24/02/2018, 18:37

Phân tích bài thơ Khuê oán của Vương Xương Linh.

Khuê oán Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thướng thuỷ lâu. Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, Hối giao phu tế mịch phong hầu. (Vương Xương Linh) ...

Khuê oán

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thuỷ lâu.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu.

(Vương Xương Linh)

Nỗi oán cuả người phòng khuê

Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngẩm gương.

Nhác trông vẻ liễu bên đường,

"Phong hầu ” nghĩ dại, xui chàng kiếm chi.

(Tả Đà dịch)

Bài làm

Vương Xương Linh là một trong những nhà thơ kiệt xuất thời Thịnh Đường. Thi phẩm của ông đểlại hiện còn 186 bài,phần lớn là thơ thất ngôn tuyệt cú. Bài “Khuê oán ” là một kiệt tác, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vương Xương Linh: thâm trầm, trang nhã,tinh tế.

 Khuê oán

"Khuê tru nụ thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thuỷ lâu.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu”.

Bài thơ thể hiện tâm trạng người thiếu phụ nơi phòng khuê trong những năm tháng mà người chồng thân yêu đang xông pha, đang gối đất nằm sương trên miền chiến địa.

Người thiếu phụ được nói đến trong "Khuê oán ” không phải thuộc lớp bình dân, mà là một mệnh phụ phu nhân sống trong chốn lầu son gác tía, trong những lầu đẹp (thuý lâu). Đó là điều cần biết đểcảm hiểu bài thơ "Khuê oán Hai câu thơ đầu nói lên cuộc sống nhàn nhã, đài các của thiếu phụ thời son trẻ, khi sống hạnh phúc đoàn tụ với người chồng yêu thương. Khi ấy, nàng chưa hề biết đến nỗi buồn (bất tri sầu). Phòng khuê là tổ ấm hạnh phúc. Suốt một thời son trẻ, mỗi lần trang điểm xong, nàng bước lên lầu đẹp (để dạo bước, để ngắm hoa, nhìn cảnh, nhìn trời…):

"Khuê trụng thiếu phụ bất tri sầu,

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

(Trẻ trung nàng biết chi sầu,

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương).

Trong câu thơ dịch, hai chữ “ngắm gương” là Tản Đà suy luận ra, chứ trong nguyên tác không hề có. Hai chữ “Xuân nhật" nghĩa đen là ngày xuân; trong văn cảnh còn mang hàm nghĩa chỉ thời trẻ trung, đầy xuân sắc, xuân tình, đó là những ngày êm đẹp, hạnh phúc nhất của nàng. Nhưng những ngày ấy đã trôi qua lâu rồi, nay chỉ còn là kỉ niệm đẹp.

Hai câu thơ đầu vừa tả tâm hồn vô tư, yêu đời (chẳng biết sầu là gì) vừa tả cử chỉ động tác (soi gương, nhẹ bước lên lầu) đúng là nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Hai chữ “xuân nhật” là thời gian nghệ thuật, ba chữ “bất tri sầu” là tâm trạng nghệ thuật đồng hiện, gợi tả sự trẻ trung, yêu kiều, đài các, nhàn nhã, quý phái, phong lưu…

Nàng đã sống trong giàu sang phú quý, trong êm ấm hạnh phúc gia đình thời son trẻ. Nhưng ấn phong hầu cho chồng là niềm khao khát và mơ ước của nàng. Người chồng cũng vậy, “chí làm trai dặm nghìn da ngựa"… Có thể nói, giấc mộng phong hầu ấy rất đẹp và chính đáng. Nàng khuê phụ và chồng nàng được nói đến trong bài thơ là những con người thuộc tầng lớp trên thời Thịnh Đường cách chúng ta hơn 13 thế kỉ. Họ gắn bó với nhà vua theo lí tưởng trung quân.

Hai câu 3, 4, các chữ “hốt kiến ” và “hối giao ” là nhãn tự của bài thơ:

"Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,

Hối giao phu tế mịch phong hầu

(Nhác trông vẻ liễu bên đường,

"Phong hầu ” nghĩ dại, xui chàngkiếm chi).

“Dương liễu sắc ” là sắc màu dương liễu, là hình ảnh hiện tại. Sau những năm dài sống cô đơn, nàng khuê phụ lên lầu cao chọt nhìn thấy. Như có sự giật mình trước sự đổi thay của sắc màu dương liễu. “Xuân nhật” là quá khứ, “dương liễu sắc ” là hiện tại. Và đó là mùa thu, sắc thu. Hình ảnh ấy mang hàm nghĩa: tuổi xuân đẹp đã trôi qua, nhan sắc xinh tươi đã dần phai sau năm tháng đợi chờ và cô đơn. “Dương liễu sắc ” là một ẩn dụ, một hình ảnh ước lệ, lấy cảnh để tả tình.

Khuê phụ chợt nhìn thấy sắc màu dương liễu mà hối hận (hối giao) vì mình đã đểchồng đi tòng chinh mong kiếm ấn phong hầu. Hối hận vì phải trả giá cho giấc mộng công hầu. Người chồng có thể giãi thây trên chiến địa. Người chồng cũng có thể trở thành “ChàngSiêu tốc đã điểm sương mới về” (Chinh phụ ngâm). Thực tế phũ phàng: cô đơn, sầu muộn, tuổi xuân mỏi mòn, mong chờ rồi tuyệt vọng. Khuê phụ thở dài, than khóc, hối hận. Nàng tự trách mình, nàng oán trách duyên phận mình. Đó là “khuê oán”.

Ởđây, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật một lần nữa lại đồng hiện. “Hốt kiến ”, “hối giao ” là tâm trạng khuê phụ, là nỗi đau, nỗi buồn của người vợ trẻ có chồng đi lính ngày xưa: hối hận, u sầu, đau khổ, nàng chỉ còn biết tự trách mình.

Có người cho rằng “Khuê oán ” tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Chúng tôi không nghĩ như thế. “Khuê oán ” chỉ là tiếng thở dài, giọt nước mắt, sự hối hận của người khuê phụ về mộng công hầu mà nàng phải nếm trải với bao cay đắng cô đơn. Cách viết của Vương Xương Linh nhẹ nhàng và thấm thìa. Cái ấn phong hầu thời nào cũng có giá: máu và nước mắt.

Qua bài “Khuê oán ”, ta thấy phong cách nghệ thuật của Vương Xương Linh chứa chan tình đời và tình người. Càng đọc càng suy nghĩ mới thấy hay, thấy rung động.

0