Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão – Văn mẫu lớp 10
Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 1 của một bạn học giỏi Văn cấp tỉnh Hòa Bình Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công ...
Đánh giá bài viết Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 1 của một bạn học giỏi Văn cấp tỉnh Hòa Bình Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được ...
Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 1 của một bạn học giỏi Văn cấp tỉnh Hòa Bình
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán.
Mở đầu bài thơ ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng.
“Múa giáo non sông trải mấy thu”
Đây là câu thơ dịch từ câu thơ “Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu”. Hai chữ “múa giáo” không hay bằng “Cầm ngang ngọn giáo” bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn “múa giáo” gợi một động tác múa may rộn ràng. “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” gợi một hình ảnh khổng lồ cùa con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi và hình ảnh đó kéo dài mới mấy năm, chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quôc. Vừa mấy thu ý nói thời gian chưa bao nhiêu.
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Nguyên văn ‘‘Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ba quân là hình ảnh chung chung cho quân đội, binh sĩ. Tì hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ “khí thôn nguu” lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch “hùng khí nuốt trôi trâu” thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ “khí thôn Ngưu Đẩu” là chỉ khí thế chực nuốt cả sao Khiêu Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành “khí mạnh nuốt trôi trâu” thì thích hợp và thi vị hơn là “nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành.
Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận:
“Công danh nam tử còn vương nợ.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”.
Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt, làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng chế độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường, đời nhà Hán tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lảo nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt.
Chữ “nợ công danh” ở đây, nợ là dịch từ chữ “trái”, mà “trái” thì từ chữ “trách” mà ra, nghĩa là “người có trách nhiệm, trọng trách”. Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu “nam tử” – tức đàn ông.
Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua lịch sử và Tam quốc diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Và ông làm Thừa tướng. Khi sắp chết Lưu Bị đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng, vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa, cuối cùng ông chết trong khi chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau ông viết những lời cảm động chân thành: “Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi”. Và trận đó ông chết lúc 54 tuổi.
Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo “vừa mấy năm” (cấp kỉ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng.
Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn cho qua thời loạn. Thế mà Lưu Bị không chê ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, tri ơn tri ngộ ấy lớn lắm. Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho là rể, đề bạt làm Điện súy được phong tước Quan nội hầu, thì ơn này cùng không nhỏ, cho nên nói “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn của chủ tướng như Gia Cát Lượng.
Nếu xét bốn câu thơ trong tương quan thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu (“vừa mấy thu”), ba quân đều là quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, vậy có thể ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng?
Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông – Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt.
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 2
Thuật hoài là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, chia thành hai phần khá rõ: ở hai câu đầu là hình tượng con người và hình tượng quân đội thời Trần, hai câu sau là “nỗi lòng” của tác gia. Mở đầu bài thơ là hình ảnh tráng lệ với âm hưởng hào hùng, sảng khoái:
Hoàng sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Hai câu thơ có hai hình ảnh: hình ảnh tráng sĩ (con người thời Trần) và hình ảnh ba quân (quân đội thời Trần, thời đại, dân tộc). Tráng sĩ hiện lên trong hành động cắp ngang ngọn giáo với mục đích giữ gìn non sông đã mấy thu rồi. Các bản dịch thơ dịch “hoành sóc” bằng “múa giáo”. Theo tôi, cách dịch như vậy là hay nhưng chưa có sức âm vang. “Múa giáo” thể hiện sự điêu luyện, bền bỉ, dẻo dai nhưng thiếu đi độ cứng rắn, mạnh mẽ. “Cầm ngang ngọn giáo” khắc hoạ được tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi của người trai thời Trần. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước. Đó chính là dáng đứng của con người Việt Nam đời Trần.
Nếu câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ thì câu thơ thứ hai tô đậm hình ảnh “ba quân” tượng trưng cho sức mạnh dân tộc.
Tam quân tì hổ khí khôn ngưu
“Tam quân” là chỉ quân đội, dân tộc; “Ngưu” có nghĩa: là sao Ngưu, là trâu. Hình ảnh ba quân trong tư thế xông lên giết giặc với khí thế bừng bừng. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của “hào khí Đông A”. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn.
Tác giả Trần Trọng Kim dịch là “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”, còn Bùi Văn Nguyên dịch là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Tôi thích cách dịch của Trần Trọng Kim, bởi lẽ dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” nói được sức mạnh, khí thế dũng mãnh “Sát Thát” của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng tràn tới… nhưng chưa nói được tầm vóc. Hơn nữa dịch “át sao Ngưu”… câu thơ có lẽ giàu hình ảnh, gợi cảm hơn, kết hợp với câu thơ thứ nhất mở ra cả một không gian rộng lớn, vì thế ý thơ cũng giàu sức khái quát hơn.
Hai câu thơ nhỏ mà mang hai hình ảnh lớn: Hình ảnh một tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo đi cứu nước ròng rã bao năm mà chưa hề mảy may mệt mỏi. Hình ảnh “ba quân” xông lên giết giặc bừng bừng hùng khí át cả sao Ngưu, nghĩa là át cả trời cao. Bút pháp miêu tả, so sánh, phóng đại, phép đối hài hoà, giọng thơ hào hùng, sôi nổi tạo ra cách nói hấp dẫn và ấn tượng. Hình ảnh tráng sĩ còn có tính chất cụ thể ít nhiều, hình ảnh ba quân thì rõ ràng chỉ từ ấn tượng, từ cảm hứng chủ quan, dĩ nhiên là rất mãnh liệt và sảng khoái. “Ở đây chủ quan mà lại chân thực, chân thực của ấn tượng chứ không phải chân thực của thị giác. Chân thực ở cái hồn của sự việc chứ không phải ở sự việc cụ thể. Xét cho cùng, chính đó là cái chân thực của thời đại, của đất nước” (Nguyễn Đình Chú).
Nếu cái tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc. Nghĩa là không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la trong một bối cảnh không – thời gian kì vĩ. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần. Đó chính là sản phẩm của “hào khí Đông A”.
Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người mang tầm vóc của vũ trụ này vì ai mà xông pha, quyết chiến…? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình đất nước… Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện củacon người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước. Điều đặc biệt ở đây là, khác với văn học Trung Quốc hay Ấn Độ, con người vũ tru, con người cộng đồng trong văn học Việt Nam nói chung và Thuật hoài nói riêng gắn với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gắn với thời đại và đất nước.
Nếu ở hai câu đầu giọng điệu sôi nổi hùng tráng thì đến đây âm hưởng thơ bỗng dưng như một nốt trầm lắng lại. Điều đó rất phù hợp với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ. Nói cách khác âm hưởng thơ góp phần thể hiện nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão.
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).
Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách, tầm vóc, sức mạnh mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ. Cái chí, cái tâm ấy gắn liền với quan niệm chí làm trai. Theo Phạm Ngũ Lão chí làm trai phải gắn liền với hai chữ công danh, Chí làm trai này mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời). Chí làm trai đó được coi là món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. Sau này Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Đặt trong thời đại của Phạm Ngũ Lão, chí làm trai này đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. Phạm Ngũ Lão cũng từ cái chí, cái nợ nam nhi, nam tử đó mà cùng dân tộc chiến đấu chống xâm lược bền bĩ, ròng rã bao năm. Đặc biệt ở đây cũng từ cái chí, cái nợ đó mà nảy sinh trong tâm trạng một nỗi thẹn. Nói cách khác cái tâm thể hiện qua nỗi thẹn…
Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, mưu trí tuyệt vời, song điểm làm cho Gia Cát Lượng nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ. Vì thế “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo, “thẹn” còn được hiểu là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn.
Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn của người có nhân cách. Trong bài Thuật hoài,Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam.
Tóm lại bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được quan niệm về con người trong văn học phương Đông. Hình ảnh tráng sĩ – con người Việt Nam đời Trần vừa mang tầm vóc vũ trụ, vừa có ý thức, trách nhiệm cộng đồng, vừa lắng sâu một nỗi lòng cao cả. Nói cách khác ba kiểu con người: con người vũ trụ, con người cộng đồng và con người hữu tâm đồng hiện, hài hoà. Chính ý thức trách nhiệm với đất nước (con người cộng đồng) nên sẵn sàng xông pha cứu nước với tư thế và tầm vóc lớn lao (con người vũ trụ) và luôn biết nghĩ suy, khát vọng (con người hữu tâm)… Dáng đứng Việt Nam, con người Việt Nam đời Trần cao đẹp làm sao!
“Bài thơ nêu cao lý tưởng trai thời loạn. Lý tưởng trai thời loạn là “cắp ngang ngọn giáo”, luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu dẹp giặc cứu nước. “Nợ công danh” lúc này là trách nhiệm của người thanh niên đối với đất nước khi có giặc ngoại xâm… Người thanh niên thời đại ấy đã ý thức được trách nhiệm cao cả của mình đối với Tổ quốc. Từ bài thơ còn nổi lên hình ảnh quân đội cứu nước, ngùn ngụt khí thế của hổ báo nuốt trâu. (Nguyễn Sĩ Cẩn)
“Cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Ngọn giáo ấy phải đo bằng chiều ngang của non sông. Thế thì con người cầm ngang ngọn giáo bảo vệ Tổ quốc ấy tất phải được đo bằng kích thước của trời đất. Con người có tầm vóc vũ trụ như vậy đã đồng nhất với non sông . Tầm vóc hoành tráng, tư thế vững chắc ấy của dân tộc ta có cơ sở từ tinh thần làm chủ đất nước sâu sắc, từ ý chí bảo vệ đất nước rất kiên cường. Với tinh thần ấy, nhân dân ta đã làm nên những chiến công oanh liệt ở Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, v.v… và nhất là Bạch Đằng” (Đinh Gia Khánh)
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 3
Việt Nam, “ Đất nước bốn nghìn năm/ Vất vả và gian lao” đã lớn mạnh, trưởng thành theo từng bước lịch sử. Khí thế hào hung, oanh liệt của quân và dân ta đời đời trong công cuộc xây dựng nước nhà và chống giặc ngoại xâm được ghi lại trong những áng văn chương kiệt xuất như “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn, “Bạch Đằng giang phú”- Trương Hán Siêu… và không thể quên là “Thuật hoài” (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ là khúc tráng ca hào hùng và mang nỗi niềm của tác giả- một vị tướng, một con người yêu nước nồng nhiệt.
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng thời Trần. Sinh ra và lớn lên trong thời đại nhà Trần phải đấu tranh đánh đuổi quân Nguyên- Mông hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững giang sơn xã tắc, ông đã thấm nhuần tinh thần tự tôn dân tộc, nhất là lý tưởng trung quân ái quốc, trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia “ Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Vì thế bài thơ “Thuật hoài” (Tỏ lòng) ra đời như một lời bộc bạch thể hiện khát vọng, niềm tự hào trước những con người thời Trần và tâm sự từ đáy lòng của tác giả. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hung, bài thơ đã lột tả sâu sắc tâm tư mà tác giả muốn truyền đạt.
Bước vào thời đại chiến tranh vệ quốc khốc liệt mà anh dũng ấy, cái thời mà ngọn lửa như thiêu đốt tâm hồn quyết khẳng định chủ quyền “Nam quốc sơn hà” rõ ràng một lần nữa, hình ảnh những trang nam nhi hảo hán, những chiến binh quả cảm của nhà Trần đã xuất hiện mạnh mẽ như những vị thần, thể hiện mạnh mẽ sức mạnh dân tộc trong hào khí Đông A.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu/ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Câu thơ đầu tiền đã vẽ nên hình tượng oai vệ, lẫm liệt của những con người gánh vác trên vai sứ mệnh bao vệ non sông thiêng liêng cao cả. Họ xuất hiện đã mang tầm vóc không gian “giang sơn”, lưu dấu trên trang lịch sử dân tộc và trường tồn cùng thời gian “kháp kỉ thu”. Phạm Ngũ Lão khắc họa hình ảnh họ hiên ngang, hào hung, và dũng mãnh cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc vì cuộc sống yên bình tương lai. Song cuộc chiến này không phải ngày một ngày hai, “kháp kỉ thu” dường như gợi cho ta thời gian rất dài chiến tranh liên mien không nghỉ kéo theo cả mất mát đau thương. Bao người đã hi sinh, xương máu họ đã không còn nhưng những người binh sĩ vẫn giữ nguyên tư thế, tinh thần, ý chí chiến đấu vì lý tưởng khôi phục non sông nước nhà. Làm được như vậy bởi sâu thẳm trong trái tim, họ luôn giữ cho mình niềm tin và tinh thần yêu nước. Và Phạm Ngũ Lão cũng là một trong những người chiến binh đó và cảm nhận như vậy. Ông đã dung từ “hoành sóc” để khắc tạc lên tư thế tấn công dũng mãnh, sẵn sàng áp đảo kẻ thù của những con người chính nghĩa bong lồng lộng không gian mà không một từ ngữ nào hay một bản dịch nào có thể lột tả được.
Tình yêu nước, ý chí mạnh mẽ bảo vệ đất nước đáng ngưỡng mộ đó không chỉ lẻ loi đơn đọc ở một hay hai tráng sĩ nào đó mà đã lan tỏa và là không khí của quân đội nhà Trần, của cả dân tộc thời Trần. Nếu câu thơ đầu tiên là tầm vóc, tư thế kì vĩ của người tráng sĩ thì ở câu thơ thứ hai, tác giả lại muốn tô đậm hình ảnh “ba quân” mang sức mạnh đoàn kết một lòng dân tộc. “Ba quân” là sự hội tụ của anh hùng hảo hán, cùng nhau ra trận với chung ý chí “Sát Thát”, chung lý tưởng bảo vệ đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Và khí thế ngút trời đó không có bất cứ thứ gì có thể ngăn cản lại được. Hình ảnh ẩn dụ so sánh “tì hổ tam quân khí thôn Ngưu” đã đặc tả khí thế mạnh mẽ, vô địch đó, và khẳng định khí thế đó dường như còn lấn át đi cả những vì sao tinh tú trên bầu trời. Câu thơ mạnh mẽ, hào hùng nhưng không kém chân thực có lẽ đã xuất phát từ trái tim giàu lòng yêu nước. Biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa đã sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng có tính sử thi, tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học nước nhà
Thuyền bè muôn đội tinh kì phấp phới
Tỉ hổ ba quân gươm sáng chói
Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại anh hùng tạo nên những con người anh hùng, ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh tạo nên hào khí của cả thời đại. Cùng với đó, tác giả cũng bộc lộ niềm tự hào sâu sắc khi được đứng trong hàng ngũ những con người dũng cảm đã xông pha bảo vệ đất nước, tự hào về cả một thời đại anh hùng. Và suy nghĩ, lời thơ của tác giả nói về chính mình nhưng cũng là nói cho cả thế hệ.
Nếu như hai câu thơ đầu như một sự thông báo kiêu hãnh với đất trời về sức mạnh tinh tần cả một đội quân dân tộc thì hai câu thơ kết lại như một tiếng thở dài trầm lắng, nhẹ nhàng để ta suy nghĩ lại về trí làm trai, về lẽ sống và trách nhiệm của con người đối với vận mệnh đất nước.
Nam nhi vi liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
( Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Thời xưa, Nho giáo nêu cao triết lý kẻ làm trai từ lúc sinh ra đã gánh nợ công danh. Người đàn ông phải hướng đến “ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, lấy đó làm lý tưởng, làm cái đích để phấn đấu cả đời. Thời Trần cái chí ấy là “Phá cường địch, báo hoàng ân” của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản, câu nói quả quyết của Thái sư Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”… Ấy là khát vọng nhưng cũng là nghĩa vụ gánh vác vận mệnh quốc gia dân tộc, lập chiến công hiển hách để cống hiến. Sống trong thời đại bấy giờ, Phạm Ngũ Lão cũng không ngoại lệ mà luôn theo đuổi lý tưởng, coi đó là món nợ phải trả cho đời. Trả xong nợ công danh là từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ, sẵn sang chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp lớn lao “cùng trời đất muôn đời bất hủ”. Cũng từ nợ công danh đó mà Phạm Ngũ Lão đã bền bỉ kiên trì chiến đấu ròng rã bao nhiêu năm. Đặc biệt, ông luôn nghiêm túc đối với việc này. Không coi nhẹ coi đó là việc ngày một ngày hai làm thì làm không làm thì thôi mà khi không thực hiện được, ông coi đó là nỗi “thẹn”.
Phạm Ngũ Lão sống mà luôn thẹn vì không tài giỏi được như Vũ Hầu tức Khổng Minh- một người quân sự tài ba của Lưu Bị thời tam quốc, mưu trí hơn người, lập nhiều công cao, trung thành tuyệt đối. Đây quả thực là nỗi thẹn của một nhân cách lớn, của con người sống có hoài bão lớn lao mà luôn khiêm nhường, luôn dành trọn tâm cho đất nước. Dường như nỗi thẹn không làm cho Phạm Ngũ Lão bé đi mà hình ảnh ông càng được tô đậm, đáng kính. Ẩn sau nỗi then cao cả, khiêm tốn đó là lời tự nhắc nhớ cũng như nhắc nhở chung cho các binh sĩ về ý thức rèn luyên binh thư võ nghệ để đủ khả năng cống hiến cho đất nước.Thân là một tùy tướng, Phạm Ngũ lão đã bày tỏ lòng mình, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu để làm gương cho ba quân, dồn hết tài năng tâm huyết để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Bút pháp miêu tả, so sánh, phóng đại, phép đối hài hòa, giọng thơ hào hùng, sôi nổi tạo ra cách nói hấp dẫn và ấn tượng. Bốn dòng thơ ngắn gọn, cô đúc đã tạc vào thời gian bức tượn đài về người tráng sĩ thời trần đáng tự hào và cảm phục. Hình tượng họ qua bài thơ toát lên sự oai hùng, kiên cường, bất khuất, lại vừa thể hiện nỗi trầm tư và khát vọng cống hiến của tác giả. Đó không chỉ là lý tưởng sống của con người thời Trần đáng tự hào cảm phục. Đó không chỉ là lý tưởng sống của con người thời đại nhà Trần mà còn là mục đích sống của con người mọi thời đại. Ngày nay chúng ta sống trong hòa bình, nhiệm vụ của mỗi con người là ra sức học tập, rèn luyện, biết vươn lên lập công ghi danh ,hết mình vì lý tưởng của bản thân và đất nước. Hãy để hào khí Đông A một thời trở thành tinh thần dân tộc mọi thời đại
Bài thơ ra đời cách chúng ta 7 thế kỉ nhưng “Thuật hoài” luôn mới mẻ và lay động con tim bạn đọc. Bởi qua bài thơ độc giả bắt gặp hình ảnh chân thực, hoành tráng của người trai thời trần, của cả một thế hệ đời nhà Trần, đặc biệt là danh tướng Phạm Ngũ Lão. Bài thơ đồng thời là lời giáo dục về nhân sinh quan và lối sống tích cực của thanh niên Việt Nam hiện nay và mai sau.
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 4
Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến thế kỉ XV với lời thơ hùng hồn và tấm lòng quân tử nặng nợ tình.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Hai câu đầu bài thơ có thể gọi là sự phô trương sức mạnh và khí thế hùng hồn của dân tộc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, oai hùng. ' cầm ngang cây giáo' cho thấy sự hiên ngang và quật cường, ý chí và sự kiêu hãnh của những vị tướng, chỉ huy một đội quân tràn đầy sức chiến đấu bảo vệ dân tộc, sức mạnh đó không những có thể nuốt trôi trâu mà còn vươn xa hơn cả sao Ngưu ở trên trời cao. Đó còn là sự thúc dục, sự khuyến khích, động viên ba quân cho thấy sự tự tin vào sức mạnh dân tộc có thể đánh tan mọi kẻ thù. Là sự chắc thắng trước mọi trận chiến cam go, ác liệt. Phải chăng vì thế mà Phạm Ngũ Lão có thể đánh đâu thắng đấy và chiếm được lòng tin của anh em binh lính.
Nam nhi vị liễu công danh trái.
Câu thơ có nghĩa là:' thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh'. Tiết tấu bài thơ trở nên dàn trải, nhẹ nhàng, không còn mạnh mẽ như hai câu thơ đầu, khi tác giả mạnh mẽ phô trương sức mạnh dân tộc và ý chí hùng hồn. Câu thơ thứ ba như một sự thở dài, một sự hổ thẹn, vị tướng tài như vẫn còn một nỗi băn khoăn trong lòng về thế sự quốc gia, tiềm ẩn một nỗi khát khao cống hiến và chiến đấu hết mình cho đất nước. Đúng hơn, Phạm Ngũ Lão cảm thấy buồn khi nước nhà còn trong cảnh gian nan, khổ ải và đau khổ vì chiến tranh, cảm thấy như mình vẫn chưa xứng đáng là một người con nước Nam, còn chưa đánh đuổi được quân xam lược. Niềm khao khát của Vị tướng tài muốn xông pha nơi trận mạc, muốn đánh đông dẹp bắc đánh đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi. Câu thơ này còn là một sự thúc dục ba quân, khuyến khích họ xứng đáng một trang nam tử đầu đội trời chân đạp đất, lập công danh cho nước nhà, vang dội sử xanh.
Nếu ở hai câu đầu như một sự thông báo kiêu hãnh với trời đất về sức mạnh và quy mô của một đội dũng binh đang chuẩn bị xuất trận, báo hiệu một chiến thắng huy hoàng đang chờ đón trước một sức mạnh như vũ bão, câu thơ thứ hai là một tiếng thở dài trầm lắng, nhẹ nhàng để người ta suy nghĩ lại về chí làm trai, về mục đích của người đàn ông sống trên đời, thúc dục ý chí và lòng căm thù giặc của ba quân, tạo cho họ một sự vững chắc về tâm lý cũng như lòng tin về chiến thắng thì ở câu thơ thứ cuối bài thơ, tác giả đã nêu lên một tấm gương để học hỏi, để noi theo và cho thấy sự phấn đấu lập công lớn lao của mình.
Câu thơ:
'"Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
có nghĩa là:
"Thầm thấy hổ thẹn khi nghe kể chuyện Gia Cát Lượng'.
Đây là điều canh cánh bên lòng của người dũng tướng, gắn với bổn phận của kẻ làm trai thời phong kiến . Bao đời nay, nợ công danh từng là niềm ám ảnh khôn nguôi với những người làm trai trong thời phong kiến. Phải chăng, một người anh hùng như Phạm Ngũ Lão cũng không thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn "công hầu khanh tướng" ấy? Giả sử có như vậy cũng là lẽ thường tình, nhất là trong thời đại giá trị con người được tạo nên từ những chiến công – thời thế tạo anh hùng. Câu thơ bộc lộ niềm khao khát lớn, một điều băn khoăn chưa trả với đời của người trai làng Phù Ủng năm nào. Tất cả nỗi niềm của ông được thổ lộ trong sự đối sánh với tấm gương Vũ Hầu Gia Cát Lượng thuở xưa. Bậc mưu thần, danh sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc, người đã xả thân vì cơ nghiệp nhà Thục, vì chúa Lưu Bị, nhắm mắt chưa yên công cuộc "ủng Lưu phản Tào". Tất cả đã rõ, tâm niệm của Phạm Ngũ Lão nào khác nguời xưa khi ông mong muốn làm nên công nghiệp phò tá cho vua, thực hiện lý tưởng trí quân trạch dân cao cả của bề tôi trung thành tận tuỵ. Nỗi thẹn của người anh hùng toả sáng một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về nghiệp lớn muôn đời, vì sự bình yên của sơn hà xã tắc.
Nói chung lại,cả bài thơ là sự phản chiếu một thời đại hào hùng, khi lý tưởng trung quân ái quốc hoà nhịp trọn vẹn trong tình cảm, tâm hồn nhà thơ, thời đại "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước ra sức".Tâm nguyện của Phạm tướng quân đã phản chiếu tâm tư của bao người trai thời Trần : ý thức rõ giá trị bản thân, nhận rõ sự gắn bó cá nhân với cộng đồng – dân tộc – đất nước. Xúc cảm hào hùng toả sáng trong hình tượng thơ, đem đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn về con người thời đại Đông A.
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 5
Tỏ lòng là những tâm sự của một vị tướng trung quân ái quốc, ông đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường. Không những thế ông có những quan điểm sống vô cùng tích cực về công danh của chí làm trai. Có lẽ nói đến đây thì chúng ta đã biết đó là ai. Đúng vậy đó chính là Phạm Ngũ Lão. Đối với ông mà nói những gì ông làm, những chiến thắng mà ông đạt được không to chút nào. Bài thơ tỏ lòng hay chính tiếng lòng của nhà thơ và phải nói rằng chính bài thơ đã làm cho người ta gọi ông thêm một chức danh nữa đó chính là nhà thơ.
Bài thơ tỏ lòng thể hiện rõ hào khí Đông A. Tất cả những dáng vóc con người cho đến hào khí mạnh mẽ đều thể hiện sức mạnh của con người cũng như quân đội nhà Trần. Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng vừa thể hiện được sức mạnh của quân đội nhà Trần, những ý chí của con người nhà Trần vừa thể hiện được những tâm sự từ tận sau đáy lòng Phạm ngũ Lão.
Hai câu thơ đầu mang đến cho ta những vẻ đẹp của con người nhà Trần từ vẻ đẹp của con người cá thể đến vẻ đẹp của tập thể quân đội. Qua đó ta thêm tự hào về những sức mạnh ý chí của quân đội ta:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Hai câu thơ như vẽ lên những hình ảnh của những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất không những hiên ngang mà còn bất khuất kiên cường. Trước tiên thì đó là vẻ đẹp của người anh hùng với cây giáo trong tay mình. Nhà thơ là một vị tướng quân vì thế cho nên qua câu thơ ta cảm nhận được cái người cầm giáo non sông kia chính là ám chỉ chính ông. Đối với Phạm Ngũ Lão mà nói thì cuộc sống của ông là phải cầm giáo để chấn an những quân xâm lược những kẻ bạo tàn giúp cho đất nước được yên ồn, nhân dân được thái bình. Hai chữ “hoành sóc” như thể hiện sự hiên ngang ấy, thế nhưng ở bản dịch lại làm giảm đi ý nghĩa của hai chữ hoành sóc ấy. Múa giáo không thể nào lột tả được hết cái dũng mãnh của hai chữ “hoành sóc”. Không những thế thì cầm ngang ngọn giáo thể hiện sự trấn an quốc gia sông núi hơn là múa giáo. Không những thế mà hình ảnh người anh hùng hiên ngang ấy lại còn cầm ngọn giáo ấy trong tay trải qua biết bao nhiêu thời gian để đánh giặc. Ngọn giáo ấy được đo bằng không gian non sông đất nước và chiều dài của lịch sử. Hình như giáo cũng có không gian sinh thành và có tuổi đời như chúng ta vậy.
Đến câu thơ thứ hai trong hai câu thơ đầu thì chúng ta lại thấy được một khí thế hào hùng như hổ báo át hết tất cả những gì cản trên đường họ:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Có thể hiểu là khí thế quân đội nhà trần lấn át cả ao Ngưu trên trời và cũng có thể hiểu là có thể nuốt trôi một con trâu. Khí phách ấy giống như một con hổ lớn có thể nuốt hết tất cả những tên giặc kia nếu chúng không chịu rút quân về nước. Binh tốt không những phải giỏi mà còn phải có một tinh thần tốt thì mới chiến thắng được. Cách hiểu thứ hai là khí chí của quân đội nhà trần khiến át đi cả sao Ngưu Vương. Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì chúng ta đều biết được khí phách của quân đội nhà Trân là rất lớn.
Nếu như hai câu thơ đầu nhà thơ nói đến vẻ đẹp của quân đội nhà Trần tỏ rõ hào khí Đông A thì đến hai câu thơ sau nhà thơ thể hiện nỗi lòng của mình:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).
Nói chung câu thơ kia là quan niệm về chí làm trai của nhà thơ trong cuộc sống này. Có thể nói chí làm trai ấy là một quan niệm chung cho tất cả những người anh hùng thời ấy. Nguyễn Công Trứ cũng từng nói:
“Đã có tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Đối với nhà thơ mà nói những gì ông làm cho đất nước chưa thấm thoát gì vì thế cho nên công danh nam tử còn đang vương nợ. Đó là cái nợ cho đất nước, là cái nợ với vua. Thế nên khi nghe thuyết kể về Vũ Hầu một người quân thần tài giỏi thì tác giả hãy còn e thẹn. Ta như khâm phục trước những phấn đấu của ông trong cuộc đời. Đối với chúng ta ông đã là người có tài lắm rồi nhưng đối với ông thì như thế vẫn là chưa đủ. Cuộc đời nam tử với ông phải làm được nhiều hơn thế mới xứng đáng là nam tử.
Qua đây ta thấy được tấm lòng trung quân ái quốc cùng vẻ đẹp hiên ngang mà nhà thơ thể hiện trong bài Thuật Hoài này. Hào khí Đông A như được thể hiện rõ hơn, đó là hào khí của một thời oanh liệt. Đồng thời Phạm Ngũ lão đã xây dựng được một hình ảnh những con người nhà trần khỏe mạnh hết lòng vì tổ quốc vì nhân dân.
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão – Bài làm 6
Phạm Ngũ Lão được biết đến là một danh tướng thời trần, xuất thân tầng lớp bình dân nhưng tài cao đức độ nên ông nhanh chóng trở thành một trong những tướng tài hầu cận cho Hưng Đạo Vương. Phạm Ngũ Lão cũng nhắc tới với nhiều đóng góp về mặt văn học, với rất nhiều tác phẩm. Thuật hoài là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, được lưu truyền rộng rãi và toát lên toàn bài là khát vọng mãnh liệt cảu tuổi trẻ trong xã hội phong kiến xưa, thực hiện được lí tưởng trung quân ái quốc.
Thuật Hoài được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt, đó là khi triều đại nhà Trần sau khi có những chiến công lẫy lừng, đẩy lùi quân xâm lược Mông Nguyên. Để dương cao ngọn cờ yêu nước, truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc ta, cùng với đó là tinh thần và khí phách của anh hùng , nam nhi. Bài thơ có 4 câu, nhưng lại toát lên được những ý nghĩa lớn lao, khí thế bừng lên:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
Dịch thơ tiếng Việt:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Thấm nhuần tư tưởng yêu nước từ sớm, Phạm Ngũ Lão đã sớm ý thức được tinh thần dân tộc lớn lao, lòng tự hòa dân tộc cũng như lí tưởng sống của đạo Nho- trung quân ái quốc. Ông ý thức rất rõ về trách nhiệm của mỗi người trước sự an nguy và vận mệnh của đất nước. Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh ấy, là một bài thơ được viết bằng chữ Hán, niêm luật chặt chẽ, âm hiệu hòa hùng, gắn với hình tượng kì vĩ. Hai câu đầu khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt tràn đầy sức sống của những trang nam nhi,xả thân vì nước, thể hiện rất rõ hào khí Đông A. Điều mà tới nay, không chỉ có trang nam nhi mới làm được nhưng tư tưởng này lại hiện hữu rõ “ vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Ở câu đầu tiên, tác giả viết: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Câu thơ có nghĩa là “ cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu” nhưng câu dịch thơ lại là “ múa giáo non sông trải mấy thu”. Câu dịch thơ dù nhắc tới hình ảnh là “ múa giáo non sông” nhưng vẫn chưa lột tả hết sự oai phong , kiêu hùng với tư thế người lính trong tư thế dũng mãnh, giữa không gian rộng lớn của giang sơn, và đã trải qua một thời gian dài. Đây là hình tượng chủ chốt, lẫm liệt , tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường.
Ở câu thơ thứ hai “ Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” được dịch là: “ khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời”. Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu” Câu thơ thứ hai này chủ yếu đặc tả khí thế chiến đấu và tinh thần không gì có thể ngăn nổi. Với việc sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, nhằm làm nổi bật sức mạnh của nhân dân ta. “ khí thôn Ngưu “ là một cách nói khoa trương, tạo nên hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
Hai câu thơ cuối , Phạm Ngũ Lão đã viết với âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình. Âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).
Là một thành viên tham gia đạo quân anh hùng ấy, tác giả Phạm Ngũ Lão sớm trở thành một chiến binh với dày dặn kinh nghiệm và trở thành một vị tướng lẫy lừng. Con người ông luôn sôi sục khí thế , khát vọng công danh của đấng nam nhi. Cùng với đó là việc sử dụng điển tích điển cố, lấy chuyện Vũ Hầu để soi mình vào đấy để từ đó thấy được trách nhiệm của mình. Cũng từ hình ảnh ấy, để vươn lên trở thành một đấng nam nhi có tài có đức, chiến đấu vì sự nghiệp của nước nhà,một lòng trung quân ái quốc. Đọng lại ở trong lòng độc giả là tư tưởng tiến bộ của tác giả, đó là phận sự với vua, với đời chưa hết thì chưa thỏa khát vọng, trách nhiệm với xã tắc với vua tô.
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba và luôn trái tim nhạy cảm của một thi nhân, trước những sự đổi thay và chuyển đổi, ông luôn có những cảm xúc suy nghĩ rất riêng. Ông đã sáng tác Thuật hoài mang âm hưởng trữ tình vừa bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Thuật hoài có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về quan niệm nhân sinh và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại cùng với khí thế hào hùng, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm lớn lao đối với xã tắc.
Từ khóa tìm kiếm
- Phân tích bài thơ Chiều Tối để làm súy rõ
- phan tich thơ thuat hoai