Phân tích bài thơ “Tự tình 1” của Hồ Xuân Hương
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tự tình 1” của Hồ Xuân Hương Bài làm Trong chế độ phong kiến thân phận lẽ mọn của người phụ nữ là một đề tài khá hay và được nhiều người lấy để làm nguồn cảm hứng sáng tác. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm ...
Đề bài: Phân tích bài thơ “Tự tình 1” của Hồ Xuân Hương
Bài làm
Trong chế độ phong kiến thân phận lẽ mọn của người phụ nữ là một đề tài khá hay và được nhiều người lấy để làm nguồn cảm hứng sáng tác. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của người phụ nữ từ xưa tới nay.
Nó góp phần thể hiện tinh thần nhân đạo của những người làm nghệ thuật cũng như nền văn học. Chùm thơ Tự tình là một tác phẩm tiêu biểu của nói lên tình cảnh của người phụ nữ xưa, được tác giả Hồ Xuân Hương phản ánh.
Trong không gian thanh vắng, tĩnh mịch của buổi đêm trong tiếng trống cầm cánh thể hiện thời gian đang tí tách trôi qua. Canh khuya hoang vắng chính là thời gian khiến cho con người cảm thấy cô đơn khắc khoải. Nỗi lòng của người con gái càng thêm buồn bã trông mong, chờ đợi một điều gì đó.
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Nhưng càng mong ngóng chờ đợi lại càng cảm thấy thất vọng. Tiếng trong canh ngoài kia cứ ngày một dồn dập thể hiện cho tâm trạng của người con gái càng hồi hộp mong ngóng. Nó thể hiện sự chờ mong trong tuyệt vọng của người phụ nữ.
Tác giả Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ phận làm lẽ, cô đơn chờ mong người chồng của mình tới. Cảnh đêm tĩnh mịch khiến cho người phụ nữ càng cảm thấy trơ trọi bơ vơ, thân phận phụ nữ với nước non, tình yêu.
Trong hai câu thơ tiếp theo, tác giả Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng chờ đợi của người chồng của mình. Những câu thơ thể hiện đầy ẩn ý, chén rượu hương đưa, thể hiện sự uống rượu giải sầu của người phụ nữ, thể hiện sự cùng quẫn bí bách trong tâm trạng của người phụ nữ khi phải chịu cảnh chung chồng.
Trong cảnh khuya vầng trăng bóng xế, thể hiện sự suy tàn của vầng trăng chưa kịp tròn đã tàn, thể hiện cảm xúc của người phụ nữ, chưa kịp hạnh phúc trọn vẹn ngày nào thì đã phải chịu cảnh ly tan, rời xa, hạnh phúc dở dang. Nếu như bốn câu thơ đầu thể hiện tình thể hiện tình trạng chờ đợi mòn mỏi, tuyệt vọng, thể hiện sự buông xuôi của người con gái, của người phụ nữ
Tiếng chuông sầu kêu lên bằng sự vô tri vô giác kia, thể hiện sự chuyển giao thời gian, từng khoảnh khắc trôi đi là cảnh đêm càng thêm tĩnh mịch càng làm cho tâm tưởng của người phụ nữ cảm thấy cô liêu trống vắng
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Những dồn nén bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ thể hiện sự bộc phát của tâm trạng con người, thể hiện sự cô đơn bức bối trong tâm trạng chán chường, bất lực, không chấp nhận và cam chịu cảnh phận thê thiếp.
Câu thơ thể hiện sự ngán ngẩm, chán chường, chứa đựng bao nhiêu thời gian và sự chán ngán khi mà cuộc sống cứ trôi đi và thời gian ngày càng kéo tới người thi sĩ cũng già đi theo năm tháng, tuổi xuân danh tiếng cũng không còn lại là bao.
Hai câu thơ khép lại bài thơ như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ về thân phận lẽ mọn, về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người con gái xưa không có cơ hội trọn vẹn trong xã hội xưa cũ.
Bài thơ chính là lời than thở số phận hẩm hiu của người phụ nữ khi chịu cảnh chung chồng của người phụ nữ xưa, thể hiện thái độ bi quan, chán nản của người con gái khi phải sẻ chia chồng với người ta
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật thể hiện sự khát vọng hạnh phúc đôi lứa không trọn vẹn của người phụ nữ trong thân phận, hoàn cảnh lẽ mọn. Hiện thực vô cùng phũ phàng người phụ nữ vẫn trong thời kỳ xuân sắc nhưng sớm chịu cảnh hẩm hiu, cô quạnh.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả Hồ Xuân Hương với sự bất hạnh của người phụ nữ xưa khi phải chịu cảnh chung chồng của chế độ đa thê trong chế độ phong kiến. Những cam chịu của con người trước cuộc sống “Trọng nam khinh nữ” bất cập.
Bài thơ diễn tả một tình cảnh đáng thương một số phận đáng thương, cần phải sẻ chia cảm thông, cho khát vọng tình yêu trọn vẹn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải phụ thuộc số phận của mình vào người khác không được tự ý lựa chọn. Đó chính là bi kịch không thể giải tỏa, vì thế giọng bài thơ của tác giả Hồ Xuân Hương vừa ai oán, thê lương, vừa thể hiện phong cách phóng khoáng của con người tác giả.
Đông Thảo
Từ khóa tìm kiếm
- bai tu tinh 1
- chùm thơ tự tình 1