24/05/2017, 14:03

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ trong chương trình văn học lớp 8. Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Thơ mới không còn chịu sự gò bó ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ trong chương trình văn học lớp 8. Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Thơ mới không còn chịu sự gò bó và ép buộc của những quy tắc về mặt trình bày và nội dung nữa. Người nghệ sĩ qua đây được tự do thể hiện tình cảm, tâm tư của mình đối với mọi thứ mà mà mình quan tâm. Và ...

Đề bài: Em hãy viết bài văn của Thế Lữ trong chương trình văn học lớp 8.

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Thơ mới không còn chịu sự gò bó và ép buộc của những quy tắc về mặt trình bày và nội dung nữa. Người nghệ sĩ qua đây được tự do thể hiện tình cảm, tâm tư của mình đối với mọi thứ mà mà mình quan tâm. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới. Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng”. Tuy  miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh  lúc bấy giờ.

Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua

phan tich bai tho nho rung cua the lu

Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi

Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm.
Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi.

Miêu tả suy nghĩ của Hổ nhưng thong qua bài thơ, tác giả cũng đã thể hiện hoàn cảnh và những suy nghĩ của con người Việt Nam lúc bấy giờ. Những lời dỗ ngon ngọt của kẻ thù mãi mãi không bao giờ có thể làm cho dân tộc ta quên đi nỗi căm hận với chúng và sự khao khát tự do, khao khát được giải phóng.

0