03/06/2017, 23:10
Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Bài 4)
Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn hiểu biết sâu sắc phong phú về phong tục tập quán ở nhiều vùng miền và lối trần thuật hóm hỉnh sinh động, ông đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng đi vào lòng người đọc. Một trong những truyện ngắn xuất ...
Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam. Với vốn hiểu biết sâu sắc phong phú về phong tục tập quán ở nhiều vùng miền và lối trần thuật hóm hỉnh sinh động, ông đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng đi vào lòng người đọc. Một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông chính là "Vợ chồng A Phủ".
"Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Truyện ngắn được in trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản năm 1953. Truyện kể về cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ. Hai nhân vật này đã góp phần làm nổi bật giá trị của truyện cũng như mục đíc của tác giả khi sáng tác truyện ngắn này. Và nhân vật A Phủ là đại diện cho những chàng trai Tây Bắc gan bướng, cứng cỏi và không sợ cường quyền.
A Phủ có một lai lịch hết sức đặc biệt. Anh mồ côi cha mẹ, không người thân thích. Anh là người duy nhất trong gia đình sống sót qua nạn dịch. Năm mười tuổi, anh bị bắt đem bán để đổi thóc cho người Thái. Sau đó anh trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ đây cuộc đời anh mới gặp nhiều sóng gió. Trong tác phẩm anh được xuất hiện trong đêm tình mùa xuân khi đánh nhau với A Sử con trai thống lí Pá Tra. Sự việc này đã phần nào hé mở về cá tính của nhân vật này.
Trước hết A Phủ là một chàng trai khỏe manh và có tài. Anh là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Từ đục lưỡi cày, chăn bò tót… anh đều làm rất thạo. Người ở Hồng Ngài ví nếu có anh ở trong nhà không khác gì có một con trâu tốt. Nhưng anh vẫn không lấy nổi vợ. Vì anh nghèo "chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn ở cổ". Mặc dù vậy, trong đêm tình mùa xuân anh vẫn cầm con quay đi tìm bạn tình. Vì vậy mới sinh sự ở Hồng Ngài.
A Phủ có một tính cách, cá tính rất mạnh mẽ. Năm mười tuổi khi bị bán để đổi thóc cho người Thái, phải ở cánh đồng thấp, anh không chịu được mà trốn lên cánh đồng cao. Chỉ chi tiết này thôi cũng phần nào hiểu được cá tính của anh. Đặc biệt anh không hề sợ con quan. Anh đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra. Anh đánh A Sử mà không phảo sợ sệt hay kiêng nể chịu nép vế vì là con quan. Anh còn gan bướng cứng cỏi đến mức trong cuộc xử kiện, họ đánh đập chửi rủa anh, anh vẫn "im như một tượng đá". Khi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí, anh vẫn tự do. Người nhà thống lí không thể trói buộc được anh. Ngày ngày anh rong ruổi nơi bìa rừng khắp chốn. Một mình anh chăn dắt đàn bò đến mấy chục con. Chẳng may một hôm vì mải mê bẫy nhím anh để hổ ăn mất một con bò. Nhưng anh không hề sợ hãi mà điềm nhiên vác nửa con bò về nhà thống lí. Không chỉ thế anh còn nói với thống lí xin đi bắt hổ về. Quả thực mặc dù trở thành nô lệ cho nhà thống lí nhưng anh vẫn không hề mất đi bản lĩnh, vẫn cứng cỏi, không sợ cường quyền. Cá tính mạnh mẽ của anh con được thể hiện qua tâm lí khi anh bị trói đứng. Anh đứng im cho người nhà thống lí trói mình, rồi không chịu được anh dùng răng nhai đứt mấy vòng dây mây. Anh mạnh mẽ đến mức bị trói đứng mấy ngày liền anh vẫn không hề than oán. Chỉ đến ngày thứ ba cảm nhận mình đã đến bên bờ cái chết anh mới tuyệt vọng để hai hàng nước mắt bò trên gò má. Cá tính mạnh mẽ của anh rất có lợi cho việc giác ngộ cách mạng sau này.
Bằng khả năng khắc họa nhân vật tài tình, Tô Hoài đã xây dựng được một nhân vật hết sức tiêu biểu cho những chàng trai miền Tây Bắc – A Phủ. Một chàng trai khỏe mạnh, có tài năng và cá tính mạnh mẽ. A Phủ là một biểu tượng của chàng trai núi rừng mộc mạc, chân chất. Đồng thời, xây dựng nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn này.
A Phủ có một lai lịch hết sức đặc biệt. Anh mồ côi cha mẹ, không người thân thích. Anh là người duy nhất trong gia đình sống sót qua nạn dịch. Năm mười tuổi, anh bị bắt đem bán để đổi thóc cho người Thái. Sau đó anh trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ đây cuộc đời anh mới gặp nhiều sóng gió. Trong tác phẩm anh được xuất hiện trong đêm tình mùa xuân khi đánh nhau với A Sử con trai thống lí Pá Tra. Sự việc này đã phần nào hé mở về cá tính của nhân vật này.
Trước hết A Phủ là một chàng trai khỏe manh và có tài. Anh là niềm mơ ước của nhiều cô gái. Từ đục lưỡi cày, chăn bò tót… anh đều làm rất thạo. Người ở Hồng Ngài ví nếu có anh ở trong nhà không khác gì có một con trâu tốt. Nhưng anh vẫn không lấy nổi vợ. Vì anh nghèo "chỉ có độc một chiếc vòng vía lằn ở cổ". Mặc dù vậy, trong đêm tình mùa xuân anh vẫn cầm con quay đi tìm bạn tình. Vì vậy mới sinh sự ở Hồng Ngài.
A Phủ có một tính cách, cá tính rất mạnh mẽ. Năm mười tuổi khi bị bán để đổi thóc cho người Thái, phải ở cánh đồng thấp, anh không chịu được mà trốn lên cánh đồng cao. Chỉ chi tiết này thôi cũng phần nào hiểu được cá tính của anh. Đặc biệt anh không hề sợ con quan. Anh đánh nhau với A Sử – con trai thống lí Pá Tra. Anh đánh A Sử mà không phảo sợ sệt hay kiêng nể chịu nép vế vì là con quan. Anh còn gan bướng cứng cỏi đến mức trong cuộc xử kiện, họ đánh đập chửi rủa anh, anh vẫn "im như một tượng đá". Khi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí, anh vẫn tự do. Người nhà thống lí không thể trói buộc được anh. Ngày ngày anh rong ruổi nơi bìa rừng khắp chốn. Một mình anh chăn dắt đàn bò đến mấy chục con. Chẳng may một hôm vì mải mê bẫy nhím anh để hổ ăn mất một con bò. Nhưng anh không hề sợ hãi mà điềm nhiên vác nửa con bò về nhà thống lí. Không chỉ thế anh còn nói với thống lí xin đi bắt hổ về. Quả thực mặc dù trở thành nô lệ cho nhà thống lí nhưng anh vẫn không hề mất đi bản lĩnh, vẫn cứng cỏi, không sợ cường quyền. Cá tính mạnh mẽ của anh con được thể hiện qua tâm lí khi anh bị trói đứng. Anh đứng im cho người nhà thống lí trói mình, rồi không chịu được anh dùng răng nhai đứt mấy vòng dây mây. Anh mạnh mẽ đến mức bị trói đứng mấy ngày liền anh vẫn không hề than oán. Chỉ đến ngày thứ ba cảm nhận mình đã đến bên bờ cái chết anh mới tuyệt vọng để hai hàng nước mắt bò trên gò má. Cá tính mạnh mẽ của anh rất có lợi cho việc giác ngộ cách mạng sau này.
Bằng khả năng khắc họa nhân vật tài tình, Tô Hoài đã xây dựng được một nhân vật hết sức tiêu biểu cho những chàng trai miền Tây Bắc – A Phủ. Một chàng trai khỏe mạnh, có tài năng và cá tính mạnh mẽ. A Phủ là một biểu tượng của chàng trai núi rừng mộc mạc, chân chất. Đồng thời, xây dựng nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn này.