24/05/2017, 11:56

Phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh để nhận thấy tinh thần lạc quan của Bác sau khi thoát khỏi cảnh lao tù? Bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh không nằm trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù, bài thơ đươc viết sau khi Bác đã ra tù. Mặc dù sức khỏe rất ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh để nhận thấy tinh thần lạc quan của Bác sau khi thoát khỏi cảnh lao tù?

Bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh không nằm trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù, bài thơ đươc viết sau khi Bác đã ra tù. Mặc dù sức khỏe rất kém vì sau mười bốn tháng bị giam cầm, tra tấn nhưng Bác vẫn cố gắng tập đi và leo núi.

Tường bước, từng bước, Bác rất cố gắng tập đi mười bước mỗi ngày và tập leo núi. Lần đầu tiên khi leo đến đỉnh núi, Bác đã phấn khởi sáng tác nên bài thơ này.

Dưới đây là những bài văn hay đã phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Thái Minh Hoàng đã phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh:

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi trong nguyên tác là Tân xuất ngục học đằn sơn, không nằm trong tập Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh viết bài thơ này khi vừa thoát khỏi nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch được ít lâu- Tân xuất ngục, chỉ mấy tiếng đơn giản mà chứa biết bao ý nghĩa. Sau mười bốn tháng “tê tái gông cùm”…

- Ảnh minh họa

Bác đã “học đăng sơn” để nhanh chóng hồi phục sức khỏe để trở về với Tổ quốc và các đồng chí đang nóng lòng chờ đợi trong khi chân Bác bước đi không vững- kết quả của những tháng ngày dài đằng đẵng phải sống trong cảnh “phi nhân loại” ở chốn lao tù.

Nếu không chú ý đến hoàn hoàn cảnh ấy, ta không thể nào thấy được hết sự cao cả của một phong thái, một khí phách và tình cảm thiết tha của Bác thẻ hiện trong bài thơ. Khi bàn đến bài thơ này, nhà phê bình Quách Mạt Nhược viết: “Khi chưa biết hoàn cảnh sáng tác thì chỉ tưởng một bài thơ thông thường tả cảnh một cuộc leo núi nhớ đến bạn. Khi biết bài thơ làm lúc ra tù thì bỗng thấy tác phẩm mang đậm một ý nghĩa khác.” Bài thơ không hướng vào chủ đề vượt khó như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu bộc lộ tình cảm nhớ thương đất nước, đồng chí, bạn bè.

Bài thơ được mở đầu với hai câu:

Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần


Dịch:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
.

Câu thơ thứ nhất ở bản dịch thơ chỉ đảo vị trí các từ khiến người đọc có thể hiểu sai về vị trí của tác giả khi ngắm thiên nhiên:

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
(Trật tự: núi- mây- mây- núi)

Nhưng trong nguyên tác chữ Hán lại có trật tự khác:
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
(Trật tự: vân- sơn- sơn- vân)

ếu thấy núi trước (theo bản dịch) thì nhà thơ hẳn phải đứng ở dưới thấp bên chân núi. Nhưng thấy mây trước (theo nguyên tác) thì nhà thơ ắt phải đứng ở trên cao tại một đỉnh núi xung quanh chỉ toàn là mây, nhìn lên lại thấy núi và một lớp mây nữa đang quấn quýt nhau trên đỉnh ngọn. Từ vị trí ấy, nhà thơ nhìn xuống nên mới có thể bao quát được cả một dòng sông chảy ngang chân núi như một tấm gương phẳng và sáng không chút bụi vì phản chiếu ánh sáng bầu trời. Nếu đứng dưới thấp thì nhà thơ không thể nhìn thấy được như vậy.

Ở hai câu đầu này, giữa cảnh mênh mông trời cao, đất rộng, dáng dấp khoan thai của một người khách nhàn du đang ung dung dạo bước trên đình Tây Phong lĩnh hiện lên rất rõ nét. Lời thơ thật nhẹ nhàng, ý thơ phóng khoáng, âm điệu khoan thai mang đậm phong cách truyền thống của những thi gia Đường Tống ngày xưa. Hình thức điệp từ và nhân hoá trong câu đầu (Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân) giúp ta hình dung được một thiên nhiên sống động với đỉnh núi mây ngàn quấn quýt tạo nên một sự hài hoà vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Các hình ảnh “sơn”, “vân” lấp lánh như mây núi trùng điệp: động từ “ủng” lặp lại hai lần nổi lên như để nhấn mạnh những giai điệu hoà âm nồng nàn, quyến rũ giữa bao la trời đất. Mây núi và con người vốn dĩ xa cách lại hiện lên trang thơ thật quấn quýt, giao hoà. Giữa bức tranh cao rộng giữa mây núi chất ngất ấy nhà thơ lại điểm thêm một nét bút thật mềm mại, uyển chuyển với dòng sông trong suốt như pha lê và tĩnh lặng một cách lạ kì:

Giang tâm như kính tịnh vô trần

Mặt  sông như một giải gương trong không chút bụi mờ phản chiếu một tâm hồn tinh nguyên đẹp đẽ. Đằng sau câu thơ ấy dường như là một tiếng reo vui, hạnh phúc của con người không phải hổ thẹn với chính mình đã vựơt qua bao đầy ải, gian truân, vất vả vẫn trắng trong tinh khiết như đoá hoa sen giữa chốn bùn lầy nước đọng vẫn toả hương thơm ngát. Thiên nhiên thật đẹp. Trong lành và thanh khiết biết bao! Chỉ hai câu thơ đã lột tả cái đẹp nên thơ, hiền hoà của thiên nhiên và ẩn chứa bên trong là một niềm tự hào say đắm.

Nhưng đến hai câu thơ tiếp theo, nàh thơ mới thực sự xuất hiện với bao tâm sự, niềm vui:

Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh
Dao vọng Nam tiên ức cố nhân


Dịch:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa


Nhịp điệu biến đổi, âm điệu thật trầm lắng, thiết tha, chứa đựng biết bao bồi hồi xao xuyến, nhớ thương. Từ “bồi hồi” đi liền với từ “độc bộ” – một mình cất bước giữa thiên nhiên quấn quýt, giao hoà gợi cảm giác về sự thiếu vắng, cô quạnh với biết bao thương nhớ. Dù được tự do nhưng hiện tại Bác vẫn còn xa cách đồng chí, đồng bào. Tâm trạng Người bây giờ nỗi lòng buồn xen lẫn niềm vui, và da diết nhất là khát vọng được trở về đất nước quê hương. Câu cuối của bài thơ đã khép lại trong không khí miên man, buồn nhớ:

Dao vọng Nam thiên ức cố nhân

Chữ trong câu thơ có màù sắc cổ kính, hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển đặc bịêt với ba từ “ức cố nhân”- một nhóm từ cổ, ước lệ khiến câu thơ càng mang thêm tính cổ điển nhưng lại gửi gắm một tình cảm rất mới của nhà thơ: nỗi nhớ quê hương, đất nước, đồng bào, đồng chí của người Cộng sản trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân đang khao khát trở về với Tổ quốc thân yêu. Đứng trên đỉnh núi cao Bác đã hướng về trời Nam, đất Việt với tình cảm sâu lắng, nhớ thương, đợi chờ sau bao tháng ngaỳ xa cách, bao nhiêu đêm trằn trọc, suy nghĩ, không ngủ được…

Đọc câu thơ cuối của bài thơ ta lại liên tưởng đến bài thơ Ức hữu (Nhớ bạn) trong tập thơ Nhật kí trong tù:

Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,
Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng;
Nay gặt đã xong, cày đã khắp,
Quê nhà tôi vẫn chốn lao lung.

Bài thơ thật xúc động. Lòng nhớ thương bạn bè, quê hương đất nước, sự mong ngóng ngày trở về là một tình cảm sâu sắc của Hồ Chí Minh, tình cảm ấy được lặp đi lặp lại trong suốt bài thơ, trong đó bài thơ Mới ra tù, tập leo núi là một điển hình với lời nhắn gửi thật chân tình, tha thiết. Bài thơ là một bản tin ngắn thông báo để làm yên lòng đồng chí, đồng bào của mình nơi quê nhà.

Mới ra tù, tập leo núi được xem như một dấu chấm kết thúc một chặng đường dài đầy chông gai và gian khổ trên bước đường hoạt động của Hồ Chí Minh và mở ra trước mắt Người một chặng đường mới mà Người chuẩn bị tinh thần đề tham gia với lòng quyết tâm. Từ đỉnh núi cao, Người trông về trời Nam, sự bồi hồi nhớ lại những cố nhân những người bạn đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc Cách Mạng tháng Tám sắp tới mà mọi người đang từng phút từng giây mong đợi dể đi tới thắng lợi cuối cùng.

-------------------------------------

Bài 2. Bài văn của em Hoàng Thị Minh Vân đã phân tích bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi của Hồ Chí Minh:

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nằm trong tập Nhật ký trong tù. Hồ Chí Minh viết bài này khi đã được giải thoát khỏi cảnh tù đày. Bài thơ được viết bên rìa tờ báo cũng với mấy hàng chữ “ Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên”, và gửi về cho các đồng chí ở nhà đang ngày ngày chờ mong tin tức và lại được tin Hồ Chí Minh đã mất trong ngục. Bài thơ mang đến cho các đồng chí niềm vui lớn: Người vẫn còn sống, đã ra tù và lại chuẩn bị bước vào chặng đường hoạt động mới.

Mới ra tù tập leo núi

Sau khi ở tù ra, sức khỏe của Người bị giảm sút hẳn. Tác giả Vừa đi đường vừa kể chuyện đã viết: Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được. Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày mười bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi.

- Ảnh minh họa

Cuối cùng, Bác chẳng những đi vững, mà còn trèo được cả núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi. Bác cao hứng làm một bài thơ chữ Hán.

Bài thơ Mới ra tù, tập leo núi đã được làm trong hoàn cảnh đó. Chuyện leo núi của Bác nhằm mục đích rèn luyện ý chí và thân thể để tiếp tục hoạt động. Chủ đề của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi không nhằm hướng vào chủ đề vượt khó như một số bài thơ đi đường khác mà chủ yếu là bộc lộ tình cảm nhớ thương với đất nước, với đồng chí bạn bè.

Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.

Hình tượng mây núi được biểu hiện qua hai hình ảnh gắn bó: núi ấp ôm mây, mây ôm ấp núi như tình cảm đồng chí, bạn bè yêu thương nhau. Hình tượng mây núi ở đây không hàm ý ám chỉ cục diện chính trị tối tăm mù mịt ở Trung Quốc vào những năm 40 như có ý giải thích.

Sau gần 14 tháng xa đất nước, Người rất nóng lòng chờ tin tức bên nhà:

Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng,

Tin tức bên nhà bữa bữa trông. ( Tức cảnh).

Nhớ đất nước, bạn bè, Người cũng muốn giãi bày kín đáo phần nào tấm lòng của mình.

Lòng sông gương sáng, bụi không mờ.

Đứng trên đỉnh núi cao nhìn suống dòng sông, lòng sông như gương nước trong, không chút bụi mờ. Thiên nhiên cũng có những khoảnh khắc, trạng thái thanh khiết như chính tấm lòng của Người trong cảnh ngộ đó. Tình cảm của người vẫn trước sau một lòng một dạ trung thành với cách mạng, với nhân dân. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét: “ Đằng sau bức tranh phong cảnh này, đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng, đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh, ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn của độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc, vừa cao cả của con người.

Thiên nhiên ở đây đã góp phần biểu hiện tình cảm sâu kín của con người:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,

Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

Tình bạn vẫn là một hình ảnh cao đẹp nằm trong chủ đề quen thuộc: nhớ bạn ( ức hữu) được biểu hiện trong Nhật ký trong tù:

Ngày đi bạn tiễn đến bến sông,

Hẹn về khi lúa đã đỏ đồng:

Nay đã gặt xong, cày đã khắp,

Quê người, tôi vẫn chốn lao lung . ( Nhớ bạn)

Tình cảm nhớ bạn trong bài thơ Mới ra tù, tập leo núi được bộc lộ trong hoàn cảnh tác giả đã được tự do. Trong lòng Hồ Chí Minh lúc này có cả niềm vui, nỗi buồn. Niềm vui của một người chiến sĩ cách mạng giữ lòng trung kiên qua những thử thách của cảnh tù đày, niềm vui và hy vọng được gặp lại bạn bè. Nhưng dù sao Người cũng đang còn trong cảnh ngộ xa đất nước, xa bạn bè nên không tránh khỏi cảnh buồn vắng, cô đơn. Trước mắt, là một chặng đường hoạt động mới mà Người chuẩn bị tinh thần để tham gia với lòng quyết tâm. Bao nhiêu cảm xúc bồi hồi xao xuyến trong lòng người chiến sĩ cách mạng.

Có ai ngờ giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ và trong trẻo ấy con người đương một mình dạo bước trên đỉnh núi kia với một phong thái rất tiên phong đạo cốt lại là một chiến sĩ cộng sản của thời đại chúng ta đang chuẩn bị để bước vào một cuộc chiến đấu sống chết với kẻ thù.

Nguồn:
0