24/02/2018, 18:36

Sự vận động tâm trạng của Tố Hữu trong bài thơ Nhớ đồng.

Gợi ý: a) Các bài thơ viết trong Xiềng xích của tập thơ Từ ấy cùng chung tâm trạng, cảm xúc, đó là nỗi nhớ đồng chí, đồng bào, nỗi nhớ cảnh vật bên ngoài ngục tối. Đó cũng là niềm khát khao tự do hoạt động cách mạng: Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày, Khi ...

 

Gợi ý:

a)  Các bài thơ viết trong Xiềng xích của tập thơ Từ ấy cùng chung tâm trạng, cảm xúc, đó là nỗi nhớ đồng chí, đồng bào, nỗi nhớ cảnh vật bên ngoài ngục tối. Đó cũng là niềm khát khao tự do hoạt động cách mạng: Tâm tư trong tù, Tiếng hát đi đày, Khi con tu hú, Trăng trối…

Các bài thơ này cùng với Nhớ đồng đều có chủ đề chung là tâm tư trong tù.

b)  Nhớ đồng biểu hiện tâm trạng chân thực qua diễn biến tự nhiên, liền mạch.

–   Nỗi nhớ bắt đầu bằng tiếng hò.

–   Tiếng hò gợi tất cả những gì của đồng quê bên ngoài nhà tù:

+ Bóng dáng con người (những người lao khổ trên đồng ruộng đến hình ảnh người mẹ già nua đơn chiếc và cuối cùng là nỗi nhớ chính mình).

+ Nỗi nhớ từ hiện tại ngược về quá khứ. Sau cùng lại trở về hiện tại. Nó không chỉ có nhớ mà còn tràn ngập nỗi xót thương. Nó không chỉ có buồn rầu mà còn cháy bỏng nhiều khao khát tự do. Đằng sau tâm trạng ấy hẳn là nồi bất bình, phẫn uất với thực tại.

c)  Nhớ đồng quê, con người, nhớ cả chính mình là biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù. Bao trùm lên cảm xúc ấy là khát vọng tự do, là tình yêu Tổ quốc.

0