Bình luận ý kiến Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội
Đề bài: Dưới thời phong kiến, có một số nhà Nho cho rằng Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Đó có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu không? Anh (chị) hãy vận dụng những kiến thức đã học để bình luận ý kiến trên. Truyện An Dương Vương và Mị ...
Đề bài: Dưới thời phong kiến, có một số nhà Nho cho rằng Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Đó có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu không? Anh (chị) hãy vận dụng những kiến thức đã học để bình luận ý kiến trên. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề giữ nước, một trong những chủ đề nổi bật của truyền thuyết Việt Nam. Nội dung truyện kể về quá trình xây thành, chế nỏ giữ nước ...
Đề bài: Dưới thời phong kiến, có một số nhà Nho cho rằng Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Đó có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu không? Anh (chị) hãy vận dụng những kiến thức đã học để bình luận ý kiến trên.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy thuộc chủ đề giữ nước, một trong những chủ đề nổi bật của truyền thuyết Việt Nam. Nội dung truyện kể về quá trình xây thành, chế nỏ giữ nước của An Dương vương và bi kịch tình yêu giữa Mị Châu – Trọng Thủy, gắn liền với sự thất bại của nước Âu Lạc. Thái độ mất cảnh giác, chủ quan khinh địch, sự nhẹ dạ cả tin của cha con An Dương Vượng đã dẫn đến thảm cảnh nhà tan, nước mất.
Xung quanh nhân vật Mị Châu từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược. Dưới thời phong kiến, có một số nhà Nho cho rằng Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Vậy ý kiến trên có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu hay không ?
Nếu chúng ta lấy đạo lí của Nho giáo phong kiến làm cơ sở để bình luận cái đúng, cái sai của nhận xét nêu trên thì quả là Mị Châu vô tội. Đối với người phụ nữ, luật lệ xưa quy định rồi: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (Tam tòng), có nghĩa lá lúc còn ở nhà thì theo cha, lúc lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con. Như vậy, rõ ràng người phụ nữ bị ràng buộc trong mọi hoàn cảnh, không có được một chút tự do nào. Việc Mị Châu trở thành vợ Trọng Thủy là do sự cố tình sắp đặt của Triệu Đà trong âm mưu thâm hiểm hòng cướp bằng được nước Âu Lạc. Trọng Thủy – con trai hắn cũng bị hắn biến thành quân cờ trên bàn cờ chiến lược, thành công cụ, phương tiện đắc lực để giúp hắn thực hiện âm mưu thôn tính.
Vừa có thành cao, hào sâu, vừa có nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn giặc, An Dương Vương cho rằng như vậy là đủ để yên tâm vui hưởng thái bình. Có lẽ niềm tin ấy quá lớn khiến An Dương Vương đâm ra mất cảnh giác, chủ quan khinh địch. An Dương Vương cho rằng Triệu Đà đã một lần nếm mùi thất bại, hay phải xuống giọng xin được cầu thân, hẳn là đã thực lòng hòa hiếu. Với uy thế của người chiến thắng, cộng với vũ khí hiệu nghiệm là chiếc nỏ thần trong tay, An Dương vương vui vẻ chấp thuận lời đề nghị kết tình thông gia hữu hảo của kẻ cựu thù.