24/02/2018, 19:35

Hãy giải thích và chứng minh rằng: “Tú Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay”.

Hãy giải thích và chứng minh rằng: "Tú Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay". I. MỞ BÀI – Trần Tế Xương sống vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân. Cuộc đời, nhất là ...

 Hãy giải thích và chứng minh rằng: "Tú Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay".

I.  MỞ BÀI

–   Trần Tế Xương sống vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực dân. Cuộc đời, nhất là bộ mặt tinh thần của nó với bao nhiêu điều trái tai gai mắt, được phản ánh chân thực và khá đầy đủ trong thơ ông qua tiếng cười sâu cay, độc địa.

–   Giải thích và chứng minh ý kiến: 'Tú Xương xuất hiện… sâu cay".

II.  THÂN BÀI

A. PHONG CÁCH TRÀO PHÚNG

Phong cách là toàn bộ những nét độc đáo, cá tính sáng tạo của nhà thơ thể hiện trong thơ văn, bắt nguồn từ đặc điểm tinh thần và lối sống của nhà thơ.

Thơ văn Trần Tế Xương thể hiện cái nhìn, cách đánh giá xã hội và con người trong thời đại ông bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo, từ ngôn ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt đến giọng điệu cười cợt, mỉa mai.

B. TIẾNG CƯỜI VỖ MẶT

1. Cười người

–   Nhà thơ vạch mặt, chỉ tên bọn có chức, có quyền dơ dáng dại hình, nhân cách thấp hèn:

Ở phố Hàng Song thật lắm quan:

Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.

Chồng chung, vợ chạ, kìa cô Bố,

Đậu lạy, quan xin, nợ chú Hàn.

                               (Làm quan)

–   Nắm lấy cái xấu của bọn quan lại phong kiến tay sai thực dân để hạ chúng không chút nể nang:

•   Cờ bạc, ăn chơi:

Ông về Đốc học đã bao lâu?

Cờ bạc rong chơi rặt một mầu.

                                           (Ông Đốc)

•   Tham lam, bóc lột nhân dân:

Chữ "y" chữ "chiếu" không phê đến,

Ông chỉ phê ngay một chữ "tiền".

                               (Đùa ông Phủ)

–   Cười cợt bọn thực dân: Cò Tây hống hách áp bức dân lành, bị Tú Xương chế giễu thật độc địa:

Hà Nam danh giá nhất ống Cò,

Trông thấy, ai ai chẳng dám ho.

…………………………………

Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được,

Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to.

                                           (Ông Cò)

2. Cười đời

–   Luân thường đáo lộn:

Nhà kia lỗi phép, con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng.

                               (Nhiếc đời)

–   Lối sống hám lợi, phù phiếm:

Gớm ghê cho những cô con gái,

Mà vẫn đua nhau lấy các thầy.

                         (Mồng hai Tết viếng cô Kí)

–   Thói keo kiệt, tham lam:

Keo cú, người đâu như cứt sắt,

Tham lam, chuyện thở rặt hơi đồng.

                                           (Nhiếc đời)

–   Sự giả dối đáng ghét:

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Cho nên nhà thơ mỉa mai, nguyền rủa cái xã hội suy đồi thời đó:

Bắt chước ai ta chúc mấy lời:

Chúc cho khắp hết cả muôn người,

Vua, quan, sĩ, thử, người trong nước,

Sao được cho ra cái giống người.

                               (Chúc năm mới)

3.  Cười mình

Nhà nghèo, đông con, thi hỏng kết thành cái vòng luẩn quẩn làm cho nhà thơ phải bật lên những tiếng cười ra nước mắt.

–   Cái nghèo cùng cực được phơi bày:

Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông,

Tưởng rằng ốm dậy, hóa ra không.

Một tuồng rách rưới, con như bố,

Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.

                               (Trời nực mặc áo bông)

Gia cảnh bần bách đa có lúc làm cho nhà thơ chao đảo, nhưng cuối cùng vẫn giữ khí tiết, rồi cười cợt:

Nào có ra gì cái chữ nho,

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

Sao bằng đi học làm thông phán,

Tối rượu sâm-banh, sáng sữa bò.

                                     (Cái chữ nho)

–   Bên cạnh cái nghèo là sự hỏng thi. Con đường duy nhất giúp nhà thơ thoát khỏi cuộc sống bế tắc là khoa cử. Nhưng dù đã dự tám khoa thi Hương, ông chỉ đậu tú tài hạng chót, nèn nhà thơ tự chế giễu:

Tú rốt báng trong năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa;

Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng.

                                     (Bài phú hỏng thi)

B. TIẾNG CƯỜI SÂU CAY

1.  Nhà thơ chọn lọc trong kho tàng từ vựng dân gian nhiều thành ngữ, tục ngữ, vận dụng tu từ một cách tự nhiên sinh động và có ý nghĩa sâu xa.

–   Ngôn ngữ sinh động:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành,

Mặt thời la láo, mắt thời nhanh.

                               (Tự trào)

–   Diễn ý tự nhiên mà vẫn tuân thủ những quy luật khắt khe của thơ Đường luật:

Sơ khảo phen này bác Cử Nhu,

Thật là vừa dốt lại vừa ngu,

                               (Ông Cử Nhu)

–   Nghĩa hàm ẩn sâu sắc:

Ồ hay giời chẳng nể ông Tây!

……..

Ông chồng thương đến cái xe tay.

(Mồng hai Tết viếng cô Kí)

Lẽ ra "Giời chẳng nể ông chồng" và "Ông chồng thương đến phận cô Kí" mới hợp lẽ. Vì cô Kí chỉ là món hàng mà mà chồng trao đổi với ông Tây để được yên ổn làm nghề cho thuê xe tay. Những điều trái lẽ ngược đời như vậy vẫn là sự thực vừa trào lộng, vừa chua chát.

2.  Giọng cười của nhà thơ thay đổi nhiều cung bậc

–   Bỡn cợt nhẹ nhàng:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

                         (Vịnh khoa thi Hương)

–   Trào lộng chua chát:

Y có ké lo toan việc nước: vua chửa dụng hiền;

Hay không ai dạy dỗ đàn em: trời còn bất hỏng.

                               (Bài phú hỏng thi)

–   Thóa mạ cay độc:

Cử nhân cậu ấm Ki,

Tú tài con Đô Mĩ,

Thi thế cũng đòi thi

Ới khíơi là khí!

–   Nhiều bất ngờ thú vị: nói về khoa thi Hương, nhà thơ lại mỉa mai anh chàng nho sĩ vừa thi đỗ:

Cụ Sứ có cô con gái đẹp,

Lăm le xui bố cưới làm chồng.

                               (Hương thí tự trào)

III. KẾT BÀI

Với phong cách trào phúng đặc sắc, Trần Tế Xương đã tố cáo bộ mặt xã hội thời ông bằng tiếng cười vỗ mặt sâu cay,

Tiếng cười trong thơ ông, dù để mỉa mai chế giễu, cũng không che giấu được nỗi đau buồn của nhà thơ về thân thế long đong, giữa xã hội đảo điên trong buổi giao thời.

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0