Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Văn mẫu lớp 8
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Bàn luận về phép học là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung ...
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Văn mẫu lớp 8 4.8 (96%) 380 votes Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Bàn luận về phép học là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8.1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng ...
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Bàn luận về phép học là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8.1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng Nghệ An, một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề.
Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.
Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyễn Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nén chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không còn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ. cuối thời Lé – Trịnh, tệ nạn buỏn quan bán tước hoành hành. Sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hè ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải sát hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi; rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một (theo Dương Quảng Hàm). Song trong thời kì đen lối, loạn lạc ấy, Nguyền Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà lan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc.
Phần thứ hai, tiên sinh nói đến nội dung và phương pháp học tập. Học ờ đâu ? – Trường học của phú, huyện, các trường tư. con cháu các nhà văn võ, thuộc loại "đều tùy đán tiện đẩy mà đi học". Học cái gì ? Tác giả bài tấu cho hay: "Nhất định theo Chu Từ" (1130 – 1200). Một học giả đời Nam Tống. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sứ". Điều đó cho thấy, nội dung học tập mà Nguyễn Thiếp nêu lên không cô gì mới, ông chưa vượt qua được những hạn chế của lịch sử và của thời đại. Sách Tàu đã mấy nghìn năm vẫn được tôn thờ ! Vẫn coi trọng thơ văn chưa hướng tới khoa học.
Vậy phương pháp học, ý kiến của Nguyễn Thiếp rất xác đáng và tiến bộ. Coi trọng vấn để thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo điều học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Như nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tôi lòng người. Xin chớ bỏ qua".
Tiên sinh đã khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: "Đạo thực thành thì người tội nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược "trổng người" được liên sinh nói lên thặi sáng tỏ.
Phần cuối Nguyễn Thiếp giãi bày lòng mình. Bài tấu nói về phép học là những lời "thành thật". chứ không phải "lời nói vu vơ", ông khiêm tốn và cung kính "cúi mong Hoàng thượng soi xét.
Nguyễn Thiếp đức trọng tài cao, được người đương thời kính ái’ gọi là La Sơn phu tử. Tài năng của ông chưa kịp thi thố, thì vua Quang Trung băng hà. Ông đã từ chức và lui vé núi cũ rừng xưa ờ ẩn. ông đã qua đời năm 81 tuổi, thanh bạch và thanh cao. Bài tấu Bàn luận về phép học với những ý kiến của tiên sinh về mục đích học tập, phương pháp học lập rất đúng đắn tiến bộ. về nội dung học tập, ý kiến của tiên sinh chưa vượt qua được hạn chế của lịch sử và thời đại. Có điều, nhiệt tâm của La Sơn phu tử đối với nước, với dân đối với sự nghiệp trồng người đã để lại nhiều ngưỡng mộ cho hậu thế.
Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp – Bài làm 2
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. chính vì gắn bó với công việc dạy học cho nên Nguyễn Thiếp hiểu ra mục đích thật sự của việc học. Có thể nói bài bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp không chỉ để lại cho những người thời địa ấy những bài học quý giá mà còn để lại cho chúng ta những người thế hệ ngày nay và mai sau.
Bàn luận về phép học là một phần trong bản tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung. Trong bài này tác giả của chúng ta đã nêu rõ quan điểm của mình về mục đích thật sự của việc học đó là đạo đức, là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.
Trước hết chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về thể loại tấu trong văn học Việt Nam. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.
Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của việc học là gì “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học”. Theo đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai luận điểm chính là bàn luận về mục đích của việc học và tác dụng của việc học.
Với mục đích của việc học tác giả đưa ra câu nói trên. Đó là cách so sánh vô cùng hay và hấp dẫn. việc học giống như là mài ngọc thành đồ vật vậy, con người không học thì cũng không thể thành người được. Đó là cả một quá trình dài đầy gian khổ và thách thức nhưng mục đích chính mà việc học đặt ra là để hoàn thiện con người. Sự hoàn thiện đó bao gồm trước hết là đạo đức và sau đó là tri thức. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : “Biết rõ đạo”. Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. “Ngọc không mài, không thành đồ vật“, con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước. như vậy co thể thấy việc học rất quan trọng đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Đạo học ngày trước lấy rèn luyện đạo đức làm chính, đó là những cách cư sử trong tam cương ngũ thường ngày xưa.
Chính vì thế tác giả nhấn mạnh vào việc học là rất cần thiết. Con người mà không học thì giống như ngọc không mai không thành đồ vật và không thể thành người hoàn thiện được. những truyền thống quý báu như Tiên học lễ hậu học văn được kế thừa từ những bàn luận của Nguyễn Thiếp.
Đặc biệt tác giả đã lấy việc học để chứng minh trong thực tế, từ đó nêu lên những sai trái tiêu cực trong đường lối giáo dục đương thời sẽ gây ra những hậu to lớn cho toàn dân tộc. tác giả nêu lên nền học chính của chúng ta đã bị mất từ lâu thay vào đó là lối học mau hòng danh hợi. Như vậy thì chúa tầm thường mà thần thì nịnh hót, nước mất nhà tan là lẽ đương nhiên. Học mà chỉ chú ý đến bổng lộc không chú ý đến nội dung của cái mình đang học thì làm sao có thể tiếp thu được những kiến thức trong nội dung ấy. Học chỉ biết để hưởng vinh hoa phú quý ra làm quan chứ không quan tâm đến nội dung thì đó là sai lệch. Nhưng đó lạ chính là thực trạng của nền giáo dục đương thời. Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chỉ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc. Và lối học ấy ngày nay ta gọi là học vẹt, học chỉ để đi thi, thi xong là quên hết chẳng có tác dụng gì.
Không chỉ đưa mục đích chân chính cũng như tác dụng thực sự của việc học đối với hưng thịnh đất nước mà Nguyễn Thiếp còn khuyên vua Quang Trung mở hình thức học phổ biến hơn. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : “Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học”.
Về trình tự học cũng như ta học chứ vậy, phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài.
Cuối cùng tác giả khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học đối với mỗi cá nhân và cho toan đất nước. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Phương pháp học tập tốt sẽ là tiền đề để tạo ra những người có đức có tài giúp cho đất nước hưng thịnh. Người học giỏi mà có đạo đức thì cũng góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Như vậy có thể thấy Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép học. Mặc dù là bản tấu nhưng chúng ta cũng thấy được tác giả luôn giữ thái độ chân thành cung kính với vua Quang Trung chứ không phải lên mặt. qua đây chúng ta thấy Nguyễn Thiếp là một vị quân thần không những giỏi có tài mà còn có đức, biết đi trước thời đại bỏ qua những trào lưu học lấy bổng lộc để thấy rõ được những tác dụng chân chính của việc học. Đặc biệt sau bài này chung ta có thể áp dụng vào sự nghiệp học hành ngày nay.
Từ khóa tìm kiếm
- văn bảnBàn luận về phép học:Nguyễn Thiếp đã đưa lời bàn về phương pháp học tập như thế nào?
- mở đầu văn bản bàn luận về phép học Nguyễn thiếp trích dẫn câu châm ngôn ngọc ko maig ko thành đồ vật người ko mài ko biết rõ đạo Theo nguyễn thiếp mục đích chaqn chính của việc học là gì
- Phân tích văn bản Bàn Luận Về Phép Học
- Phan tich phep hoc tran trinh hoc Di doi voi hanh
- phan tich bai ban luan ve phep hov
- noi dung doan mot cua bai ban luan ve phep hoc
- neu cac van de duoc dat ra trong vb ban luan ve phep hoc cua nguyên thiet
- lien he thuc te bang cach phan tich bai ban luan ve phep hoc
- giá trị nghệ thuật trong bàn luận về phép học
- có ý kiến cho rằng bài văn bàn luận về phép học thể hiện được mục đích của việc học