Phân tích bài thơ Thu điếu – Câu cá mùa thu
Phân tích bài thơ Thu điếu – Câu cá mùa thu Bài làm Mùa thu luôn là cảm hứng dạt dào, quen thuộc trong thi cổ trung đại. Mùa thu mang lại những cảm xúc dạt dào mãnh liệt trong từng trang văn, khiến cho xúc cảm của mỗi người lại bâng khuâng, xao xuyến, dào dạt. Nó khiến ...
Phân tích bài thơ Thu điếu – Câu cá mùa thu
Bài làm
Mùa thu luôn là cảm hứng dạt dào, quen thuộc trong thi cổ trung đại. Mùa thu mang lại những cảm xúc dạt dào mãnh liệt trong từng trang văn, khiến cho xúc cảm của mỗi người lại bâng khuâng, xao xuyến, dào dạt. Nó khiến cho mỗi người nghệ sĩ lại có nguồn cảm hứng, nhấc bút để tỉa ra từng chữ tinh hoa trên trang giấy. Trong đó phải kể đến Nguyễn Khuyến với 3 chùm thơ thu nổi tiếng. Mỗi bài mang một màu sắc rất riêng và ta phải kể đến “thu điếu” với một phong cảnh nên thơ mà man mác buồn.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Vẻ đẹp miền quê Bắc Bộ được vị Tam nguyên Yên Đổ lột tả một cách tinh tế với mang nhiều nét nên thơ và độc đáo rất riêng. Bằng tài năng tả cảnh Nguyễn Khuyến đã thổi hồn vào cảnh vật, khung cảnh mùa thu mang đến cho đất trời mua thu một vẻ đẹp nên thơ rất riêng. Một bức tranh làng quê yên ả được mở ra ở đầu tác phẩm:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Địa điểm mà nhân vật trữ tình câu cá ở đây là một chiếc “ao thu”. Hai chữ “ao” và “thu” kết hợp với nhau tạo thành một sự vật “ao thu” như chỉ một chiếc ao mà riêng của mùa thu mới có. Một nét đặc trưng không lẫn với bất cứ thứ gì của mùa thu, từ đó ta thấy rõ nét sắc thu đã bắt đầu thấm đượm trong không gian đất trời. Tính từ “lạnh lẽo” được ghép với “ao thu” như muốn kéo cả không gian trùng xuống. Thu sang, từng cơn gió cành cây bắt đầu đượm sự se lạnh của thời khắc giao mùa. Sau một mùa hạ nóng nực thì thu cũng đến với bao sự mát mẻ hòa lẫn cái se se của gió đầu mùa. Nhưng đó là cái “lạnh lẽo” trong trẻo với mặt nước hồ yên lặng, “nước trong veo”. Đến đây cả không gian nghệ thuật như được mở ra rộng hơn, yên bình đến lạ thường.
Giữa nước trời “trong veo” ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Nguyễn khuyến ưa dùng các tính từ đặc biệt là các láy từ. Với láy từ “tẻo teo” chỉ sự rất nhỏ bé của chiếc thuyền câu. Một chiếc thuyền nhỏ bé, lặng trôi giữa mặt hồ, vừa thực vừa mơ không gian đất trời dường như càng thu hẹp hơn mà cũng nên thơ nhẹ nhàng hơn cả. từ đó mà mở ra cho tác giả cảm nhận sự chuyển hóa cảu vạn vật đất trời
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Khung cảnh mùa thu đến đây như được mở ra thêm cao lên, không còn là sự yên lặng ở hai câu thơ đầu. Những âm thanh, đường nét của khung cảnh mùa thu đã bắt đầu len lỏi vào từng câu chữ, phá vỡ bầu không khí thanh tĩnh lúc đầu. Từng con sóng “lăn tăn” nơi mặt hồ như nhấn mạnh thêm sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời trong khúc giao mùa sang thu. Một động từ “vèo” cuối câu thơ ý chỉ tốc độ nhanh, thoáng qua, không kịp nắm bắt. Dường như có chút tâm tình của nhân vật trữ tình cũng được gửi gắm nơi mặt hồ yên ả, những gợn sóng bé nhỏ, qua chiếc là vàng thoáng nhẹ lướt qua.
Tiếp tục vẫn là những câu thơ về bức tranh màu thu nên thơ trữ tình được phác họa thêm sâu sắc trong từng nét chữ:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quang co khách vắng teo”
Không còn là cái “ao làng” bé nhỏ, lạnh lẽo nuwqax mà thay vào đó là những chóm mây xanh trên tầng cao đất trời. Những đám mây “lơ lửng” mang theo một chút chậm rãi đến bình thản của lòng người. Nét thu chấm phá lên nên trời xanh ngắt đặc trưng khiến lòng người khó cưỡng lại. Thu trong thi cổ thường mang một màu ảm đạm và vắng vẻ. Nhưng thu trong thơ Nguyễn Khuyến thật êm đềm, nhẹ nhàng, bình yên. Mùa thu yên bình, trầm tĩnh ấy như nhuốm cả không gian đất trời ngay cả từng con đường, “ngõ trúc” cũng vắng vẻ, cô quạnh. Những con đường làng nhỏ quanh co không bóng người. “Khách vắng teo” với cách gieo vần “eo” càng gợi tả thêm sự trầm tĩnh đến cùng cực. bóng dáng người cũng không thấy, làm tăng sự cô quạnh, tĩnh lặng của không gian khiến tác giả trầm ngâm.
“ Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Hai câu kết của bài thơ ta dường như vẫn khó có thể nhận ra bóng dáng của nhân vật trữ tình, chủ nhân của chiếc thuyền câu bé tẻo teo kia. Mùa thu là mùa của màu buồn, nó khiến con người ta thêm phần cô quạnh, buồn bâng khuâng và điều đó cũng không tránh khỏi với Nguyễn Khuyến. Tác giả thu mình lại, đơn độc giữa bầu không gian tĩnh lặng, lạc điệu. Tư thế “tựa gối” lại thêm phần thu nhỏ hình ảnh tác giả, khiến cho đất trời cũng trở nên chật hẹp hơn.
Một động từ “đớp” dường như khuấy động của sự tĩnh lặng của toàn bài thơ. Đấy chính là thủ pháp lấy động tả tình rất đặc sắc của nhà thơ. Hình ảnh “cá đớp” ấy khiến cho tác giả giật mình khi đang chìm đắm trong cảnh sắc u buồn của mùa thu, nó dường như đánh thức suy nghĩ, đánh thức tác giả thoát khỏi sự chìm đắm u buồn mà quay về với thực tại. Sẽ chẳng thể nghe thấy tiếng đớp động nhỏ bé ấy nếu ta đang ở trong một xã hội đấy sự vội vã. Hình ảnh cá đớp có lẽ cũng là hình ảnh ẩn dụ cho những biến động của xã hội bấy giờ, dân tình loạn lạc, đất nước lầm than. Qua đó ta thấy được phần nào tấm lòng tác giả đối với dân với nước nhưng cũng đành bất lực, không biết tỏ cũng ai, giãi cùng người.
“Thu điếu” của Nguyễn Khuyên đã vẽ ra một bức tranh làng quê thuộc vùng Bắc Bộ mang một màu sắc rất giản dị những cũng không kém phần đặc sắc. một khung cảnh yên bình, một bức tranh nên thơ trữ tình cùng những nét đượm buồn của mùa thu đặc trưng. Đồng thời cũng cho ta hiểu phần nào nỗi niềm, tình thế cô quạnh, bất lực trước vận mệnh đất nước, trước sự loạn lạc của xã tắc đương thời mà không thể giãi bài cùng ai.