25/05/2017, 00:55

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Văn mẫu lớp 11

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đồng Nai Trong cuộc đời phiêu bạt đó đây, Tản Đà đã ví mình như dòng nước trôi lênh đênh khắp các sông, hồ, bể cả, trong khi ấy người tình như non cao đứng ...

Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đồng Nai Trong cuộc đời phiêu bạt đó đây, Tản Đà đã ví mình như dòng nước trôi lênh đênh khắp các sông, hồ, bể cả, trong khi ấy người tình như non cao đứng sừng sững giữa trời, chịu dày dạn với tuyết sương để chờ đợi tình quản: Nước non nặng một lời thề, ...

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đồng Nai

Trong cuộc đời phiêu bạt đó đây, Tản Đà đã ví mình như dòng nước trôi lênh đênh khắp các sông, hồ, bể cả, trong khi ấy người tình như non cao đứng sừng sững giữa trời, chịu dày dạn với tuyết sương để chờ đợi tình quản:

Nước non nặng một lời thề,

Nước đi đi mãi không về cùng non.

Trong lời thề xưa, câu ước cũ, dù nước có đi mãi chưa về, non vẫn trọn gìn thủy chung. Trong cảnh khắc khoải đợi chờ, tháng ngày ủ rũ sầu nhớ, non kia có khác nào như cành cây khô héo vì hạn hán đang mong một trận mưa rào để lấy lại nét thắm tươi.

Ánh trời chiều đã ngã về phía Tây đoài. Những tia sáng cuối ngày càng soi sáng cảnh vật bao nhiêu càng cho ta thấy rõ những nét “nhạt phấn phai hương” và “hao gầy" của người đẹp, vì mong nhớ người đã cùng mình nguyện trăm năm vàng đá:

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại,non còn đứng không.

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắm hao gầy,

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Trời tây ngả bóng tù dương,

Cùng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha,

Dù trải qua bao năm tháng đợi chờ, vẻ đẹp của giai nhân, dưới ánh nắng của buổi chiều tà, vẫn còn những nét kiều diễm đáng yêu. Với một mối tình đậm đà, gắn bó không rời, nước non vẫn không thể nào quên nhau được:

Non cao tuổi vẫn chưa già,

Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.

Lời phân trần, biện bạch nỗi lòng của nước với non mỗi lúc càng thêm chân

Thành. Nước kia có khác nào người dàn ống theo đuổi một chí hướng, về cuộc đời

 Rày đây mai đó đã khiến cho mối tình “non nước” phải bị gián đoạn. Nhưng cuộc một thời gian vui thú giang hồ, nước đã trở về sum họp với non, với người tình cũ năm nào, trong cảnh hoan lạc, vui tươi:

Non cao đã biết hay chưa?

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ còn luôn.

Báo cho non chớ có buồn làm chi.

Nước kia dù hãy còn đi,

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

Nếu nước đã không thể quên non thì non cũng không bao giờ rời xa được nước. Lời thề của non nước sẽ đời đời bất diệt:

Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước không nguôi lời thề.

Nội dung của bài thơ trên đây được xây dựng trên phương diện tình cảm, một tình cảm thắm thiết và bất di bất dịch. Tản Đà đã dùng non và nước để diễn tả nỗi lòng của mình và người tình cũ một cách tài tình. Dù lời văn có tính cách ước lệ, nhưng không vì thế mà bài thơ kém phần linh động, trái lại nhờ sự ước lệ mà giọng văn trở nên trang trọng, quý phái

Về phần hình thức, tác giả đã dùng những chữ gợi hình như: suối khô dòng lệ, xương mai, hao gầy, đã đẩy tuyết sương, diễn tả được sự mong chờ, thương nhớ của người đẹp. Trong cảnh nhớ mong ấy giai nhân đã võ vàng, tiều tụy.

Nói đến sắc đẹp của người tình, dù đã trải qua những tháng đợi, năm chờ, vẫn không mất đi những nét "trầm ngư lạc nhân” của thuở nào, tác giả đã viết:

Trời tây ngả bóng tà dương,

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

Giọng điệu trầm buồn trong lời  thơ đã diễn tả đúng như những tiếng nhạc khi khoan khi nhặt, lúc bổng lúc trầm, hai chữ non non, nước nước được nhắc đi nhắc lại nhiều lượt như lời nức nở than vãn

Nước non nặng một lời thề,

Nước đi, đi mãi không về cùng non.

Nhớ lời nguyện nước thề non”

Nước đi chưa lại, non còn đứng không…

Để minh chứng cho lời thề non nước bền chặt với thời gian, tác giả đã dùng những lời lẽ cương quyết, đanh thép

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.

Toàn bài thơ lời lẽ rất giản dị,  chân thành và không có gì là gượng ép hay giả tạo. Đó là nhờ sự rung cảm chân thành của tác giả trong khi sáng tác

Tản Đà đã dung hòa được tất cả màu sắc, âm thanh, tình cảm để tạo nên những vần thơ tự nhiên, nhưng có một sức gợi mạnh mẽ.

Dù có tiếng là phóng túng, Tản Đà vẫn không để cho tình cảm lấn áp lí trí một cách dễ dàng. Thi sĩ đã dùng tình cảm để nâng đỡ lí trí, để tạo cho mình một sự nghiệp văn chương quan trọng.

Lời thơ của Tàn Đà dù ở phương diện nào cũng tỏ ra phảng phất phong độ của một người rất hăng hái và có nhiệt tâm quyết. đem “bút sắt mà mài lòng son".

Giữa thời quốc biến, dù không thể  thực hiện hoài bão của mình trong việc giúp dân, cứu nước, Tản Đà cũng đã góp phần vào việc tô điểm cho nền văn học nước nhà dược thêm phần tráng lệ.

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Bài làm 2

Tản Đà là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đã có rất nhiều tác phẩm nổ tiếng trong đó bài thơ Thề non nước là một tác phẩm hay và mang những nét cổ điển sâu sắc của dân tộc, những hình ảnh mang đậm giá trị này cũng luôn tạo được những giá trị niềm tin sâu sắc cho mỗi con người.

Tản Đà là một nhà văn của dân tộc Việt Nam bài thơ thề non nước đã mang đậm nét giá trị nhân văn trong lòng của tác giả, những hình ảnh mang một lời thề với non sông đất nước, đã khắc sâu trong tâm trí của nhà văn. Mở đầu bài thơ tác giả đã mang một lời thề với nước non, những giá trị đó để lại cho cuộc sống của mỗi người những lời nguyện ước hoàn thành được xứ mệnh của mình đối với dân tộc. Nước và non là hai danh từ mang đậm giá trị chung, khi những hình ảnh của nước non luôn thấm đẫm giá trị sâu sắc trong tác phẩm, nước non đã mang nặng lời thề.

Ở đây tác giả đã dùng hai từ nước và non để thể hiện ước nguyện thề nguyền với dân tộc, nước và non đã thề nguyền sánh bước bên nhau, nhưng ở đây tác giả đang nhập mình vào hai trạng thái này để nói lên cảm xúc của chính mình đối với dân tộc đối với đất nước, những giá trị của nó mang đậm màu sắc và những trạng thái của non nước quê hương:

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Ở đây nước non đã thể hiện những giá trị quê hương và đậm chất dân tộc đã mang những màu sắc sáng chói lên những niềm tin yêu về một dân tộc của chúng ta, nước non luôn là những cặp luôn luôn đi cùng bên nhau, và nguyện thề sẽ sống cùng nhau mỗi ngày, bao sóng gió cũng vượt qua được tất cả, giá trị của nó cho dân tộc cũng mang những màu sắc tươi tắn, nước đi đã nguyện thề và luôn luôn bên nhau , khi nước đi non vẫn đang đứng chờ và ngóng cùng trông nhau.

Hình ảnh đó đã mang đậm những giá trị sâu sắc của cuộc sống, và những dòng lệ đã tuôn dài theo năm tháng, trông chờ đang ngày một héo úa, và tóc mây đã mang những máu đầy tuyết sương, ở đây tuyết sương thể hiện sự chờ mong về một lời thề nguyền sâu sắc đối với dân tộc của mình:

Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

Những sự ngóng chông chờ đợi đã được lộ ra mỗi ngày, khi thiên nhiên mang đậm màu sắc của những sự ngóng trông và trông chờ về những lời thề ước sẽ luôn bên nhau, không mang theo những nỗi lầm và sự tiếc nuối về những gì đã qua. Lời thề ở đây có thể được coi như một lời nguyện ước, và những hình ảnh mang đậm màu sắc của thiên nhiên và những lời nguyện thề sẽ sánh vai cùng bên nhau. Nước và non sẽ không xa nhau, khi nó phơi lên trên đất nước những lời nguyện thề với nước non và hình ảnh đó đã mang những giá trị tươi tắn ngọc ngà, và mang màu sắc những nét vàng ngọc ngà chưa phôi pha.

Thời gian càng trôi đi, những nét đẹp của non nước ngọc ngà vẫn sáng bừng lên những ngọn ánh sáng bừng lên ngọn lửa của hy vọng và hy vọng về một tương lain tươi sáng hơn, khi những nỗi nhớ của nước non luôn luôn xuất hiện trong cuộc sống của mỗi con người. Non và nước luôn luôn bên nhau và nguyện thề cùng với nhau, những nỗi nhớ không tên đó đã khắc sâu những khoảnh khắc, có giá trị và ý nghĩa nhất trong mọi người. Những hình ảnh đó đã hiện lên trên mọi cảm giác để luôn luôn sánh bước với nhau trong cuộc đời.

Dù cho thời gian có trôi đi, sự vật thay đổi thì non nước vẫn luôn luôn nguyện thề cùng bên nhau để vượt lên trên cuộc sống, sống những năm tháng có giá trị. Ở đây non và nước được tổng hợp thành danh từ đất nước, hay nước non đó là chỉ về một quê hương, một đất nước, và giá trị của nó là để cho dân tộc những hoài niệm sâu sắc nhất. Mỗi người đều có thể dễ thấy điều đó qua cách diễn đạt mang màu sắc tươi tắn, vui vẻ và hạnh phúc nhất, những giá trị của nó luôn mang những hoài cổ về một lời thể ước sẽ luôn luôn bên nhau:

Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?

Những lời nguyện thề đó của non và nước là một biện pháp ẩn dụ để nói lên nghệ thuật sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói lên cuộc sống và sự thề nguyền của con người, những hình ảnh đó cũng đậm màu sắc và những lời thề của anh hùng dân tộc về đất nước của mình, luôn luôn thề nguyện sẽ hy sinh tất cả vì dân tộc, và nước non là những từ để cho họ gắn tâm trạng và thổi hồn của mình vào đó biết bao cảm xúc và giá trị nhất của con người, cho dù cho sông cạn đá mòn, cũng giống như một hoàn cảnh sống có khó khăn đến như thế nào thì họ vẫn luôn luôn phấn đấu vì đất nước, vì một nền dân tộc, mạnh mẽ sống trong những khoảnh khắc bên nhau, và nguyện thề với nhau trong những khoảnh khăc tuyệt vời và có giá trị nhất của con người:

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề.

Khi đi mang một lời thề và sẽ luôn luôn nguyện ước cùng với nhau, mỗi ngày giá trị đó sẽ được nâng cao hơn, khi nước non luôn hội ngộ những lời thề ước của dân tộc, nước đi nhưng luôn luôn mưa về cội nguồn của dân tộc, những hình ảnh đó đã làm sống động lên sự sống của mỗi con người, nhưng khi nguyện thề bên nhau họ vẫn có những lời nguyện ước bên nhau và có những khoảnh khắc bên nhau hạnh phúc khi nó luôn nguyện ước vẫn luôn được cải thiện và cho dù như thế nào đi chăng nữa thì nghìn năm vẫn luôn nguyện ước cùng với nhau, trong những khoảng khắc hạnh phúc và giá trị nhất cho mỗi con người.

Thề non nước là một bài thơ mang đậm giá trị và những lời nguyện thề luôn sánh bước cùng với nhau trong những giây phút hạnh phúc nhất, đó là một cặp được sánh đôi với nhau trong những lời nguyền thề và nỗi nhớ đó không hề bị phôi pha đi những cảm giác về một thời non nước của dân tộc. Một dân tộc giàu truyền thống quý báu.

Với một chí khí lớn chính tâm hồn của tác giả đang dần được biểu hiện một cách rõ ràng và chi tiết về cuộc đời của chính mình, đối với dân tộc, đó là những chí khí lớn của một anh hùng đối với sự nghiệp của đất nước, chúng ta luôn luôn có thể tự hào về điều đó, khi tác giả đã thể hiện chí khí của những người trai, những tâm hồn đang dần lan tỏa biết bao nhiêu cảm xúc của con người, cảm xúc đó là dịu dàng và mang đậm giá trị to lớn trong khoảng khắc và sự yêu thương to lớn đối với chính dân tộc của mình.

Bài thơ đã mang thêm dòng tâm trạng to lớn của tác giả về đất nước đó là những cảm nhận riêng và đậm đà cảm xúc của tâm hồn những người có ý chí làm những người anh hùng có công to lớn đối với đất nước.

Phân tích bài thơ Thề non nước của Tản Đà – Bài làm 3

Tản Đà (1889 – 1939) có câu thơ tuyệt bút:

"Tài cao, phận thấp, chí khí uất,

Giang hồ mê chơi quên quê hương".

(Thăm mộ cũ bên đường)

Người đọc xưa nay vẫn tìm thấy bóng dáng Tản Đà qua vần thơ ấy. Tên là Nguyễn Khắc Hiếu, lấy núi Tản, sông Đà làm bút danh. "Giấc mộng lớn", "khối tình con", "Thề non nước" là những tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà. Chất tài hoa tài tử, lãng mạn, giang hồ… in đậm trong thơ, văn Tản Đà. Những năm XX của thế kỷ này, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Ông được nhà văn Hoài Thanh trân trọng ngợi ca là "Người của hai thế kỉ”, vì thơ văn của Tản Đà chính là gạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại.

Bài thơ "Thề non nước" là một kiệt tác của Tản Đà. Bài thơ nằm trong truyện ngắn cùng tên, được Tản Đà sáng tác năm 1921. Cô đào Vân Anh là một du tử – hai nhân vật trong truyện, ngồi uống rượu, cùng nối lời nhau, làm thơ vịnh bức trranh sơn thuỷ – bức cổ họa – có ba chữ triện, chữ Nôm "Thề Non nước" mà thành bài thơ này. Bức cổ họa chỉ có một dãy núi, không có vẽ sông nước, dưới chân núi có một ngàn dâu gợi cảnh tang thương biến đổi. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, gồm có 22 câu thơ. Bốn câu đầu là lời vịnh của du khách, 10 câu tiếp theo của cô đào Vân Anh, 6 câu nối tiếp lại là lời của du khách, 2 câu cuối là tiếng thơ của Vân Anh.

Ngoài những chi tiết nghệ thuật vịnh bức cổ họa, bài thơ "Thề non nước" còn ca ngợi một mối tình chung thuỷ sắt son của đôi lứa, đồng thời gửi gắm một tình yêu nước thầm kín sâu nặng.

1 – Hình ảnh bức tranh sơn thuỷ.

Nói là bức tranh sơn thuỷ nhưng không có '"thuỷ" vì "Nước đi đi mãi không về cùng non". Chỉ có núi, một dãy "Non cao những ngóng cùng trông". Có cây mai già trụi lá trơ cành (xương mai). Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi. Có ngàn dâu xanh tốt dưới chân núi gợi màu tang thương biến đổi. Bao phủ toàn bức tranh là màu vàng tà dương:

"Trời tây ngả bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".

Có thể nói, đó là một bức tranh cổ rất đẹp mà buồn, thấm đượm cái tình thương nhớ, tang thương.

Nước non nặng một lời thề.

Cũng như thuyền và bến, trong bài thơ này "non" và "nước" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lứa đôi, cho trai và gái, cho giai nhân và người tình chung. Lứa đôi, non và nước đã yêu nhau, đã thề nguyền, đã "nặng lời thề". Lời thề sâu nặng và sắt son, bền vững như non như nước. Cảnh ngộ thật éo le và đáng thương. Lứa đôi đang trải qua những năm dài li biệt "Nước đi chưa lại, non còn đứng không”. Khi ngắm nhìn bức tranh, du khách đã cảm động nói: "núi tương tư”.

Sau những năm dài đợi chờ, thương nhớ và đau buồn, giai nhân (non) đã trở thành nàng cô phụ "non còn đứng không". Khóc than thảm thiết, bao nhiêu nước mắt đã khô cạn: "Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày". Thân hình tiều tuỵ đáng thương như một gốc mai già trụi lá trơ cành: "Xương mai một nấm hao gầy". Mái tóc xanh mềm mại như mây ngày nào, nay đã bạc trắng: "Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương". Tình lang đi mãi chưa về, giai nhân tuổi mỗi năm một cao, đã chiều tà ngả bóng, nhan sắc phai tàn. Còn đâu nữa "vẻ ngọc" và "nét vàng" thời con gái xa xưa: "Trời tây ngả bóng tà dương – Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".

Tản Đà đã sáng tạo nên những hình ảnh ẩn dụ để đặc tả nỗi buồn cô đơn, tương tư của giai nhân. Có không ít câu thơ trong bài "Thề non nước" vừa đẹp vừa hay không thua kém những câu Kiều của Nguyễn Du. 'Tóc mây", "xương mai", "nét vàng", "vẻ ngọc", đặc biệt "suối khô dòng lệ",. là những hình ảnh mĩ lệ nói về sắc tài và bi kịch trong tình yêu của giai nhân. Còn nước mắt đâu nữa mà "tuôn". Chữ "khô" thể hiện cách chọn từ, dùng từ của Tản Đà rất tinh luyện, chính xác.

Chẳng cần xem bức hoạ mà chỉ đọc vài câu thơ cũng thấy như hiện ra trước mắt chúng ta một cái "núi tương tư" vậy:

"Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

Trời gây ngả bóng tà dương,

Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".

Càng tương tư càng tủi hờn: "Non còn nhớ nước, nước mà quên non". Nhưng nàng cô phụ vẫn đinh ninh lời thề:

"Dù cho sông cạn đá mòn

Cồn non cồn nước hãy còn thề xưa".

"Dù… hãy…" niềm tin được khẳng định. "Sông cạn đá mòn" là một thành ngữ, nêu lên một giả định không bao giờ có thể xảy ra. Và cho dù có xảy ra trong muôn một, thì giai nhân vẫn son sắt thuỷ chung "hãy còn thề xưa". Ba chữ "còn" được láy lại trong vần thơ đã thể hiện sâu sắc, cảm động mối tình son sắt, thuỷ chung, bền đẹp của nàng cô phụ.

Nước đã đi xa, tình lang đã đi xa, chỉ còn lại tiếng đồng vọng trong không gian và thời gian li biệt. Hẹn ngày trở lại. Hẹn ngày tái ngộ, hội ngộ của lứa đôi. Chia sẻ nỗi buồn, an ủi tình nhân:

"Non mơ đã biết hay chưa?

Nước đi ra biển lại mưa về nguồn

Nước non hội ngộ còn luôn,

Bao cho non chớ có buồn làm chi".

"Ngàn dâu xanh tốt" như một chứng tích của thời gian, như một nổi tang thương đã biến đổi, và còn lại như một kỉ vật, vì thế "non thì cứ vui".

Hai câu kết như sự chung đúc một lời thề, "thề non nước":

"Nghìn năm giao ước kết đôi,

Non non nước nước, chưa nguôi lời thề".

Đã có lời "thệ hải minh sơn” trong tình sử. Đã có "đám cưới bạc". Cũng có “đám cưới vàng"… Đời người hữu hạn trăm năm. Nhưng lời thề của "non" và "nước" là lời thề "nghìn năm" kết đôi, thuỷ chung bền vững. Đó là một lời thề sâu nặng, bền đẹp đến muôn đời.

Nghệ thuật sử dụng biện pháp "phân – hợp" ngôn ngữ của Tản Đà rất điêu luyện để gợi tả và hiểu cảm thần tình. "Ngóng trông" được viết thành "những ngóng cùng trăng” diễn tả cái dằng dặc của sự đợi chờ, trông ngóng. Trong li biệt, hình ảnh 'non' và "nước" nằm ở hai phía không gian – đầu, cuối câu thơ "Nước đi đi mãi không về cùng non". Trong cảnh sum họp, hội ngộ của lứa đôi thì non và nước sẽ thành non non nước nước gắn bó keo sơn, bền vững, lời thề chẳng bao giờ "nguôi", chẳng bao giờ "quên” được!

Tóm lại, lời thề của non và nước được nói đến một cách thắm thiết, thủy chung và cảm động.

3. Nước đi chưa lại…

Bài thơ "Thề non nước" là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng tha thiết gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền. Đầu thế kỉ XX, có một số nhà thơ nói lên lòng yêu nước, một cách thầm kín:

"Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ".

(Cuốc kêu cảm hứng" – Nguyễn Khuyến)

"… Nặng gánh em trở ra về!

Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya…

Vì thương nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!

(…) Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng

Nước non gánh nặng, cái đức ông chồng hay hỡi có hay!".

(Gánh nước đêm – Trần Tuấn Khải)

 "Nọ bức dư đồ thử đứng coi

Sông sông núi núi khéo bia cười

 Biết bao lúc mới công vờn vẽ

Sao đến bây rách tả tơi…".

(Vịnh bức địa đồ rách – Tản Đà)

Trong bài thơ "Thề non nước", hai chữ "non" và "nước" xuất hiện ở tần số rất cao: 27 lần, lúc thì nước nhớ non, lúc thì non nhắn nước, lúc thì, non non nước nước… Một giọng thơ thiết tha, có không ít câu thơ để lại nhiều ám ảnh:

'Nước đi đi mãi, không về cùng non,"

'Nước đi chưa lại, non còn đứng không,

Non cao những ngóng cùng trông,

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày"…

"Non còn nhớ nước, nước mà quên non…'.

Có đặt bài thơ "Thề non nước" bên cạnh các bài thơ "Chim họa mi trong lồng", "Vịnh bức địa đồ rách", v.v… ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gửi gắm vào các chữ "nhớ nước", "quên non”. Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai. Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ "Thề non nước" như một vạch nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sầu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu, của PhamTất Đắc, v.v…

"Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn

Khói tuân khí uất, sóng cuồn trận đau”.

("Hải ngoại huyết thư”- Phan Bội Châu)

"Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ

Trông non sông lã chã dòng châu…"

('Chiêu hồn nước" – Phạm Tất Đắc)

Tóm lại, "Thề non nước" là một bài thơ kiệt tác của thi sĩ Tản Đà, sắc điệu trữ tình dào dạt trong những vần thơ nói về sự thương nhớ, chờ mong. Chờ người yêu nặng lời thề, xa vắng. Nhớ hồn nước bơ vơ. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ, biện pháp phân – hợp v.v… đã tạo nên những câu thơ lục bát tuyệt hay, đọc qua một lần nhớ mãi.

Thi sĩ Tản Đà đã nói hộ chúng ta những tình cảm đang nảy nở trong lòng. “Thề non nước" thể hiện tuyệt đẹp cốt cách phong tình tài hoa của thi sĩ Tản Đà.

Lời thề xưa cứ ngân nga mãi trong lòng ta. Cả một trời yêu thương, mong nhớ, đợi chờ mênh mang:

"Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước chưa nguôi lời thề”.

Từ khóa tìm kiếm

  • chỉ rõ biện pháp tu từ trong Thề non nước

Bài viết liên quan

0