Phân tích bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm”
Đề bài: Phân tích bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm” Bài làm Ca dao, dân ca vốn là một phần không thể nào thiếu với người dân lao động của nước ta. Nó là người bạn thân thiết đồng hành cùng người nông dân trên cánh đồng bát ngát hình ảnh con cò con vạc là những hình ...
Đề bài: Phân tích bài thơ “Con cò mà đi ăn đêm”
Bài làm
Ca dao, dân ca vốn là một phần không thể nào thiếu với người dân lao động của nước ta. Nó là người bạn thân thiết đồng hành cùng người nông dân trên cánh đồng bát ngát hình ảnh con cò con vạc là những hình ảnh vô cùng quen thuộc.
Hình ảnh cánh cò đối với người nông dân trở thành người bạn tri kỷ thân thiết. Trong ca dao, cánh có là hiện thân của người nông dân lao động chất phác, hiền lành, siêng năng, trong công việc ruộng nương đồng áng của mình.
Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn hình ảnh tiếng kêu cảu con cò khoi lâm nạn để nói lên tâm trạng nỗi lòng của người dân lao động khi họ bị chèn ép bức bách nhưng họ vẫn muốn chết vinh còn hơn sống nhục.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là hình ảnh của một bài cao dao ngụ ngôn ẩn ý độc đáo thể hiện lý tưởng sống của con người. Những con cò vì cuộc sống khó khăn, vì mưu sinh mà phải vất vả đi tìm kiếm thức ăn vào buổi tối không may gặp nạn, nhưng nó vẫn không nửa lời van xin tha mạng mà chỉ muốn mình được chết thanh bạch giữ được tâm hồn thanh cao, thanh danh của mình.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ở đây nhân vật gặp nạn là con cò, đồng thời con cò trong bài ca dao, cũng là hình ảnh trọng tâm của toàn bài ca dao. Nhưng thực chất nó chính là hình ảnh của người nông dân lao động trong hoàn cảnh éo le, cay đắng của đời mình. Họ mong muốn được chết một cách trong sạch chứ không muốn sống nhục nhã.
Con cò vì muốn mưu sinh mà phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm, vì họ nghèo muốn kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình để tồn tại, Người đọc cảm thấy vô cùng xúc động nghẹn ngào với những câu mở đầu thể hiện một con cò chăm chỉ, thương yêu người thân gia đình mình.
Vì cuộc sống mưu sinh con cò chịu cảnh đời vất vả lặn lội đêm hôm tìm kiếm kếsinh nhai. Con cò đã bị người ta bắt được những lời kêu van tha thiết của con cò làm người nghe cảm thấy vô cùng não lòng, những tiếng kêu thể hiện sự đau xót, van xin tới xé lòng.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Từ ông được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thể hiện cho giai cấp cầm quyền, những người có quyền lực có thể giúp đỡ thân phận của chú cò. Những người này là tầng lớp trên đại diện cho tầng lớp bóc lột của chếđộ cũ.
Từ ông được nhắc lại đến ba lần, hai từ tôi được điệp lại như một nốt nhấn bi thảm của bài ca.
Con cò như một người nông dân lao động bị áp bức bóc lột vô cùng nặng nề, thảm cảnh của chú cò chính là cuộc sống cùng cực của người nông dân lao động khốn khổ.
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời cầu xin của chú cò hoàn toàn
Lời khẩn cầu của còn có hoàn toàn không vì nhu cầu ham sống sợ chết mà muốn thể hiện tấm lòng trinh bạch, muốn có một cái chết trong sạch, không bị vấy bẩn. Rõ ràng trong lời phân trần này con cò không sợ chết mà con cò muốn đem cái chết để thể hiện tấm lòng trinh bạch, trong sạch của mình khi lỡ chân rơi vào ngõ cụt của cuộc sống.
Con cò đi ăn đêm nhưng con cò không phải kẻ làm việc gì trái với lương tâm mà con cò vô cùng lương thiện. Hình ảnh con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ thể hiện hình ảnh người nông dân một nắng hai sương, vất vả lam lũ trên đồng để tìm kiếm sự mưu sinh.
Nhưng không may cho con cò đã bị cảnh bất hạnh éo le xảy chân ngã xuống ao, hoạn nạn, khiến cho con cò con gặp phải cuộc sống bất trắc . Nhưng trước lúc ra đi chú cò vẫn thể hiện rõ tấm lòng của mình muốn van xin cho mình một cái chết trong sạch. Con cò trong bài ca dao thể hiện tình cảm “đói cho sạch rách cho thơm”
Qua bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” tác giả dân gian đã nêu lên một triết lý sống nhân sinh tuyệt đẹp ca ngợi tâm hồn nhân hậu, thật thà trong sáng của người nông dân lao động, thà chết vinh còn hơn sống nhục.
Trong cuộc sống con người có những lúc chúng ta gặp khó khăn gặp những bất trắc nhưng chính lẽ sống cao đẹp, tâm hồn cao quý của con người mới là điều khiến cho chúng ta cần phải gìn giữ.
Đọc xong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” chúng ta càng cảm thấy nể phục những người nông dân lao động. Tuy cuộc sống vô cùng vất vả nhưng họ vẫn giữ tâm hồn trinh bạch, sống trong sạch giữ gìn đạo đức của mình. Thể hiện tinh thần đáng quý gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, đói cho sạch rách cho thơm của người xưa.
Đông Thảo
Từ khóa tìm kiếm
- phên tích bài con co` đi ăn