Phân tích bài ca dao “Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
Phân tích câu ca dao: Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Câu ca dao này nói về tâm sự buồn bã, thất vọng và xấu hổ của người vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém về mọi mặt. Cặp từ Chồng người… Chồng em như một cặp đối xứng chứa đựng ý nghĩa so sánh hơn thua. Chị ...
Phân tích câu ca dao: Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Câu ca dao này nói về tâm sự buồn bã, thất vọng và xấu hổ của người vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém về mọi mặt. Cặp từ Chồng người… Chồng em như một cặp đối xứng chứa đựng ý nghĩa so sánh hơn thua. Chị vợ không muốn hạ thấp tài và chí của chồng mình vì như dân gian đã nói: Xấu chàng hổ ai?. Nhưng hiện thực khách quan thì không thể bao ...
Phân tích câu ca dao:
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Câu ca dao này nói về tâm sự buồn bã, thất vọng và xấu hổ của người vợ có anh chồng lười nhác, hèn kém về mọi mặt.
Cặp từ Chồng người… Chồng em như một cặp đối xứng chứa đựng ý nghĩa so sánh hơn thua. Chị vợ không muốn hạ thấp tài và chí của chồng mình vì như dân gian đã nói: Xấu chàng hổ ai?. Nhưng hiện thực khách quan thì không thể bao che, bênh vực. Người vợ buộc phải thốt ra lời than thở về sự thực rất đáng buồn. Đó là cảnh trái ngược giữa Chồng người và Chồng em, giữa hai thái cực đi ngược về xuôi, tung hoành ngang dọc, thỏa chí tang bồng và quanh quanh quẩn quẩn hết ngày này sang ngày khác ngồi bếp sờ đuôi con mèo – một việc làm vô bổ, vô ích và đáng cười. Đó là hình ảnh của những ông chồng đoản chí, nhút nhát, chỉ dám ra vào bảy xó nhà ba xó bếp. Họ không đáng mặt nam nhi, không thể là chỗ dựa đáng tin cậy của vợ con và xã hội.
Trong câu ca dao, hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại. Tác giả dân gian đã thâu tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao, tiêu biểu cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ. Chỉ tiết sờ đuôi con mèo vừa gây cười vừa hàm chứa ý nghĩa phê phán sâu xa: Anh chồng kia có khác gì con mèo lười nhác, trời rét chi quanh quẩn ở xó bếp để sưởi và… ăn vụng. Đó là loại đàn ông vô tích sự, không có phong độ của bậc nam nhi. Loại đàn ông này không ít trong xã hội và đã thành đối tượng châm biếm, chế giễu của ca dao:
Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
Làm trai cho đáng nên trai,
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
Làm trai cho đáng nên trai,
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
Ăn nó rồi lại nằm khoèo,
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem.
Qua ca dao hài hước đã phân tích ở trên, chúng tạ thấy nhân dân lao động xưa kia luôn kì vọng vào những trang nam nhi có đức, có tài. Thái độ đối với những kẻ lười biếng, hèn nhát là chế giễu, cười cợt ; tuy thế tính giáo dục, xây dựng không kém phần sâu sắc. Tiếng cười trong từng câu ca dao có sức mạnh phê phán cái xấu, cổ vũ cái tốt, tôn vinh cái đẹp, mang lại cho người đọc không khí vui tươi, hổn nhiên nhưng vẫn không quên nhắc nhở nhau hãy tránh xa những thói hư tật xấu để con người ngày càng hoàn thiện hơn.