Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Văn mẫu lớp 7
Đánh giá bài viết Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo ...
Đánh giá bài viết Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm ...
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ… như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đă sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta – những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc… đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 2
Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải (đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng vói đạo lý làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đỏ, ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con“.
Qua lời ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn dề chúng ta cần bàn luận d
để rút ra bài học bố ích trong cách đôi xử với cha mẹ.
Lời ca dao mở đẩu bằng lời lõ thật trang trọng, gợi cám xúc :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chày ra.
Không phải ngẫu nhiên'mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia để đem ra so sánh với "công cha, nghĩa mẹ". Cha mẹ sinh ra con, nuôi con khôn lán để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ây chỉ có thê sánh với núi sông hùng vĩ và trường cừu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chủng ta về lòng biết, kính trọng cha mẹ dù thế nào thi chữ hiếu cũng phải được giữ gìn trọn vẹn ;
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Lời khuyên đây được đúc kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thê hệ tiếp nhau : Đạo hiếu làm con đôi với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn (lời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng cùa mẹ, và lớn lên trong vòng kiên thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khó với lại phải đẻ đau, rồi chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào đê nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả dê cung cấp cho ta dẩy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thưong
Những lắng của cha mẹ. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mông vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên diều ấy được. Mọi người đều cỏ nguồn có cội "Con người có tổ có tông". Vì vậy, hiếu với cha mẹ là một chân li, là lối sống cơ bản nhất trong đạo làm người. Cha mẹ hết lòng vi con cái, hi sinh cả cuộc đời cho con cái thì bốn phận làm con ta phải chân thành biết
Con cái tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt dẹp
sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lý của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ là những đạo lý này vẫn là nền tảng của đạo đức, lá cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.
Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Người con có hiếu trước hết là có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ săn sóc mẹ cha… dù là biêu hiện cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ, chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với cổng lao to lớn như biển trời của cha mẹ.
Thô nhung, bên cạnh nhũng nguời con hiếu nghĩa kia vẩn còn một số người coi thường chữ hiếu, xem dó là tư tưởng phong kiến lạc hậu. Đây là một nhận thức sai lam đáng phê phán. Tệ hại hơn có những đứa con vô ơn bạc nghĩa, gây ra bao chuyện đau lòng, bất hạnh đến cho cha mẹ. Thậm chí còn có nhũng kệ đối xử tộ bạc khi cha mẹ già yếu. Đó là nhũng biểu hiện của sự suy thoái vê đạo đức. Nếu không kịp thời ngăn chặn lại thì những tộ trạng này sẽ làm băng hoại đến đạo lý cô truyền của dân tộc ta. Bới lẽ trong gia dinh không là đứa con có hiếu với cha mẹ thì ra ngoài xã hội làm sao trở thành người công dân tốt dược. Vì vậy đạo làm con đối với mẹ cha là bài học quí báu, là nhân cách hàng đầu của con người. Nó cũng là thước đo phẩm giá của con người.
Ngáy nay, chữ hiếu không chi’ giới han trong phạm vi gia đình mà ta còn phải có hiếu với đất nước nữa như Bác Hổ đã tùng dạy "Trung với nước, hiếu với dân" đó sao. Chữ "hiếu" ở đây được nâng cao hon, có nghĩa là phải biết ơn nhân dân – nhũng nguời đã mang đến cho ta có đựợc cuộc sống hôm nay như : Nguời lao động, các anh chiến sĩ, những bậc tiền bôi… "Hiếu với dân" tức là ta phải tận tụy, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, khi Tổ quốc cần ta sẵn sàng gác tình nhà mà lo việc nước, sẵn sàng hi sinh cho quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là đỉnh cao của chữ hiếu ngày nay.
Bài ca dao đã nêu lên một nét đẹp rực rỡ thiêng liêng nhất của con người. Nghe lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, cuối năm đạt kết quả cao tức là ta làm cho cha mẹ vui lòng. Vận dụng nó chúng ta còn hiếu rang : Hiếu với cha mẹ cũng là hiếu với dân, với nước. Đây quả là một phương châm sóng, giúp ta vừa giữ trọn đạo làm con, và cũng vừa trở thành người công cán tốt, hữu ích cho xã hội. Bài học này mãi mãi trường tồn với mọi thời dại.
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 3
Ca dao là tiếng nói, là bài ca muôn thủa của trái tim con người. Từ ngàn xưa ông cha ta đã sáng tác ra những bài ca dao nhằm nêu lên đạo lý ở đời, quan điểm sống của con người, quan hệ gia đình, cha mẹ con cái đã được ca dao đề cập đến thật sâu sắc, đúng mực:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao trên thuộc thêể thơ lục bát, hình ảnh vừa cụ thể, vừa tượng trưng. Lời thơ êm ái dịu dàng, từ ngữ chọn lọc đặc sắc mà giản dị, chân chất.
Đọc bài ca dao, ngẫm nghĩ, ta càng thấy thú vị: Công cha, nghĩa mẹ được so sánh cụ thể:
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Công đức của cha được so sành với ngọn núi Thái Sơn, lá ngọn núi to lớn nhất ở Trung Quốc nhằm nêu lên cho chúng ta thấy được công cha to lớn vĩ đại, như ngọn núi Thái Sơn sừng sững trước nắng mưa, trường tồn, bất biến giữa không gian và thời gian.
Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn, dòng nước không bao giờ kiệt cạn như tình thương của mẹ, dòng sữa mẹ ngọt ngào cho con không bao giờ kiệt cạn, tất cả đều trường tồn, bất biến. Ý nghĩa câu ca dao thật là sâu xa.
Công cha to lớn vì cha suốt đời phải lao động cực nhọc ở mọi nơi: đồng ruộng, công trường, nông trường, hầm mỏ, xí nghiệp… Làm việc quần quật từ sáng đến tối để nuôi con khôn lớn. Vì thế từ ngàn xưa có nhiều câu tục ngữ ca dao khẳng định vị trí quan trọng của người cha trong gia đinh:
"Con có cha như nhà có nóc"
hoặc :
“Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha mất gót con lấm bùn".
Nghĩa mẹ to lớn vì mẹ cưu mang ta chín tháng, mười ngày, sanh ta ra, lo từng miếng cơm giấc ngủ, từng lời bập bẹ chăm sóc ta từng bước đi, dìu dắt ta cho đến trưởng thành trong nỗi lo âu xen lẫn mừng vui. Cả đời mẹ có thể là "năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm" để lo cho con khôn lớn.
Rộng hơn ta thấy hai câu tục ngữ chỉ đúng nhưng chưa đủ, núi Thái Sơn có thể bị bào mòn vì mua gió sương tuyết, vi thời gian, nước trong nguồn tuy không cạn kiệt nhưng cũng có lúc vơi, lúc đầy chứ công ơn của cha mẹ đối với con cái không bao giờ lay chuyển, không được phép "vơi đầy". Vì thế hai câu sau nêu lên quan điểm sống ở đời là đạo con phải thờ kinh, phụng dưỡng cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Số từ "một lòng" cùng với những từ trang trọng "thưa, kính" cho ta thấy được công lao cha mẹ thật to lớn vì thế ta phải luôn luôn nhớ ơn, thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã tuổi già sức yếu. Cha mẹ cưu mang ta, sinh ta ra, nuôi lớn nên người, vì thế, ta phải biết nhớ ơn, giữ chữ hiếu. Thúy Kiều khi bị "giam" ở lầu Ngưng Bích, đã nhớ về cha mẹ, lo lắng cho bậc sinh thành:
“Xót người tựa cùa hôm mai Quạt nòng ấp lạnh, nhũng ai đó giờ ?
Sản lai cách mấy nàng mua Có khi gốc tử đã vừa nguôi ôm".
Kiều xót thương cho cha mẹ tuổi già xế bóng, không ai chăm sóc hẩm hiu cô đơn, vì thế trong lời khuyên Từ Hải ra hàng, mục đích của Kiều là để được về quê thăm mẹ cha và quê hương.
"Dần dà rồi sẻ liệu về cố hương" để cha mẹ được hạnh phúc
“Nở nang mày mặt, rõ ràng mẹ cha"
Kiều là người con hiếu thật khó ai sánh bằng.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là người con hiếu thảo, sắp vào phòng thi, Vân Tiên nhận được thư báo tin mẹ mất. Vân Tiên ngã lăn ra đất "mình gieo xuống đất dật dờ hồn hoa". Người con hiếu thảo ấy vội vàng bỏ cả thi cử để về quê chịu tang mẹ vì nghĩ rằng mình chưa đền đáp chút gì cho mẹ mà mẹ đã không còn, Vân Tiên khóc đến nỗi mù cả đôi mắt:
"Tiên rằng khô héo lá gan Ôi thôi con mắt đã mang đấy sầu"
Cùng với Vân Tiên, Nguyên Đình Chiểu xây dựng Kiều Nguyệt Nga cũng là người con hiếu thảo.
Được thơ- cha bảo qua được "định bề nghi gia" Nguyệt Nga vẫn đi dù biết rằng đường sá xa xôi ngàn dặm vì:
"Làm con đâu dám cãi cha"
Nguyệt Nga bằng lòng đi cống giặc Ô Qua để cha khỏi bị liên lụy. Họ đều là những người con hiếu thảo của dòng văn học cổ Việt Nam mà bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Nguyền Đình Chiểu đã phản ánh trung thực lòng hiếu thảo của con cái trong xã hội phong kiến thời ây.
Bài ca dao ngắn gọn, hàm súc gợi cho ta thấy được quan điểm sống đạo lý ở đời của cha ông ta ngày xưa.
Bài ca dao thuộc thể thơ lục bát, hình ảnh sinh động vừa cụ thể vừa tượng trưng, lời thơ êm ái, nhẹ nhàng, từ ngữ đặc sắc, nó như nhắn nhủ khuyên ta rằng ngay từ bây giờ ta phải cố gắng học tập để mai sau lớn lên thành một người tài giỏi để cống hiến cho Tổ quốc và phải luôn luôn nhớ ơn và thờ kính cha mẹ.
Chữ hiếu là đạo đức sống ở đời, là đạo đức sống mà cha ông ta ngày xưa đã nhắn nhủ khuyên chúng ta, chữ hiếu là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, cần phải được kế thừa và phát huy.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn "trung với nước, hiếu với dân" trong thực tế cuộc sống không có người con nào bất hiếu với cha mẹ mà lại trung với nước cả.
Ta phải sống có hiếu vì chữ hiếu là đạo đức sống củạ con người, nếu sống bất hiếu thì không phải là con người mà còn thua loài cầm thú.
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…mới là đạo con – Bài làm 4
Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. Vì thế công ơn của cha mẹ rất to lớn. Chúng ta cần phải biết ơn và đền đáp những công ơn đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con '
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo. Núi Thái Sơn là một ngọn núi có độ cao đồ sộ và vững chắc được tác giả so sánh như tình cha mạnh mẽ và to lớn. Nước trong nguồn là dòng nước mát nhất, thanh khiết nhất chảy mãi không bao giờ cạn được ví như tình mẹ bao la ngọt ngào và trong veo.
Câu ca dao có có lời lẽ nhẹ nhàng, âm điệu ngọt ngào và có ý nghĩa sâu sắc từ hình ảnh núi Thái Sơn và dòng nước trong nguồn, người xưa đã ngợi ca công lao của cha mẹ đối với con cái là vô tận là bất diệt. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta những người con của thế hệ sau phải biết công ơn của cha mẹ để làm tròn chữ hiếu. Từ hình ảnh cụ thể của ngọn núi cao sừng sững và dòng nước mềm mại trong lành đã giúp chúng ta hiểu roc những cái trừu tượng. Chính vì thế chỉ có hình ảnh của thiên nhiên bao la rộng lớn mới có thể sánh bằng công cha nghĩa mẹ. Người xưa khuyên chúng ta nên làm tròn bổn phận để đền đáp phần nào nỗi cực nhọc của cha mẹ khi sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái, cả cuộc đời cha mẹ chịu đựng những khó khăn vất vả, những gian nan trong cuộc sống để nuôi con khôn lớn thành người.
Cha mẹ lo cho con cái từ cái ăn cái mặc đến nơi ở, dạy dỗ con trở thành người có ích. Người cha, người mẹ lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc nhất, là nơi tin tưởng nhất để con cái gửi gắm niềm tin, sẵn sàng giang rộng vòng tay mở rộng tình thương lòng nhân ái, lòng bao dung để con cái vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Câu ca dao có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính chất con người đặc biệt là đối với những người làm con.
Trong cuộc sống nhộn nhịp hiện đại ngày nay đâu đó vẫn còn những con người chưa nhận ra công ơn của cha mẹ, chưa làm trong bổn phận của người làm con để cho cha mẹ phải buồn lòng. Có lẽ cũng có lúc nào đấy chúng ta thắc mắc rằng: Tại sao công cha và nghĩa mẹ lại to lớn không có gì có thể sánh bằng? Đơn giản vì cha mẹ là người sinh ra ta có cha mẹ mới có được chính mình, nuôi dưỡng và dạy chúng ta nên người. Vì vậy chúng ta phải làm gì để đáp ứng công ơn của cha mẹ? Mỗi người trong mỗi chúng ta có biết nghe lời cha mẹ là những người con ngoan là học sinh và là người con ngoan của cha mẹ.
Câu ca dao là một lời khuyên kín đáo và sâu sắc thể hiện được công ơn của cha mẹ bao la như núi với nước tồn tại mãi không bao giờ ngừng . Bài ca dao đã dạy chúng ta bài học bổ ích, chúng ta cần biết làm gì để nâng niu và trân trọng công lao của cha mẹ, trở về với hiện thực câu ca dao giúp cho chúng ta thấu hiểu được đạo lí làm người.
Từ khóa tìm kiếm
- phan tich bai cong cha
- phan tich cau ca dao cong cha nhu nui thai son
- hãy cho biết người xưa muốn gửi gắm điều gì qua bài ca dao : Công cha như núi Thái Sơn
- phân tích bài ca dao công cha như núi thái sơn
- Phan tich cong cha nhu nui thai son nghia me nhu nuoc trong nguon chay ra