03/06/2017, 23:10

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận.Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ,đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là ...

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận.Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ,đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹp của người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mở đầu khi giới thiệu nhân nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý và cuốn hút độc giả :“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” .Và từ một hình ảnh đó,để rồi khi liên kết xâu chuỗi với nhau, tác giả làm nổi bật được hình tượng nhân vật trong tác phẩm, mà chính hình ảnh này cũng khiến cho Nhân vật A phủ và Mỵ có duyên gặp nhau.

A Phủ xuất hiện trong hoàn cảnh mà thật oái oăm, A Phủ đã xô xát đánh nhau với A Sử, con trai của thống lí Pá Tra, và chính vì điều này,A Phủ bị bắt về bị đánh đập tàn nhẫn. Sau tình huống này tác giả mới bắt đầu giới thiệu về hoàn cảnh của A Phủ, chàng là người nghèo khổ ,mất hết cả cha lẫn mẹ , sống kiếp mồ côi không ai chăm sóc. Và trớ trêu hơn khi người làng đói đã bắt A Phủ xuống bán đổi lấy thóc của người Thái ở dưới cánh đồng. Nhưng không cam chịu với số Phận, A Phủ 10 tuổi đã một mình kiếm sống , học hỏi nhiều nghề để phụ trợ cho bản thân. Từ khi còn bé,với số phận chua xót,A Phủ đã biết vượt lên và chống chọi với số phận chứ không để số phận khiến anh có một số phận trớ trêu. Sức sống tiềm tàng của một người đã sớm được bộc lộ, không chỉ khi nhỏ mà khi lớn lên, A Phủ là một chàng thanh niên nổi bật, hiền lành và chăm chỉ lao động. Không những thế, A Phủ dưới lời miêu tả của Tô Hoài là một người có sức khỏe hơn người.

A Phủ còn là một con người có đời sống phóng khoáng, yêu đời và chính nghĩa, bởi vì thế nên khi có chuyện bất bình, dù biết phần thiệt sẽ thuộc về mình và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng A Phủ vẫn quyết làm điều đó. Ta thấy ở đây A Phủ là một con người liều lĩnh và chí khí.

Hơn vậy, chính vì lối sống phóng khoáng, sức khỏe hơn người nên anh có nhiều người để ý. Nhiều cô gái lây làm yêu quý A Phủ nhưng vì tập tục cưới khắc nghiệt ở xã hội phong kiến miền núi đương thời, A phủ bị người ta khinh thường và một lí do nữa, A Phủ làm sao có đủ tiền mà hỏi và cưới vợ.

Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra,A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí, và với bản năng của mình, A phủ không than , không van xin lấy một lời, a Phủ không bao giờ chịu khuất phục dù trước mình là ai. A Phủ bị đánh rất tàn nhẫn, mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu. “Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Những câu văn rất chân thực để miêu tả lại cảnh xử kiện độc đáo ấy, có đến vài lần nhà văn nhắc đến hình ảnh khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ, ông còn sử dụng những câu văn mang tính chất liệt kê và phép lặp cú pháp để nhấn mạnh tính chất dã man của cường quyền trong nhà Pá Tra đối với người dân ở miền núi Tây Bắc thời kì phong kiến thực dân thống trị. Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công quần quật với hàng núi công việc. A Phủ có thể đốt rừng, cày nương, vỡ nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình  rong ruổi ngoài gò ngoài rừng, có những khi đói rừng, hổ gấu thường tìm đến các đàn trâu bò dê ngựa, A Phủ phải ở lều luôn hàng tháng trong rừng. Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vì bọn chúa đất đày đọa, áp bức nhân dân quá trơ trẽn. A Phủ chấp nhận cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây nên tội thì cũng phải chịu phạt Nhưng khi có một vụ việc xảy ra đó là khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý, quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc và lấy một cuộn dây mây để người ta trói mình. Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng anh đúng là đã bị coi thường, anh phải thế mạng cho một con bò đã bị hổ ăn thịt . Và giọt nước mắt trên hõm má đã xám đen lại của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng.

Tuy vậy chúng ta thấy được ở A Phủ có một sức phản kháng rất mạnh mẽ,nó được nuôi dưỡng từ khi còn bé co cực. Anh chịu đánh trong lúc xử kiện vì anh gây ra tội nhưng khi anh đánh mất bò thì anh sẵn sàng muốn lấy công chuộc tôi và anh tin rằng mình sẽ bắt được con hổ. Bị trói từ chân đến vai nhưng đêm đến anh đã cúi xuống nhay đứt hai vòng dây mây, anh tìm cách để tự giải thoát mình. Cùng lúc đó  khi được Mị cứu, lúc ấy anh đã kiệt sức,  vì mấy ngày bị trói, bị đói khát, đau đớn. Nhưng vì cái chết sẽ có thể đến ngay, anh đã quật sức vùng dậy chạy để thoát khỏi xiềng xích nhà thống lí, thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Khi mà Mị chạy theo muốn đi cùng A Phủ thì A Phủ để cho Mị đi theo,anh không những cứu được mình mà còn cứu được cả MỊ.

Sau khi vượt khỏi nhà thống lí,A Phủ đã tìm tới vùng đất mới để sinh sống. Ở đây, anh cũng như nhiều người dân khác phải chịu cuộc sống vô cùng khổ cực do sự áp bức của bọn thực dân phong kiến nhưng khi gặp được cán bộ cách mạng, anh nhanh chóng trở thành một người cách mạng, một đội trưởng du kích dũng cảm, là người tiêu biểu cho khả năng cách mạng lớn lao của người dân miền núi Tây Bắc. Hình ảnh khi A Phủ giác ngộ được chân lí cách mạng là một hình ảnh đẹp ,không chỉ a Phủ mà là hiện thân cho những con người ở Tây Bắc.

Bằng ngòi bút tài năng và miêu tả tinh tế của mình, Tô Hoài đã làm nổi bật được hình tượng và khí phách của A Phủ- nhân vật điển hình trong truyện. Cùng với A Phủ là Mị,dù bị áp bức nhưng họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.

0