04/06/2017, 00:31
Phân tích bài "Chiếu cầu hiền" để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung.
Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, triều đại Tây Sơn phải đối mặt vói nhiều khó khăn chồng chất do cuộc khủng hoảng dài ở Đàng ngoài để lại. Để có thể xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển đời sống kinh tế văn hoá xã hội, Quang Trung đã ban hành nhiều loại "chiếu": chiếu khuyến ...
Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, triều đại Tây Sơn phải đối mặt vói nhiều khó khăn chồng chất do cuộc khủng hoảng dài ở Đàng ngoài để lại. Để có thể xây dựng và củng cố chính quyền, phát triển đời sống kinh tế văn hoá xã hội, Quang Trung đã ban hành nhiều loại "chiếu": chiếu khuyến nông, chiếu lập học trong đó có chiếu cầu hiền tài.
Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm phụng soạn vào khoảng năm 1788-1789. Mục đích của chiếu là thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê-Trịnh) ra cộng tác với nhà Tây Sơn.
Chiếu là thánh chỉ vua ban, nó vừa được coi là một thứ quyền lực, vừa là một loại văn kiện thể hiện chủ trương chính sách của một triều đại. Nó vừa mang tính thuyết phục, động viên lại vừa có tính chất bắt buộc, vì nó thể hiện uy lực của nhà vua.
Cần phải thấy rằng, ban "chiếu cầu hiền” là một chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn. Nó không chỉ thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua đối với thần (lân, mà còn thể hiện tài nhìn xa trông rộng.
Bài chiếu mở đầu bằng việc xử thế của người hiền, tấn công vào tâm lí của những bậc ẩn sĩ:
"Từng nghe: việc xử thế của người hiền cũng như vì sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng. Nêu giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì không đúng với trời sinh ra người hiền".
Nhưng lời lẽ đầy tính thuyết phục và đánh trúng vào tâm lí của đối tượng cần nghe: các sĩ phu Bắc Hà. Họ là những người có tài có đức nhưng vì chán thói đời hay để giữ tiếng "tôi trung không thờ hai chủ" nên mai danh ẩn tích. Cái luận điểm đầu tiên mà Quang Trung đưa ra đã cho thấy con mắt .nhìn tài tình của vua. Kẻ sĩ rất trọng danh dự. Vua cũng không quên nâng những ngưòi hiền lên ngang tầm với những vì sao sáng trên trời. Trời sáng là nhờ có sao. Đất nước có thanh bình phồn vinh hay không là phải dựa vào người hiền.
Quang Trung đã khéo léo sử dụng hình ảnh chòm sao Bắc đẩu để nói đến việc người hiền phải giúp sức cho vua, phụng sự triều đình. Và người hiền, nghĩa là người có tài có đức thì phải cống hiến. Nếu cứ "giấu mình ẩn tiêng, cỏ tài mà không để cho đời dùng" thì sống có nghĩa lý gì ?
Từ đó, có thể thấy rằng việc trọng dụng người hiền để xây dựng đất nước của Quang Trung là đúng đắn và thể hiện tài nhìn xa trông rộng. Việc xây dựng đất nước không thể dựa vào ai khác mà là những người có tài có đức, những người con của quê hương xứ sở.
Luận điểm đầu tiên cũng là phần mở đầu bài chiếu đã nói khái quát về cách xử thế cũng như việc trọng dụng người hiền. Hay nói khác đi, nó thể hiện ý đồ người ban chiếu, nội dung của chiếu. Sang phần sau là một hệ thống các lí do mà vua đưa ra, các luận điểm đưa ra nhằm giải thích rõ hơn nguyện vọng của mình và thuvết phục người nghe:
"Trước đây, gặp lúc mạt thời, đất nước nhiều biến cố, kẻ sĩ ở vào cảnh cùng khốn vẫn giữ vững khí tiết, các anh tài tại triều đình thì giữ lời, ngậm tăm như đứng trong hàng nghi lễ; cũng có người lui về rừng suối làm dân thường, bất hợp tác, làm bậc cao ẩn dấu kín danh tiếng không xuất hiện suốt đời”.
Trước đó, sự thống trị của chính quyền Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và cuộc chiến tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài trong những năm giữa thế kỷ XVIII đã khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Quan lại xâu xé lẫn nhau, hách dịch, bóc lột nhân dân, câu kết với quân xâm lược, ăn chơi sa đoạ... làm cho dân tình điêu đứng. Vì vậy mà việc những kẻ sĩ thanh cao chán ghét việc quan trường, bất lực trước nhân tình thế thái, tìm đường mai danh ẩn tích. Còn bây giờ, thời thế đã đổi. Những người hiền có thể ra giúp nước. Không còn phải chán chường ẩn mình, ngậm tăm, bất lực như trước đây. Vậy mà sao "những người học rộng tài cao chưa có ai đến? Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?”
Một loạt những câu hỏi đưa ra. Vua tự trách mình "còn kém cỏi”, "không xứng đáng”, khiêm nhường "ngồi bên mép chiếu”, mong mỏi sớm hôm những người tài giỏi giúp mình trị vì đất nước. Thực ra đó là những lởi thể hiện sự chân thành của một vị vua anh minh, luôn mang hoài bão vì nước, vì dân.
Với ngôn ngữ lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, các luận điểm mà bài chiếu đưa ra luôn hợp lý, có tính lô-gíc chặt chẽ. Vì vậy mà bài chiếu được xem là một văn kiện quan trọng lúc bấy giờ của nhà Tây Sơn. Nó cũng cho thấy tài trí hơn người của vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong việc xây dựng đất nước.
Nhà nước mới được thành lập và đang bước vào thời kì ổn định. Kỉ cương triều đình còn yếu kém và nhiều thiếu sót. Giặc ngoại xâm luôn nhòm ngó. Lúc này là lúc người quân tử phải đồng tâm giúp nước. Vua tôi phải một lòng một dạ bảo vệ non sông chống lại kẻ thù, khôi phục triều đình. Những lí lẽ mà Quang Trung đưa ra dường như đã khái quát được tình hình xã hội Việt Nam, những năm đầu dưới triều Tây Sơn. "Dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hoá đạo đức chưa thấm nhuần". Chính vì vậy mà "Trẫm nơm nớp lo sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan". Nếu vua chỉ là kẻ biết hưởng thụ, ăn chơi sa đọa thì ấy là một mối nguy hại cho dân. Nhưng ông vua nhà Tây Sơn lại chỉ biết lo cho dân cho nước, với gánh nặng xã tắc non sông. Vậy thì những kẻ sĩ kia sao không động lòng cho được. Vua đứng đầu một nước, cai trị một nước không phải chỉ mình vua làm được. Cũng như "làm nên một ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ”. Mà kẻ sĩ thời nào cũng có, thời nào cũng cần. Những người có tài năng mà không sử dụng thì khác nào có chân mà lại chỉ bò bằng tay. Với một nước có truyền thống văn chương lâu đời và rộng lớn như vậy, lẽ nào lại không được người hiền tài giúp nước.
Tất cả những lời lẽ ấy một mặt động viên khích lệ trí thức Bắc Hà, một mặt có vẻ như "khiêu khích" lòng trọng danh dự của kẻ sĩ. Đó là sự khéo léo khôn ngoan của Quang Trung trong việc tuyển chọn nhân tài. Không có người này thì có người khác. "Trong một ấp mười nhà tất có người trung tín huống chi một nước. Đó đồng thời cũng là niềm tin, niềm hy vọng của Quang Trung vào thần dân của mình.
Và bài chiếu không chỉ dành riêng cho các trí thức, kẻ sĩ mà cho cả "quan lại lớn nhỏ và dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc". Nghĩa là kêu gọi tất cả người hiền trong thiên hạ. Động viên, khuyến khích họ dù đúng hay sai, thiết thực hay viễn vông, "chớ ngại thế là đem ngọc bán rao". Đối tượng được mở rộng. Việc chiêu mộ người tài hiền cần phải kiên nhẫn.
Sau khi đưa ra một số lí lẽ, phân trần lí do ban chiếu, bài chiếu kết lại: "Trời đất khốn cùng thì hiền tài ẩn náu". Xưa thì đúng vậy, còn nay "trời đất thanh bình" cũng là lúc người hiền tài "gặp hội gió mây", họ cần ra giúp sức cho vua xây dựng triều chính, xây dựng đất nước; cũng là để thi thố tài năng phụng sự cuộc đời.
Như vậy, có thể thấy, Chiếu cầu hiền cùng với các chiếu khác như " chiếu khuyến nông, chiếu lập học... là một trong những văn kiện quan trọng và đúng đắn của nhà Tây Sơn trong việc động viên các trí thức Bắc Hà, và rộng hơn là người hiền trong thiên hạ, đem tài năng tham gia xây dựng đất nước.
Bài chiếu cũng thể hiện một tình cảm trân trọng của vua Quang Trung đối với những người hiền tài, đồng thời cũng thể hiện rõ tấm lòng vì dân vì nước của vị minh quân.
Chiếu là thánh chỉ vua ban, nó vừa được coi là một thứ quyền lực, vừa là một loại văn kiện thể hiện chủ trương chính sách của một triều đại. Nó vừa mang tính thuyết phục, động viên lại vừa có tính chất bắt buộc, vì nó thể hiện uy lực của nhà vua.
Cần phải thấy rằng, ban "chiếu cầu hiền” là một chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn. Nó không chỉ thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của vua đối với thần (lân, mà còn thể hiện tài nhìn xa trông rộng.
Bài chiếu mở đầu bằng việc xử thế của người hiền, tấn công vào tâm lí của những bậc ẩn sĩ:
"Từng nghe: việc xử thế của người hiền cũng như vì sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải để cho thiên tử sử dụng. Nêu giấu mình ẩn tiếng, có tài mà không để cho đời dùng, thì không đúng với trời sinh ra người hiền".
Nhưng lời lẽ đầy tính thuyết phục và đánh trúng vào tâm lí của đối tượng cần nghe: các sĩ phu Bắc Hà. Họ là những người có tài có đức nhưng vì chán thói đời hay để giữ tiếng "tôi trung không thờ hai chủ" nên mai danh ẩn tích. Cái luận điểm đầu tiên mà Quang Trung đưa ra đã cho thấy con mắt .nhìn tài tình của vua. Kẻ sĩ rất trọng danh dự. Vua cũng không quên nâng những ngưòi hiền lên ngang tầm với những vì sao sáng trên trời. Trời sáng là nhờ có sao. Đất nước có thanh bình phồn vinh hay không là phải dựa vào người hiền.
Quang Trung đã khéo léo sử dụng hình ảnh chòm sao Bắc đẩu để nói đến việc người hiền phải giúp sức cho vua, phụng sự triều đình. Và người hiền, nghĩa là người có tài có đức thì phải cống hiến. Nếu cứ "giấu mình ẩn tiêng, cỏ tài mà không để cho đời dùng" thì sống có nghĩa lý gì ?
Từ đó, có thể thấy rằng việc trọng dụng người hiền để xây dựng đất nước của Quang Trung là đúng đắn và thể hiện tài nhìn xa trông rộng. Việc xây dựng đất nước không thể dựa vào ai khác mà là những người có tài có đức, những người con của quê hương xứ sở.
Luận điểm đầu tiên cũng là phần mở đầu bài chiếu đã nói khái quát về cách xử thế cũng như việc trọng dụng người hiền. Hay nói khác đi, nó thể hiện ý đồ người ban chiếu, nội dung của chiếu. Sang phần sau là một hệ thống các lí do mà vua đưa ra, các luận điểm đưa ra nhằm giải thích rõ hơn nguyện vọng của mình và thuvết phục người nghe:
Trước đó, sự thống trị của chính quyền Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong và cuộc chiến tranh Đàng Trong- Đàng Ngoài kéo dài trong những năm giữa thế kỷ XVIII đã khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Quan lại xâu xé lẫn nhau, hách dịch, bóc lột nhân dân, câu kết với quân xâm lược, ăn chơi sa đoạ... làm cho dân tình điêu đứng. Vì vậy mà việc những kẻ sĩ thanh cao chán ghét việc quan trường, bất lực trước nhân tình thế thái, tìm đường mai danh ẩn tích. Còn bây giờ, thời thế đã đổi. Những người hiền có thể ra giúp nước. Không còn phải chán chường ẩn mình, ngậm tăm, bất lực như trước đây. Vậy mà sao "những người học rộng tài cao chưa có ai đến? Hay trẫm là người ít đức, không xứng để những người ấy phò tá chăng? Hay là đương thời loạn lạc, họ chưa thể phụng sự vương hầu?”
Một loạt những câu hỏi đưa ra. Vua tự trách mình "còn kém cỏi”, "không xứng đáng”, khiêm nhường "ngồi bên mép chiếu”, mong mỏi sớm hôm những người tài giỏi giúp mình trị vì đất nước. Thực ra đó là những lởi thể hiện sự chân thành của một vị vua anh minh, luôn mang hoài bão vì nước, vì dân.
Với ngôn ngữ lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục, các luận điểm mà bài chiếu đưa ra luôn hợp lý, có tính lô-gíc chặt chẽ. Vì vậy mà bài chiếu được xem là một văn kiện quan trọng lúc bấy giờ của nhà Tây Sơn. Nó cũng cho thấy tài trí hơn người của vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong việc xây dựng đất nước.
Nhà nước mới được thành lập và đang bước vào thời kì ổn định. Kỉ cương triều đình còn yếu kém và nhiều thiếu sót. Giặc ngoại xâm luôn nhòm ngó. Lúc này là lúc người quân tử phải đồng tâm giúp nước. Vua tôi phải một lòng một dạ bảo vệ non sông chống lại kẻ thù, khôi phục triều đình. Những lí lẽ mà Quang Trung đưa ra dường như đã khái quát được tình hình xã hội Việt Nam, những năm đầu dưới triều Tây Sơn. "Dân khốn khổ còn chưa hồi sức, việc giáo hoá đạo đức chưa thấm nhuần". Chính vì vậy mà "Trẫm nơm nớp lo sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan". Nếu vua chỉ là kẻ biết hưởng thụ, ăn chơi sa đọa thì ấy là một mối nguy hại cho dân. Nhưng ông vua nhà Tây Sơn lại chỉ biết lo cho dân cho nước, với gánh nặng xã tắc non sông. Vậy thì những kẻ sĩ kia sao không động lòng cho được. Vua đứng đầu một nước, cai trị một nước không phải chỉ mình vua làm được. Cũng như "làm nên một ngôi nhà lớn không phải chỉ một cành cây, xây dựng nền thái bình không chỉ mưu lược của một kẻ sĩ”. Mà kẻ sĩ thời nào cũng có, thời nào cũng cần. Những người có tài năng mà không sử dụng thì khác nào có chân mà lại chỉ bò bằng tay. Với một nước có truyền thống văn chương lâu đời và rộng lớn như vậy, lẽ nào lại không được người hiền tài giúp nước.
Tất cả những lời lẽ ấy một mặt động viên khích lệ trí thức Bắc Hà, một mặt có vẻ như "khiêu khích" lòng trọng danh dự của kẻ sĩ. Đó là sự khéo léo khôn ngoan của Quang Trung trong việc tuyển chọn nhân tài. Không có người này thì có người khác. "Trong một ấp mười nhà tất có người trung tín huống chi một nước. Đó đồng thời cũng là niềm tin, niềm hy vọng của Quang Trung vào thần dân của mình.
Và bài chiếu không chỉ dành riêng cho các trí thức, kẻ sĩ mà cho cả "quan lại lớn nhỏ và dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời đều cho phép được dâng thư tỏ bày công việc". Nghĩa là kêu gọi tất cả người hiền trong thiên hạ. Động viên, khuyến khích họ dù đúng hay sai, thiết thực hay viễn vông, "chớ ngại thế là đem ngọc bán rao". Đối tượng được mở rộng. Việc chiêu mộ người tài hiền cần phải kiên nhẫn.
Sau khi đưa ra một số lí lẽ, phân trần lí do ban chiếu, bài chiếu kết lại: "Trời đất khốn cùng thì hiền tài ẩn náu". Xưa thì đúng vậy, còn nay "trời đất thanh bình" cũng là lúc người hiền tài "gặp hội gió mây", họ cần ra giúp sức cho vua xây dựng triều chính, xây dựng đất nước; cũng là để thi thố tài năng phụng sự cuộc đời.
Như vậy, có thể thấy, Chiếu cầu hiền cùng với các chiếu khác như " chiếu khuyến nông, chiếu lập học... là một trong những văn kiện quan trọng và đúng đắn của nhà Tây Sơn trong việc động viên các trí thức Bắc Hà, và rộng hơn là người hiền trong thiên hạ, đem tài năng tham gia xây dựng đất nước.
Bài chiếu cũng thể hiện một tình cảm trân trọng của vua Quang Trung đối với những người hiền tài, đồng thời cũng thể hiện rõ tấm lòng vì dân vì nước của vị minh quân.