Phân tích bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát.
Phân tích bài "Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát. I. MỞ BÀI – Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất nhà Nguyễn. Có tính cách cứng cỏi và tính tình phóng túng nên sau một thời gian làm quan, bất bình ...
Phân tích bài "Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát.
I. MỞ BÀI
– Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nổi tiếng bậc nhất nhà Nguyễn. Có tính cách cứng cỏi và tính tình phóng túng nên sau một thời gian làm quan, bất bình với triều đình về nhiều mặt, ông tham gia phong trào nông dân khởi nghĩa Lê Duy Cự, bị tử trận.
– Thơ văn ông còn hơn một ngàn bài, nội dung thể hiện sự đồng cảm với người lao khổ, có cái nhìn tiến bộ và phê phán mạnh mẽ công việc triều chính đương thời. Bên cạnh các nội dung trên, ông còn một số bài hát nói, bài thơ nói lên tâm sự của mình, vừa có tính trữ tình, vừa có chiều sâu tư tưởng. Trong số đó, Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) mang âm điệu u buồn, chứa đựng một sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, vừa thể hiện nỗi thất vọng và niềm bi phẫn của nhà thơ.
II. THÂN BÀI
A. BÃI CÁT DÀI VÀ CON ĐƯỜNG CÙNG
1.
(Trường sa phục trường sa
Nhất bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc)
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rai.
Năm 1831, Cao Bá Quát thi đậu cử nhân tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ thì phải vào kinh đô Huế. Do vậy có thể ông đã ba lần đi Huế để thi Hội nhưng đều hỏng. Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền Trung – những vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đất hẹp, một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển Đông. Hình ảnh bãi cát dài có thể gợi lại những cồn cát mênh mông mà tác giả đã đi qua. Đi trên cát đã khó, xét về không gian thì đường xa, xung quanh lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn phải tất tả vội vàng bước đi. Đây không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn là hình ảnh tượng trưng cho đường đời bế tắc. Bế tắc về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời.
2. Cùng với bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng. Đó là hình ảnh đường ghê sợ, đường cùng:
(Thản lộ mang mang úy lộ đa
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca
Bắc sơn chi Bắc, sơn vạn điệp
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp)
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Hình ảnh con đường cùng cũng là hình ảnh tượng trưng cho đường đời không lối thoát. Nếu đi tiếp cũng không biết phải đi như thế nào. Có lẽ ta đã đến bước đường cùng!
B. NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG
1. — Hình ảnh người đi đường trong bài thơ thật khốn khổ: Đi một bước như lùi mộtbước – Mặt trời đã lặn, chưa dừng được – Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
– Người đi đường có nhiều loại, có phường danh lợi – Tất tả trên đường đời, vô số người say vì hơi men., còn loại người tỉnh thì rất ít.
– Nhà thơ bắt đầu oán thán: Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! Bãi cát dài, bãi cát dài ai! – Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt – Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Ông khinh phường danh lợi chỉ biết say sưa với bả vinh hoa phú quý và ông bắt đầu có suy nghĩ khác, cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy.
(Quân đồ vi hồ sa thượng lập?)
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Người đi trên bãi cát dài bỗng nhiên dừng lại. Nỗi băn khoăn choán đầy tâm hồn. Lần đầu tiên, người ấy đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó, Tính sao đây? Bởi vì, Đường bằng thì mà mịt – Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? Nếu không đi tiếp thì đi đâu? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.
2. Bài ca đã khắc họa hình ảnh người đi đường cô độc, nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đầy gian truân, mờ mịt. Lời ca có những âm thanh bi tráng, vừa mang âm điệu u buồn, như chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự đổi thay tất yếu trong tương lai.
Lời ca còn thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở và bế tắc, vô vọng, phản ánh cảm quan của Cao Bá Quát về một thời đại đen tối, đầy ghê sợ đối với những người trí thức tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh của một số trí thức trước con đường công danh truyền thống. Phải chăng sự thức tỉnh ấy đã khiến Cao Bá Quát chọn con đường phản kháng chống lại triều đình để rồi nhận một kết thúc bi thảm?
C. NGHỆ THUẬT
1. Nhà thơ sử dụng các đại từ xưng hô khác nhau như khách (người khách – một danh từ đối lập với chủ), quân (anh, ông – đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít), ngã (tôi, ta – đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít). Tất cả đều chỉ bản thân tác giả. Khi gọi là khách, nhà thơ nhìn mình như một người khác. Khi gọi là anh, nhà thơ như đối thoại với mình. Khi xưng ta, tác giả muốn trực tiếp thổ lộ. Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh sự nghiệp. Đồng thời, nhiều câu hỏi, câu cảm thán cũng được sử dụng, nêu những thất vọng, bi phẫn, cũng như những mâu thuẫn nội tâm của nhà thơ.
2. Như vậy, hình tượng người đi trên bãi cát dài được tác giả thể hiện không đơn nhất mà đa chiều. Khi thi miêu tả như một khách thể, khi lại nhơ một người đối thoại, lúc lại như một chủ thể tự thể hiện. Thậm chí có khi là chủ thể ẩn. Tất cả nhằm trình bày những tâm trạng, thái độ khác nhau khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau.
III. KẾT BÀI
– Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trơ, mù mịt, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống.
– Nghệ thuật bài thơ có nhiều nét mới: nhiều cách xưng hô, nhiều câu cảm thán, câu hỏi thế’ hiện nỗi day dứt, dằn vặt khôn nguôi của người trí thức…