29/01/2018, 21:22

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Văn mẫu lớp 8

Nội dung bài viết1 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 1 2 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng ...

Nội dung bài viết1 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 1 2 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 2 3 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 3 4 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 4 Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 1 Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. Trước hết cái "khó vì ngăn sông cách núi": Sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản chở bước tiến của con người. Kế đó là cái "khó vì lòng người": Lòng người hay nản chí thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đã vội thối lui, chùn bước. Trước hai cái khó ấy thì cái khó ở lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào có thể vượt núi, qua sông được. Ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó đúng là một bí quyết giup ta thành công trong cuộc đời. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ đường đời lại nhiều ngả rẽ quanh co. Trên đường ta đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn đạt được mục đích của cuộc đời thì chúng ta không thể lùi bước mà phải đương đầu với những việc khó khăn mà sức người tưởng chừng như không thể nào làm được. Đứng trước những tình huống khó khăn, phức tạp ấy, chúng ta cần phải có lòng tự tin, có ý chí quyết tâm thì mới có thể thành đạt. Và để vượt được lên trên mọi chướng ngại, điều trước tiên là ta phải chiến thắng bản thân mình. Ta phải tự rèn luyện cho mình ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gan thép để có đủ sức mạnh vượt qua sông sâu, núi cao. Chính có ý chí, có lòng quyết tâm cao nên những đòn thám hiểm mới dám vượt đại dương, leo tận đỉnh núi Hi Mã Lạp Sơn trong những điều kiện khó khăn để chinh phục thiên nhiên… Thế nhưng trong thực tế, có không ít những người không tự rèn luyện mình để có được ý chí bền vững như vậy. Họ dể nản chí, ngã lòng trước phong ba bão táp. Đó là những kẻ thiếu nghị lực, gặp khó là chùn bước, là thối lui. Những hạng người này luôn gặp thất bại trong cuộc đời. Ta phải nên hiểu rằng không khó khăn nào mà con người không vượt qua được cả. Sống trong đất nước bị nô lệ, dân tình khốn khó lầm than, Bác Hồ với tấm lòng yêu nước, thương dân, chỉ bằng đôi tay trắng cùng với lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trước mặt để cho ta có được ngày hôm nay. Đây là một tấm gương đáng để cho chúng ta cần học tập mà Bác đã từng dạy: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Đúng là "quyết chí thì ta sẽ làm nên". Nếu tất cả mọi chúng ta ai cũng hiểu được chân lí ấy, thông minh sáng suốt nhận định mọi sự vào quyết tâm hành động thì chúng ta sẽ biến được ước mơ thành hiện thực. Bài học:​ Lời răn dạy học trò của Nguyễn Bác Học là một phương châm sống đúng đắn. Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình huống nào, chúng ta vẫn có thể chiến thắng nếu có ý chí và lòng quyết tâm cao. Đây là một bài học sâu sắc mà chúng ta cần ghi nhớ trong việc rèn luyện bản thân. Ngay từ trong học tập, nếu ta thực hiện tốt lời khuyên trên thì ta sẽ đạt được kết quả mong muốn. Và đừng bao giờ quên " Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 2 Thực tế cuộc sống cho ta thấy rõ một điều hiển nhiên như chân lý. Đó là dù hành trình cuộc đời luôn luôn gặp biết bao khó khăn, trở ngại, đầy thử thách, chông gai, nhưng nếu có ý chí, nghị lực, không lùi bước, không sờn lòng nản chí, luôn luôn biết vươn lên phía trước, thì chúng ta sẽ vượt qua và đi về tới đích. Đúng như Nguyễn Bá Học đã từng nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Con đường đi cũng như con đường đời là một con đường vô cùng gian khổ, đầy những chông gai, trở ngại. “Đường đi khó không phải khó vì ngăn sông, cách núi” . Con “đường đi” mà Nguyễn Bá Học nói ở đây vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. Nghĩa đen là dùng để chỉ con đường ta thường đi hàng ngày. Còn nghĩa bóng là muốn chỉ con đường đời. Ai đã từng thường xuyên đi đường, nhất là đi xa sẽ thấy rõ rất ít con đường trên thế gian này lại toàn bằng phẳng, êm dịu, mà trái lại thường đầy sông suối, núi non điệp trùng, khúc khuỷu, gập ghềnh, quanh co làm cản trở bước chân con người. Và con đường đời, hành trình về phía chân trời tương lai sự nghiệp của chúng ta cũng vậy: khó khăn chồng chất khó khăn, luôn luôn bị “ngăn sông cách núi”: "Hình khe, thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh Phụ Ngâm) Trong bài thơ “Đi Đường”, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta chẳng từng đã viết “Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, đó sao? Cái khó của đường đi như thế vẫn chưa đáng sợ, cái đáng sợ nhất là lòng người “Ngại núi, e sông”, nghĩa là lòng người sợ khó khăn gian khổ. Nhưng cái khó khăn của đường đời như thế vẫn chưa đáng sợ, mà cái đáng sợ nhất mà Nguyễn Bá Học nhấn mạnh ở đây là “lòng người ngại núi, e sông”. Nghĩa là lòng người sợ khó khăn, gian khổ. Thực tế đã cho ta thấy rõ trên con đường đi tới mục đích cuối cùng cao đẹp của cuộc đời, vì gặp quá nhiều chông gai, gian nan, trắc trở, nên đã có biết bao người mềm lòng, nản chí, buông xuôi đầu hàng. Và kết cục họ chẳng làm được việc gì có ý nghĩa cho đời, chẳng đạt được mục đích nào cao đẹp. Chả thế mà Marai Sador đã từng khẳng định” Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đây là thất bại thảm hại nhất”. Sự thất bại với chính bản thân mình, nghĩa là sự thất bại của sự yếu mềm, của lòng “người ngại núi, e sông” là sự thất bại của mhững người thiếu ý chí, không dám đương đầu với khó khăn thử thách. Những con người ấy chẳng thành công trong bất cứ công việc gì. Họ không xứng đáng làm “Một hành nhân” trên con đường đời đầy chông gai của cuộc sống. Khi con người đã có quyết tâm, tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên phía trước, thì dù khó khăn trở ngại đến mấy, cũng có thể đi tới đích, đạt được thắng lợi. Ở câu nói trên, ông Nguyễn Bá Học đã sử dụng cặp từ “ không phải …mà”, theo cách phủ định để khẳng định: điều quan trọng nhất là thái độ của con người trước khó khăn, gian khổ, chấp nhận để khắc phục mà tiến lên, hay buông xuôi, đầu hàng? Trước cuộc sống trăm màu, nghĩa vẻ, đường đời lại khúc khuỷnh gập ghềnh, cheo leo họ, chỉ có những người không sợ mỏi gối, chồn chân, với bản lĩnh kiên cường và ý chí nghị lực mạnh mẽ, sẵn sàng đạp bằng mọi gian khổ, quyết vươn lên phía trước, không bao giờ lùi bước, không một chút mảy may “ngại núi e sông” và luôn luôn biết chiến thắng bản thân mình… thì mới hoàn toàn đi tới đích cuối cùng và giành được thắng lợi vẻ vang. Tóm lại lời khuyên của Nguyễn Bá Học hoàn toàn đúng đắn và rất sâu sắc, có ý nghĩa như một phương châm, triết lý hành động để phấn đấu cho sự nghiệp vinh quang của tất cả chúng ta ngày nay. Lịch sử dân tộc ta đã chỉ rõ những tâm gương cao đẹp gặt hái được nhiều chiến công trên đường đời và làm “nên sự nghiệp lớn” đều là những con người ý thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí, bản lĩnh tinh thần thép, luôn luôn biết chế ngự hoàn cảnh, không sợ khó, sợ khổ quyết không mềm yếu, đầu hàng trước khó khăn trở ngại. Tấm gương vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta đang sống là tấm gương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Với lý tưởng và ham muốn tột bậc “Tổ quốc tôi được độc lập, nhân dân tôi được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Bác Hồ trả lời các nhà báo), chàng trai Nguyễn Tất Thành đã xuất dương tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Bằng ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó phi thường và với khát vọng độc lập tự do cho Tổ quốc cháy bỏng, Bác Hồ chỉ với một viên gạch hồng đã chống lại cả mùa đông băng giá của Châu Âu, đã đi khắp chân trời châu Mỹ, châu Phi quyết tìm cho được “Chiếc cẩm nang thần kỳ”- đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi trở về nước, với “Chiếc cẩm nang” thần diệu ấy, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn ghềnh thác và đi đến bến bờ thắng lợi để có ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử: “Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình” và “Chín năm làm một Điện biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” Thấm nhuần lời khuyên của Bác “Không việc gì khó; chỉ sợ lòng không bền; đào núi và lấp biển; quyết chí ắt làm nên”, lớp lớp cháu con đã lên đường vượt Trường Sơn nhiều núi cao vực thẳm, sông sâu, quyết tâm chống Mỹ, giải phóng Miền Nam để có ngày 30/4 “Tuyệt trần nắng đẹp; Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta! Chúng con đến xanh ngời ánh thép; Thành phố Người lộng lẫy cờ hoa” (có thể lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương khác trong các lĩnh vực thể thao, khoa học, văn hoá: Nhờ có ý chí, nghị lưc, tinh thần vượt khó, không ngại núi, e sông không gục ngã trước số phận éo le nên đã làm nên sự nghiệp lớn như Bạch Đình Vinh bị bại liệt, bị mất tiếng nói… mà vẫn là sinh viên của ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương mại và Công nghệ thông tin của Bách khoa hay tấm gương người thương binh Nguyễn Xuân Năng cụt cả hai cánh tay mà vẫn giành được huy chương bạc môn bóng bàn trong đại hội Paragames được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen…) Những điều đã phân tích trên cho ta thấy đường đời không chỉ toàn rợp bóng mát dịu êm và hạnh phúc mà là đầy chông gai với muôn vàn thử thách. Đừng mềm lòng, nản chí bạn nhé! Hãy coi những thử thách ấy là “Lửa thử vàng” làm cho sức lực ý chí và bản lĩnh của ta vững vàng hơn, dễ đi đến thẳng lợi hơn. Đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy “Sống ở trên đời người đúng vậy; gian nan rèn luyện mới thành công”. Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 3 Nguyễn Bá Học là nhà văn, nhà báo, nhà giáo đầy nhiệt huyết đầu thế kỷ XX. Trong cuộc đời dạy học và trong văn nghiệp của mình. Nguyễn Bá Học rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Ông đã viết tập "Lời khuyên học trò" để trao đổi, bày tỏ, động viên thanh niên rèn luyện thành người có ích cho nước, cho dân. Trong bài Chi mạo hiểm, để khuyên khích học trò rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết làm nên việc lớn, Nguyễn Bá Học đã viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Là người dân Việt Nam, ai cũng biết đất nước mình trải dài mấy ngàn cây số, lại nhiều núi lắm sông nên việc đi lại không dễ dàng. Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bước con người. Chẳng thế mà cha ông ta đã từng ao ước sông rộng một gang, đã từng than núi cao chi lắm núi ơi… Núi, sông là hình ảnh tượng trưng cho những thách thức, khó khăn trong cuộc đời. Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học có nhiều ý nghĩa. Ông đã dặn dò lớp trẻ rằng trên con đường ta đi nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nếu quyết tâm thì vẫn tới đích. Nhà văn – nhà giáo Nguyễn Bá Học muốn lớp học trò ngày nay phải hiểu được rằng những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đường đời dù cao như núi, dù rộng như sông nhưng cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người. Núi dẫu cao và hiểm trở đến mấy, nếu con người có quyết tâm sắt đá, có ý chí vững bền vẫn có thể vượt qua. Anh bộ đội Cụ Hồ trong những tháng năm đánh giặc đã từng chế ngự núi cao: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo (Lên Tây Bắc – Tố Hữu) Trong kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã làm nên đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trên dãy Trường Sơn với tinh thần quyết tâm sắt đá: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. (Tố Hữu) Ai đã từng đi ngang qua bến phà Nhật Lệ mới thấy rõ dòng sông rộng chừng nào. Chính tại nơi này, dưới bom đạn địch, mẹ Suốt đã chèo đò đưa bộ đội vượt sông đi đánh Mĩ hết chuyến này đến chuyến khác. Một tay lái chiếc đò ngang Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày Sợ chi sóng gió tàu bay… Tây kia mình đã thắng, Mĩ này ta chẳng thua. (Mẹ Suốt – Tố Hữu) Khó khăn trở ngại trên con đường đi tới đích chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực chứ không thể nào chặn đứng được bước chân hăm hở của những con người có quyết tâm cao: Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua (Ca dao) Điều quan trọng nhất đối với con người là phải có quyết tâm cao, ý chí bền, nghị lực lớn. Câu chuyện của thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật là một ví dụ điển hình. Hành trình vượt biển tìm vùng đất mới của Cris-tốp Cô- lôm-bô cũng chứng minh điều đó. Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều những tấm gương không ngại núi e sông, vượt qua tất cả để đạt mục đích cao đẹp. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị tật bẩm sinh liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như các bạn. Bằng ý chí, nghị lực và sự kiên trì, anh luyện cho đôi chân không chỉ cầm được bút mà còn điều khiển được cây kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học xong tiểu học, trung học rồi đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Gần đây, anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Trong thời đại khoa học phát triển, con người có thể bay trong mây, lướt theo gió, lên thăm chị Hằng trên cung trăng, hoặc lặn xuống Thủy cung của Thủy Tề. Vị thuốc cải tử hoàn sinh tuy chưa có trong thực tế nhưng các thầy thuốc ngày nay đã có thể thay thế từng bộ phận hư hỏng của con người để kéo dài cuộc sống. Làm sao có thể kể hết thành tựu khoa học của thời đại là kết quả của ý chí con người trên con đường chinh phục thiên nhiên. Rõ ràng là chỉ có quyết tâm cao, con người mới thu được những kết quả mong muốn. Hãy dồn thêm nghị lực để cố gắng vượt lên, đó là điều mà nhà văn – nhà giáo Nguyễn Bá Học mong muốn ở thế hệ trẻ Việt Nam với hi vọng họ sẽ làm rạng rỡ non sông. Đó cũng chính là điều mà Hồ Chủ Tịch đã từng căn dặn tuổi trẻ chúng ta: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 4 Tục ngữ có câu: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Để nhấn mạnh vai trò ý chí trong mọi công việc, Nguyễn Bá Học, trong bài lời khuyên học trò, cũng khẳng định: “Đường đi không khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông” Ta thử tìm hiểu ý nghĩa lời khuyên trên để vận dụng trong thực tế để có thêm ý chí nghị lực và tinh thần sức mạnh vươn lên. Lời khuyên nêu lên hai hình ảnh trở ngại trên một con đường, đó là “núi sông” và “lòng người ngại núi e sông”. Trước hết, con đường là hình tượng cụ thể hóa mục đích của con người. Để đạt được mục đích ấy, nhiều khi ta phải vượt qua núi cao, sông sâu. Nếu quyết tâm, ta vẫn phải ta vẫn phải tới đích an toàn. Suy rộng ra, đường đi là hình ảnh ẩn dụ với mọi ước mơ mà con người muốn đạt đến. sông núi ở đây, chỉ những trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, lòng người ở đây chỉ ý chí của con người. Như vậy, ý trọng tâm của câu nói là: sức mạnh của ý chí con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách dù khó khăn đó to lớn đến chừng nào. Tại sao “Đường đi không khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”? Thực vậy, những trở ngại trong cuộc sống tuy có nhiều nhưng không phải là không thể vượt qua. Núi cao đi bao nhiêu nữa thì ta trèo mãi cũng tới đỉnh, sông sâu hay rộng như thế nào nếu ta quyết tâm vượt thì vượt cũng qua. Mọi khó khăn, gian khổ mà ta gặp phải trên con đường đi tới đích chỉ là những thử thách, không thể nào chặn đứng quyết tâm của ta, buộc ta phải dừng lại, lùi bước được. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi là vậy. Người ta đã từng leo lên đỉnh núi, lặn xuống thám hiểm đại dương là những minh chứng cho ý đó. Hay những cô cậu học trò cư cho là mình thông minh nên nghĩ dù có thế nào thì ta vẫn không thể vượt qua được kì thi tốt nghiệp, như vậy là một sai lầm. nếu ta không thông minh nhưng ta vẫn cố gắng siêng năng, chăm chỉ, ngày đêm cần cù trong việc học tập thì thế nào ta cũng thành công trong việc vượt qau kì thi tốt nghiệp. Nhưng tại sao đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông? Nghị lực để thực hiện ý muốn là điều có ý nghĩa quyết định khi muốn làm bất cứ việc gì. Có ý chí quyết tâm, ta có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đi tới đích. Thiếu ý chí, đường đi dù thuận lợi thì ta cũng chẳng vượt qua được. Chẳng hạn, những cô cậu học trò cứ cho là mình thông minh nên nghĩ dù có thế nào thì ta vẫn không thể vượt qua được kì thi tốt nghiệp, như vậy là một sai lầm. Nếu ta cứ ỷ lại, trông cậy vào sựu thông minh của mình mà không chú tâm vào việc học thì chắc chắn ta sẽ thất bại. Còn nếu ta không thông minh nhưng ta vẫn cố gắng siêng năng, chăm chỉ, ngày đêm cần cù trong việc học tập thì thế nào ta cũng thành công trong việc vượt qua kì thi tốt nghiệp. Hay câu chuyện rùa và thỏ chạy đua đã cho ta thấy rõ điều đó. Ý chí kiên trì, quyết tâm cao của rùa đã giúp rùa đạt được mục đích. Ngược lại, thỏ ỷ sức chạy nhanh nhưng chểnh mảng, cuối cùng lại thua rùa. Lòng người ở đay chính là ý chí, là sự kiên trì, nhẫn nại; liên tục vượt khó thì dù có nhiều trở ngại về năng lực bản thân, vẫn có thể đến đích. Sự chiến thắng bản thân còn có ý nghĩa quyết định hơn vì từ đó ta có thể chiến thắng cả thiên nhiên. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng nhờ có ý chí, quyết tâm sắt đá, Crit-tốp Cô-lông đã vượt biển cả với bao thử thách gay go để tìm ra châu Mĩ. Nhờ có ý chí, con người đã bay vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng xa xôi. Ý chí không chỉ giúp ta chiến thắng thiên nhiên mà còn giúp dân tộc ta chiến thắng kẻ thù xâm lược. Vì thế, sức mạnh của ý chí là sức mạnh giúp ta vượt qua mọi cam go thử thách để đi đến thành công. Ước mơ ngày càng cao đẹp, thì khó khăn càng nhiều mà khó khăn càng nhiều thì đòi hỏi ý chí càng cao. Có vượt qua hết gian lao thử thách thì ta mới thấy được gái trị của sự thành công. Hiểu được ý nghĩa cao quý của lời dạy, em quyết tâm rèn luyện cho bản thân một ý chí vượt khó, một tinh thần kiên trì, bền bỉ trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng để trở thành người có tài năng vững vàng trong công việc, người chủ nhân xứng đáng trong tương lai của đất nước. Lời nói của Nguyễn Bá Học có ý nghĩa rất quuan trọng trong việc rèn luyện ý chí của chúng ta, không có ý chí phấn đấu thì suốt đời chúng ta sẽ không thành công như thuyền không lái, trôi dạt lênh đênh. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện lời Bác Hồ dạy: “không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Nguyễn Tuyến tổng hợp Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Văn mẫu lớp 8Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Phân tích bài thơ Nhớ rừng – Văn mẫu lớp 8Phân tích bài thơ Khi con tu hú – Văn mẫu lớp 8Giải thích câu nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. …” – Văn mẫu lớp 8Phân tích đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Văn mẫu lớp 8Phân tích bài Bài toán dân số – Văn mẫu lớp 8Thuyết minh về món phở Hà Nội – Văn mẫu lớp 8Nỗi khổ đau của kiếp lầm than qua các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX – Văn mẫu lớp 8Phân tích đoạn trích Hai cây phong – Văn mẫu lớp 8

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 1

Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. Trước hết cái "khó vì ngăn sông cách núi": Sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản chở bước tiến của con người. Kế đó là cái "khó vì lòng người": Lòng người hay nản chí thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đã vội thối lui, chùn bước. Trước hai cái khó ấy thì cái khó ở lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào có thể vượt núi, qua sông được.

Ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó đúng là một bí quyết giup ta thành công trong cuộc đời. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ đường đời lại nhiều ngả rẽ quanh co. Trên đường ta đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta phía trước. Nếu muốn đạt được mục đích của cuộc đời thì chúng ta không thể lùi bước mà phải đương đầu với những việc khó khăn mà sức người tưởng chừng như không thể nào làm được. Đứng trước những tình huống khó khăn, phức tạp ấy, chúng ta cần phải có lòng tự tin, có ý chí quyết tâm thì mới có thể thành đạt. Và để vượt được lên trên mọi chướng ngại, điều trước tiên là ta phải chiến thắng bản thân mình. Ta phải tự rèn luyện cho mình ý chí kiên nhẫn, lòng quyết tâm, tinh thần gan thép để có đủ sức mạnh vượt qua sông sâu, núi cao. Chính có ý chí, có lòng quyết tâm cao nên những đòn thám hiểm mới dám vượt đại dương, leo tận đỉnh núi Hi Mã Lạp Sơn trong những điều kiện khó khăn để chinh phục thiên nhiên…

Thế nhưng trong thực tế, có không ít những người không tự rèn luyện mình để có được ý chí bền vững như vậy. Họ dể nản chí, ngã lòng trước phong ba bão táp. Đó là những kẻ thiếu nghị lực, gặp khó là chùn bước, là thối lui. Những hạng người này luôn gặp thất bại trong cuộc đời. Ta phải nên hiểu rằng không khó khăn nào mà con người không vượt qua được cả. Sống trong đất nước bị nô lệ, dân tình khốn khó lầm than, Bác Hồ với tấm lòng yêu nước, thương dân, chỉ bằng đôi tay trắng cùng với lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trước mặt để cho ta có được ngày hôm nay. Đây là một tấm gương đáng để cho chúng ta cần học tập mà Bác đã từng dạy:

Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên.

Đúng là "quyết chí thì ta sẽ làm nên". Nếu tất cả mọi chúng ta ai cũng hiểu được chân lí ấy, thông minh sáng suốt nhận định mọi sự vào quyết tâm hành động thì chúng ta sẽ biến được ước mơ thành hiện thực.

Bài học:​ Lời răn dạy học trò của Nguyễn Bác Học là một phương châm sống đúng đắn. Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình huống nào, chúng ta vẫn có thể chiến thắng nếu có ý chí và lòng quyết tâm cao. Đây là một bài học sâu sắc mà chúng ta cần ghi nhớ trong việc rèn luyện bản thân. Ngay từ trong học tập, nếu ta thực hiện tốt lời khuyên trên thì ta sẽ đạt được kết quả mong muốn. Và đừng bao giờ quên " Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 2

Thực tế cuộc sống cho ta thấy rõ một điều hiển nhiên như chân lý. Đó là dù hành trình cuộc đời luôn luôn gặp biết bao khó khăn, trở ngại, đầy thử thách, chông gai, nhưng nếu có ý chí, nghị lực, không lùi bước, không sờn lòng nản chí, luôn luôn biết vươn lên phía trước, thì chúng ta sẽ vượt qua và đi về tới đích. Đúng như Nguyễn Bá Học đã từng nói “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”.

Con đường đi cũng như con đường đời là một con đường vô cùng gian khổ, đầy những chông gai, trở ngại. “Đường đi khó không phải khó vì ngăn sông, cách núi” . Con “đường đi” mà Nguyễn Bá Học nói ở đây vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng. Nghĩa đen là dùng để chỉ con đường ta thường đi hàng ngày. Còn nghĩa bóng là muốn chỉ con đường đời. Ai đã từng thường xuyên đi đường, nhất là đi xa sẽ thấy rõ rất ít con đường trên thế gian này lại toàn bằng phẳng, êm dịu, mà trái lại thường đầy sông suối, núi non điệp trùng, khúc khuỷu, gập ghềnh, quanh co làm cản trở bước chân con người. Và con đường đời, hành trình về phía chân trời tương lai sự nghiệp của chúng ta cũng vậy: khó khăn chồng chất khó khăn, luôn luôn bị “ngăn sông cách núi”:

"Hình khe, thế núi gần xa
Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh Phụ Ngâm)

Trong bài thơ “Đi Đường”, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta chẳng từng đã viết “Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”, đó sao?

Cái khó của đường đi như thế vẫn chưa đáng sợ, cái đáng sợ nhất là lòng người “Ngại núi, e sông”, nghĩa là lòng người sợ khó khăn gian khổ.

Nhưng cái khó khăn của đường đời như thế vẫn chưa đáng sợ, mà cái đáng sợ nhất mà Nguyễn Bá Học nhấn mạnh ở đây là “lòng người ngại núi, e sông”. Nghĩa là lòng người sợ khó khăn, gian khổ. Thực tế đã cho ta thấy rõ trên con đường đi tới mục đích cuối cùng cao đẹp của cuộc đời, vì gặp quá nhiều chông gai, gian nan, trắc trở, nên đã có biết bao người mềm lòng, nản chí, buông xuôi đầu hàng. Và kết cục họ chẳng làm được việc gì có ý nghĩa cho đời, chẳng đạt được mục đích nào cao đẹp. Chả thế mà Marai Sador đã từng khẳng định” Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đây là thất bại thảm hại nhất”. Sự thất bại với chính bản thân mình, nghĩa là sự thất bại của sự yếu mềm, của lòng “người ngại núi, e sông” là sự thất bại của mhững người thiếu ý chí, không dám đương đầu với khó khăn thử thách. Những con người ấy chẳng thành công trong bất cứ công việc gì. Họ không xứng đáng làm “Một hành nhân” trên con đường đời đầy chông gai của cuộc sống.

Khi con người đã có quyết tâm, tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên phía trước, thì dù khó khăn trở ngại đến mấy, cũng có thể đi tới đích, đạt được thắng lợi.

Ở câu nói trên, ông Nguyễn Bá Học đã sử dụng cặp từ “ không phải …mà”, theo cách phủ định để khẳng định: điều quan trọng nhất là thái độ của con người trước khó khăn, gian khổ, chấp nhận để khắc phục mà tiến lên, hay buông xuôi, đầu hàng? Trước cuộc sống trăm màu, nghĩa vẻ, đường đời lại khúc khuỷnh gập ghềnh, cheo leo họ, chỉ có những người không sợ mỏi gối, chồn chân, với bản lĩnh kiên cường và ý chí nghị lực mạnh mẽ, sẵn sàng đạp bằng mọi gian khổ, quyết vươn lên phía trước, không bao giờ lùi bước, không một chút mảy may “ngại núi e sông” và luôn luôn biết chiến thắng bản thân mình… thì mới hoàn toàn đi tới đích cuối cùng và giành được thắng lợi vẻ vang.

Tóm lại lời khuyên của Nguyễn Bá Học hoàn toàn đúng đắn và rất sâu sắc, có ý nghĩa như một phương châm, triết lý hành động để phấn đấu cho sự nghiệp vinh quang của tất cả chúng ta ngày nay.

Lịch sử dân tộc ta đã chỉ rõ những tâm gương cao đẹp gặt hái được nhiều chiến công trên đường đời và làm “nên sự nghiệp lớn” đều là những con người ý thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí, bản lĩnh tinh thần thép, luôn luôn biết chế ngự hoàn cảnh, không sợ khó, sợ khổ quyết không mềm yếu, đầu hàng trước khó khăn trở ngại. Tấm gương vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta đang sống là tấm gương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Với lý tưởng và ham muốn tột bậc “Tổ quốc tôi được độc lập, nhân dân tôi được tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Lời Bác Hồ trả lời các nhà báo), chàng trai Nguyễn Tất Thành đã xuất dương tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Bằng ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó phi thường và với khát vọng độc lập tự do cho Tổ quốc cháy bỏng, Bác Hồ chỉ với một viên gạch hồng đã chống lại cả mùa đông băng giá của Châu Âu, đã đi khắp chân trời châu Mỹ, châu Phi quyết tìm cho được “Chiếc cẩm nang thần kỳ”- đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi trở về nước, với “Chiếc cẩm nang” thần diệu ấy, Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn ngàn ghềnh thác và đi đến bến bờ thắng lợi để có ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử: “Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình” và “Chín năm làm một Điện biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Thấm nhuần lời khuyên của Bác “Không việc gì khó; chỉ sợ lòng không bền; đào núi và lấp biển; quyết chí ắt làm nên”, lớp lớp cháu con đã lên đường vượt Trường Sơn nhiều núi cao vực thẳm, sông sâu, quyết tâm chống Mỹ, giải phóng Miền Nam để có ngày 30/4 “Tuyệt trần nắng đẹp; Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta! Chúng con đến xanh ngời ánh thép; Thành phố Người lộng lẫy cờ hoa” (có thể lấy thêm dẫn chứng về những tấm gương khác trong các lĩnh vực thể thao, khoa học, văn hoá: Nhờ có ý chí, nghị lưc, tinh thần vượt khó, không ngại núi, e sông không gục ngã trước số phận éo le nên đã làm nên sự nghiệp lớn như Bạch Đình Vinh bị bại liệt, bị mất tiếng nói… mà vẫn là sinh viên của ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương mại và Công nghệ thông tin của Bách khoa hay tấm gương người thương binh Nguyễn Xuân Năng cụt cả hai cánh tay mà vẫn giành được huy chương bạc môn bóng bàn trong đại hội Paragames được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen…)

Những điều đã phân tích trên cho ta thấy đường đời không chỉ toàn rợp bóng mát dịu êm và hạnh phúc mà là đầy chông gai với muôn vàn thử thách. Đừng mềm lòng, nản chí bạn nhé! Hãy coi những thử thách ấy là “Lửa thử vàng” làm cho sức lực ý chí và bản lĩnh của ta vững vàng hơn, dễ đi đến thẳng lợi hơn. Đúng như lời Bác Hồ đã từng dạy “Sống ở trên đời người đúng vậy; gian nan rèn luyện mới thành công”.

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 3

Nguyễn Bá Học là nhà văn, nhà báo, nhà giáo đầy nhiệt huyết đầu thế kỷ XX. Trong cuộc đời dạy học và trong văn nghiệp của mình. Nguyễn Bá Học rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Ông đã viết tập "Lời khuyên học trò" để trao đổi, bày tỏ, động viên thanh niên rèn luyện thành người có ích cho nước, cho dân. Trong bài Chi mạo hiểm, để khuyên khích học trò rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, quyết làm nên việc lớn, Nguyễn Bá Học đã viết: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Là người dân Việt Nam, ai cũng biết đất nước mình trải dài mấy ngàn cây số, lại nhiều núi lắm sông nên việc đi lại không dễ dàng. Núi cao, sông sâu luôn luôn là những trở ngại ngăn bước con người. Chẳng thế mà cha ông ta đã từng ao ước sông rộng một gang, đã từng than núi cao chi lắm núi ơi… Núi, sông là hình ảnh tượng trưng cho những thách thức, khó khăn trong cuộc đời. Vì thế, câu nói của Nguyễn Bá Học có nhiều ý nghĩa. Ông đã dặn dò lớp trẻ rằng trên con đường ta đi nhiều khi phải vượt qua núi cao, sông sâu, nghĩa là sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nếu quyết tâm thì vẫn tới đích. Nhà văn – nhà giáo Nguyễn Bá Học muốn lớp học trò ngày nay phải hiểu được rằng những trở ngại khó khăn mà ta gặp phải trên đường đời dù cao như núi, dù rộng như sông nhưng cũng không đáng sợ bằng sự ngại khó, thiếu ý chí, thiếu nghị lực của con người.

Núi dẫu cao và hiểm trở đến mấy, nếu con người có quyết tâm sắt đá, có ý chí vững bền vẫn có thể vượt qua. Anh bộ đội Cụ Hồ trong những tháng năm đánh giặc đã từng chế ngự núi cao:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo

(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)

Trong kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã làm nên đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trên dãy Trường Sơn với tinh thần quyết tâm sắt đá:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Tố Hữu)

Ai đã từng đi ngang qua bến phà Nhật Lệ mới thấy rõ dòng sông rộng chừng nào. Chính tại nơi này, dưới bom đạn địch, mẹ Suốt đã chèo đò đưa bộ đội vượt sông đi đánh Mĩ hết chuyến này đến chuyến khác.

Một tay lái chiếc đò ngang

Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày

Sợ chi sóng gió tàu bay…

Tây kia mình đã thắng, Mĩ này ta chẳng thua.

(Mẹ Suốt – Tố Hữu)

Khó khăn trở ngại trên con đường đi tới đích chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực chứ không thể nào chặn đứng được bước chân hăm hở của những con người có quyết tâm cao:

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

(Ca dao)

Điều quan trọng nhất đối với con người là phải có quyết tâm cao, ý chí bền, nghị lực lớn. Câu chuyện của thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật là một ví dụ điển hình. Hành trình vượt biển tìm vùng đất mới của Cris-tốp Cô- lôm-bô cũng chứng minh điều đó.

Ngày nay, chúng ta thấy có rất nhiều những tấm gương không ngại núi e sông, vượt qua tất cả để đạt mục đích cao đẹp. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị tật bẩm sinh liệt cả hai tay. Nhìn bè bạn cắp sách đến trường, anh rất thèm được như các bạn. Bằng ý chí, nghị lực và sự kiên trì, anh luyện cho đôi chân không chỉ cầm được bút mà còn điều khiển được cây kéo. Anh cắt chữ, dán khẩu hiệu hoàn toàn bằng chân. Anh đã học xong tiểu học, trung học rồi đại học và trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Gần đây, anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Trong thời đại khoa học phát triển, con người có thể bay trong mây, lướt theo gió, lên thăm chị Hằng trên cung trăng, hoặc lặn xuống Thủy cung của Thủy Tề. Vị thuốc cải tử hoàn sinh tuy chưa có trong thực tế nhưng các thầy thuốc ngày nay đã có thể thay thế từng bộ phận hư hỏng của con người để kéo dài cuộc sống. Làm sao có thể kể hết thành tựu khoa học của thời đại là kết quả của ý chí con người trên con đường chinh phục thiên nhiên.

Rõ ràng là chỉ có quyết tâm cao, con người mới thu được những kết quả mong muốn. Hãy dồn thêm nghị lực để cố gắng vượt lên, đó là điều mà nhà văn – nhà giáo Nguyễn Bá Học mong muốn ở thế hệ trẻ Việt Nam với hi vọng họ sẽ làm rạng rỡ non sông. Đó cũng chính là điều mà Hồ Chủ Tịch đã từng căn dặn tuổi trẻ chúng ta:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu danh ngôn này như thế nào? – Bài số 4

Tục ngữ có câu: “có công mài sắt có ngày nên kim”. Để nhấn mạnh vai trò ý chí trong mọi công việc, Nguyễn Bá Học, trong bài lời khuyên học trò, cũng khẳng định:

“Đường đi không khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”

Ta thử tìm hiểu ý nghĩa lời khuyên trên để vận dụng trong thực tế để có thêm ý chí nghị lực và tinh thần sức mạnh vươn lên.

Lời khuyên nêu lên hai hình ảnh trở ngại trên một con đường, đó là “núi sông” và “lòng người ngại núi e sông”. Trước hết, con đường là hình tượng cụ thể hóa mục đích của con người. Để đạt được mục đích ấy, nhiều khi ta phải vượt qua núi cao, sông sâu. Nếu quyết tâm, ta vẫn phải ta vẫn phải tới đích an toàn. Suy rộng ra, đường đi là hình ảnh ẩn dụ với mọi ước mơ mà con người muốn đạt đến. sông núi ở đây, chỉ những trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, lòng người ở đây chỉ ý chí của con người. Như vậy, ý trọng tâm của câu nói là: sức mạnh của ý chí con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách dù khó khăn đó to lớn đến chừng nào.

Tại sao “Đường đi không khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”? Thực vậy, những trở ngại trong cuộc sống tuy có nhiều nhưng không phải là không thể vượt qua. Núi cao đi bao nhiêu nữa thì ta trèo mãi cũng tới đỉnh, sông sâu hay rộng như thế nào nếu ta quyết tâm vượt thì vượt cũng qua. Mọi khó khăn, gian khổ mà ta gặp phải trên con đường đi tới đích chỉ là những thử thách, không thể nào chặn đứng quyết tâm của ta, buộc ta phải dừng lại, lùi bước được. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi là vậy. Người ta đã từng leo lên đỉnh núi, lặn xuống thám hiểm đại dương là những minh chứng cho ý đó. Hay những cô cậu học trò cư cho là mình thông minh nên nghĩ dù có thế nào thì ta vẫn không thể vượt qua được kì thi tốt nghiệp, như vậy là một sai lầm. nếu ta không thông minh nhưng ta vẫn cố gắng siêng năng, chăm chỉ, ngày đêm cần cù trong việc học tập thì thế nào ta cũng thành công trong việc vượt qau kì thi tốt nghiệp.

Nhưng tại sao đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông? Nghị lực để thực hiện ý muốn là điều có ý nghĩa quyết định khi muốn làm bất cứ việc gì. Có ý chí quyết tâm, ta có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đi tới đích. Thiếu ý chí, đường đi dù thuận lợi thì ta cũng chẳng vượt qua được. Chẳng hạn, những cô cậu học trò cứ cho là mình thông minh nên nghĩ dù có thế nào thì ta vẫn không thể vượt qua được kì thi tốt nghiệp, như vậy là một sai lầm. Nếu ta cứ ỷ lại, trông cậy vào sựu thông minh của mình mà không chú tâm vào việc học thì chắc chắn ta sẽ thất bại. Còn  nếu ta không thông minh nhưng ta vẫn cố gắng siêng năng, chăm chỉ, ngày đêm cần cù trong việc học tập thì thế nào ta cũng thành công trong việc vượt qua kì thi tốt nghiệp. Hay câu chuyện rùa và thỏ chạy đua đã cho ta thấy rõ điều đó. Ý chí kiên trì, quyết tâm cao của rùa đã giúp rùa đạt được mục đích. Ngược lại, thỏ ỷ sức chạy nhanh nhưng chểnh mảng, cuối cùng lại thua rùa. Lòng người ở đay chính là ý chí, là sự kiên trì, nhẫn nại; liên tục vượt khó thì dù có nhiều trở ngại về năng lực bản thân, vẫn có thể đến đích. Sự chiến thắng bản thân còn có ý nghĩa quyết định hơn vì từ đó ta có thể chiến thắng cả thiên nhiên. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng nhờ có ý chí, quyết tâm sắt đá, Crit-tốp Cô-lông đã vượt biển cả với bao thử thách gay go để tìm ra châu Mĩ. Nhờ có ý chí, con người đã bay vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng xa xôi.

Ý chí không chỉ giúp ta chiến thắng thiên nhiên mà còn giúp dân tộc ta chiến thắng kẻ thù xâm lược. Vì thế, sức mạnh của ý chí là sức mạnh giúp ta vượt qua mọi cam go thử thách để đi đến thành công. Ước mơ ngày càng cao đẹp, thì khó khăn càng nhiều mà khó khăn càng nhiều thì đòi hỏi ý chí càng cao. Có vượt qua hết gian lao thử thách thì ta mới thấy được gái trị của sự thành công.

Hiểu được ý nghĩa cao quý của lời dạy, em quyết tâm rèn luyện cho bản thân một ý chí vượt khó, một tinh thần kiên trì, bền bỉ trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng để trở thành người có tài năng vững vàng trong công việc, người chủ nhân xứng đáng trong tương lai của đất nước. Lời nói của Nguyễn Bá Học có ý nghĩa rất quuan trọng trong việc rèn luyện ý chí của chúng ta,  không có ý chí phấn đấu thì suốt đời chúng ta sẽ không thành công như thuyền không lái, trôi dạt lênh đênh. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện lời Bác Hồ dạy:

“không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0