24/05/2017, 11:56

Phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh để thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ trong khi còn đang bị giam cầm trong nhà tù? Bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ hay của Bác. Dù đang bị giam cầm nhưng Bác vẫn hướng về cảnh đẹp thiên ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh để thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ trong khi còn đang bị giam cầm trong nhà tù?

Bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ hay của Bác. Dù đang bị giam cầm nhưng Bác vẫn hướng về cảnh đẹp thiên nhiên.

Người ta thường thưởng cảnh lúc bình minh, lúc hoàng hôn... nhưng với Bác, thời gian nào trong ngày cũng đẹp. Cảnh đẹp lúc chiều tối rất dung dị và quyến rũ các bậc thi nhân rất nhiều.

Dưới đây là những bài văn hay phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh để các em tham khảo:

Bài 1. Bài văn của em Trần Khánh Tuấn đã phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh:

Chiều tối" là bài thơ ra đời trong khoảng thời gian đầu khi bác ở trong tù. Cũng trong thời gian đầu ấy, đã có nhiều bài thơ Bác ghi lại ảnh "trên đường"chuyển lao ("Năm mươi ba cây số một ngày_Áo mũ đầm mưa sách hết ngày")_Mới đến nhà lao Thiên Bảo) và bài này cũng nằm trong mạch các bài thơ "Đi đường"ấy. Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật nhất quán là sự thống nhất trong đa dạng của tập "Nhật kí trong tù".Đó chính là sự vận động của hình tượng thơ, trong thơ Bác bao giờ cũng từ bóng tồi hướng ra ánh sáng , từ lạnh lẽo đến ấm áp , từ nỗi buồn đến niềm vui . Điều này cũng được thể hiện rõ trong bài thơ "Chiều tối ".

- Ảnh minh họa

 

Trong bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng xa lạ có gì như thoáng buồn ẩn chứa những liên tưởng mơ hồ:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây lơ lửng giữa tầng không )

Câu thơ mang màu sắc của cổ thi bởi bút pháp miêu tả chấm phá và những thi liệu quen thuộc cửa thơ cổ xưa . Không nói đến thời gian chính xác nhưng hình ảnh "cánh chim"đủ sức diễn tả không gian còn mang ý nghĩa thời gian . Hai câu đầu diễn tả cảnh vật trong một buổi chiều tối . Hình ảnh cánh chim và đám mây vừa giàu chất minh hoạ vừa nhớ đến tứ thơ quen thuộc của thi ca cổ điển . Sự mệt mỏi của cánh chim sự cô đơn của đám mây chiều là cảnh vật được nhìn qua tâm trạng của người tù tha phương . Trong lúc mệt mỏi ấy người tù vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn , người đã vẽ lên bức tranh đẹp và đậm chất cổ điển . Đó là biểu tượng của một buổi chiều tà , một chiều thu êm ả nhưng cảnh vật thoáng vẻ buồn , mệt mỏi và đơn chiếc .

Cảnh ấy có sự hài hoà với lòng người . Rõ ràng đó chính là sự đồng điệu giữa thiên nhiên và tâm trạng con người được thể hiện khá đậm nét . Song hình tượng thơ không dừng lại ở đó mà có sự vận động rất độc đáo . Từ một bức tranh thiên nhên , lời thơ đã chuyển sang một bức tranh sinh hoạt bình dị .

Thời gian từ chiều muộn đã chuyển sang chiều tối . Cảm xúc của con người không còn thoáng buồn nữa mà đã thấy vui . Không gian cũng bừng sáng lên màu đỏ "rực hồng" của lò than:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

Hình ảnh cô gái xay ngô tối trở thành hình ảnh trung tâm của bài thơ , toát lên vẻ trẻ trung , khoẻ mạnh sống động . Vẻ đẹp của bức tranh thể hiện ở hình ảnh người lao động . Tâm hồn Hồ Chí Minh luôn hướng về tương lai , về nơi có ánh sáng ấm áp của sự sống .Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại . Tác giả sử dụng thành công cấu trúc lặp liên hoàn :"Ma bao túc","bao túc ma" hành động xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô . Ở đó người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính là ở chỗ nhịp điệu của thời gian hoà vào nhịp điệu trong cuộc sống . Buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối , song đêm tối không lẽo âm u mà bừng sáng bằng ngọn lửa hồng.

Từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ "Chiều tối" là sự vận động của tứ thơ từ nỗi buồn sang niềm lạc quan , từ bóng tối ra ánh sáng . Hai câu trên cảnh buồn và lòng cũng không vui . Cảnh ấy , tình ấy thể hiện ở hính ảnh cánh chim mỏi mệt về rừng và chòm mây cô đơn chầm chậm trôi qua lưng trời. Hai câu thơ lại là một niềm vui thể hiện ở hình ảnh ánh lửa hồng bỗng rực sáng lên.Ánh lửa hồng là niền vui của con người làm tan đi cái cô đơn , mệt mỏi tàn lụi của buổi chiều nơi núi rừng hiu quạch . Dó cũng chính là nét cổ điển nhưng vẫn khá hiện đại của bài thơ.

Sự vận động của hình tượng thơ từ thiên nhiên quạch vắng đến con ngýời lao động , đến sự sống đến ánh sáng và tương lai được thể hiện hết sức tự nhiên , giàu cảm xúc . Sự vận động này trong tư tưởng Hồ Chí Minh nằm xuyên suốt trong các bài thơ của tập "Nhật kí trong tù".

Bài thơ kết lại bằng chữ "hồng "chính là nhãn tự của bài thơ thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài . Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ"hồng"đó. Nó thể hiện niềm tin tưởng ý chí , nghị lực kiên cường của người tù cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngọn lửa hồng mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp và niềm vui . Ngọn lửa của sự sống vẫn còn lung linh tươi sáng và sưởi ấm mãi muôn đời .

Bài thơ vừa mang phong vị cổ điển vừa có phẩm chất hiện đại, dào dạt cảm xúc của thi nhân trước thiên nhiên và những con người lao động bình dị mà cao đẹp . Cảnh chiều tà vùng sơn cước trong cái nhìn của người tù trên đường lưu đày sự chuyển đổi của thời gian , cảnh vật ….đã làm cho bừc tranh "chiều tối"không kết thúc với bóng đêm u tối , với cái buốt lạnh của núi rừng mà ấm sáng bởi ngọn lửa hồng -ngọn lửa của một trái tim , mọt tấm lòng yêu sự sống , yêu đời , yêu đát nước và lòng thương người vô hạn.

----------------------------------

Bài 2. Bài văn của em Phạm Gia Hiển đã phân tích bài thơ Chiều Tối (Mộ) của Hồ Chí Minh:

Hồ Chủ tịch là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người mới đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân, cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín về một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.

- Ảnh minh họa

 

Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia, Người chợt nhận thấy cánh chim chiều:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Câu thơ không giản đơn chỉ ghi lại cảnh vật mà còn bộc lộ mối tình cảm của nhà thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim và về rừng tìm chốn ngủ, như thể ở trong lồng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mỏi mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi, câu thơ tương phản với hình ảnh chùm mây cô đơn ở dưới:

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác chữ Hán. Nó bỏ mất chữ “cô” trong “cô vân”, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi, rất có ý nghĩa. Hai từ “trôi nhẹ” cũng không lột tả được ý của mấy chữ “mạn mạn độ”. Bởi vì “độ” là hoạt động nhằm đi từ bờ này sang bờ kia, ví như “độ thuyền” đi thuyền sang sông, “độ nhật” ở cho qua ngày. “Độ thiên không” là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời vô hạn biết chừng nào! Còn “mạn mạn” là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia; mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa, thì biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa bầu trời! Chòm mây cô đơn trôi chậm rãi giữa tầng không là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình cô đơn, sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.

Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi nào, thì hai dòng sau của bài thơ hiện diện một chốn ngủ của con người.

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ “tối” lộ liễu, trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người dọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ, nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng, lại tượng trưng cho công việc và nghĩ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều đáng chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ “hồng” là ấm, nóng chứ không phải là màu đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩ đến là sức ấm nóng, chứ không phải ánh sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi.

Điều đáng chú ý thứ ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt, Ngô hạt xay xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường, xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết  này tuy không sáng bừng lên màu hồng lạc quan cách mạng như ai đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người, làm cho nỗi lòng người đi vơi bớt nỗi cô đơn, tịch mịch. Cùng với hình ảnh ấy một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước bài này là bài Đi đường: “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao chập chùng” - một con đường vô tận; và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền: “Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân, Món “gà năm vị”: tối thường ăn; Thừa cơ rét, rệp xông vào đánh, Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần”; thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường, gần gũi với mọi người.

Nguồn:
0