà thơ trẻ (lúc bấy giờ) đầy tài năng. Tràng giang biểu hiện sinh động cho nghệ thuật thơ ca Huy Cận.
Đọc Tráng giang, ta thấy bài thơ có những hình ảnh rất độc đáo và sinh động. Đó là hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhưng ngôn từ vương vãi ớ đáu đó được nhà thơ nôi lại thành một câu thơ giản dị gần gũi có sức khêu gợi những gi nhà thơ muốn nói. Ngoài nỗi buồn ra, ta còn
cảm nhận được cả nỗi đau đời còn chắt lại. Và như thế, với riêng thơ ca, cũng đủ in đậm một nỗi lòng trong bao nhiêu nỗi lòng của bao nhiêu nhà thơ khác. Bài thơ còn có rất nhiều hình ảnh dẹp và buồn. Đó là hình ảnh của một Tràng giang mênh mang sóng nước, một cồn nhỏ hắt hiu, một màu xanh, màu vàng lặng lõ của cây lá. Và hình ảnh cuối cùng, như trĩu xuống vì lòng thi nhân cũng đã quá nặng với đất trời rồi:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiểu sa.
Đó là một hình ảnh kỳ vĩ quá cả sức tưởng tượng làm cho ta có cảm giác như một hình ảnh hoang đường. Mây không gợi sự nhọ nhàng mà gợi sự u uất. Bên cạnh cái hùng vĩ ấy, cánh chim bỗng trở nên bé nhỏ hơn, yêu đuôi non nớt hơn. Một cánh chim chiều cũng đủ đê làm nôn nỗi buồn. Nhưng cánh chim ấy lại như chao xuống vì sức nặng của hoàng hôn nhịp nhằng trong buổi chiều tà bóng xế. Ta có cảm giác như cánh chim nhỏ nhoi lắm, lại vừa rộng lớn lắm, còn đủ sức để cõng cả bóng chiều, nâng đỡ cả đám mây cao núi bạc cho dù có một lúc nào đó chới với giữa không gian. Có lẽ đây là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Đường, nhưng sao ở đây nó lại mới đến thế, lạ và đẹp đến thô?
Có thể nói trong Tràng giang, Huy Cận đã làm công việc cao cả của một người nghệ sĩ, đó là sự dày vò ngôn từ. Ngôn ngữ trong Tràng giang không đơn điệu mà sinh động cô đọng với các điệp từ “điệp diệp”, “song song, đìu hiu, chót vót, lặng lẽ, lớp lớp, dạn dạn, đôi khi từ ngữ trong Tràng giang được sử dụng rất đắt không thể thay thế được.
Tràng giang có niêm luật chặt chõ như một bài thơ Đường luật. Vì thế đọc lên, ta có cảm giác như giọng thơ hoài cổ, chắc, khỏe và cũng chất đầy nỗi buâng khuâng nhớ mong, chất đầy tâm sự thầm kín.
Đọc Tràng giang, cái đọng lại cuối cùng là tư thế của con người - một thi nhân trước vũ trụ. Tư thế ấy thật đẹp thật lớn lao biết bao. Nỗi buồn đã không làm cho con người trở nên yếu đuô”i, nhỏ nhoi. Con người ở đây vừa kiêu hãnh, vừa buồn thương. Để cảm nhận, thu hút cả thiên nhiên dưới tầm mắt của mình, nhà thơ phải đứng từ rất cao, rất xa mới thấy Sóng gạn tràng giang, mới thấy một làng xa, mới thấy nắng xuống chiều Lén, bờ xanh tiếp bãi vàng, mây cao đùn núi bạc... Nhà thơ đã dựng lên một không gian ba chiều rộng lớn, mênh mông, sâu thẳm và cao vời vợi. Trùm lén không gian ấy là sự tĩnh lặng gần như là tuyệt đối, duy chỉ có tiếng lòng nhà thơ đang thầm gọi trong xa xăm một dáng hình Tố quốc.
Khó có thê nói hết được cái giới hạn cuối cùng của nỗi lòng trong Tràng giang, cũng như khó có thể nói hết vẻ đẹp tận cùng của nó. Nội dung tình cảm và nghệ thuật điêu luyện trong Tràng giang đã làm nôn phong cách riêng Huy Cận - một điều rát cần thiết đối với người nghệ sĩ.
Vẻ đẹp của bài thơ Tràng giang đã làm nên sức sông mãnh liệt của nó. Tràng giang vẫn là một dòng chảy mãi mãi đến tận sau này. Tràng giang tồn tại trong văn chương bằng vẻ đẹp đầy kiêu hãnh của một sự sáng tạo nghệ thuật và một cái tâm bao la, cao cả của một người nghệ sĩ.