24/05/2017, 13:11

Phân tích bài thơ Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu văn 10

Phan tich bai tho Bach Dang giang phu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu trong chương trình văn học lớp 10 tập 1. Trương Hán Siêu là một vị quan thời trần tính tình cương trực,học vấn uyên thâm vừa có tài về chính trị vừa có tài ...

Phan tich bai tho Bach Dang giang phu – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu trong chương trình văn học lớp 10 tập 1. Trương Hán Siêu là một vị quan thời trần tính tình cương trực,học vấn uyên thâm vừa có tài về chính trị vừa có tài về văn chương. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại. “Bình ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm suốt sắc của ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu trong chương trình văn học lớp 10 tập 1.

Trương Hán Siêu là một vị quan thời trần tính tình cương trực,học vấn uyên thâm vừa có tài về chính trị vừa có tài về văn chương. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến thời đại. “Bình ngô đại cáo” là một trong những tác phẩm suốt sắc của ông đồng thời đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước Lê-Trần và là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lý nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.

Mở đầu bài phú ta bắt gặp ngay hình tượng khách nổi bật lên một cách rõ ràng:

“Khách có kẻ:
Gương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt
Cửu Giang ,Ngũ Hồ
Tam Ngô Bách Việt”

Đọc đến đây ta thấy nổi bật lên là hình tượng “khách”.Đây là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu.Trong cuộc dạo chơi ngắm cảnh,nhân vật “khách”hiện lên với hình ảnh hào hùng bi tráng và phong thái khoan thai ung dung tự hào.Thái độ nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật của “khách” đã để lai trong ta thật nhiều ấn tượng bởi ông không chỉ nhìn ngắm thiên nhiên một cách đơn thuần mà ẩn sau đó dường như là một khát khao chiếm lĩnh thế giới thiên nhiên hùng vĩ.Cái tráng trí bốn phương của khách được biểu hiện cụ thể qua những địa danh. Nào là “sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương”, “chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”,nào là Cửu Giang ,Ngũ Hồ,nào là Tam Ngô, Bách Việt.Đây là các địa danh tác giả chủ yếu đi qua bằng sách vở và bằng trí tưởng tượng.Đó là những hình ảnh rộng lớn lấy trong điển cố Trung Quốc.Chín câu đầu cho ta thấy khách là một người có tâm hồn hào nhập với thiên nhiên làm bạn với gió trăng sông nước.Sống hết mình với thiên nhiên du ngoan bốn phương với những cảnh đẹp hùng vĩ phải chăng là mong muốn cả đời của tác giả. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, “sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương” chiều thì ghé thăm “Vũ Huyệt” cả ngày mải mê với thiên nhiên càng làm ta hiểu thêm về cốt cách kẻ sĩ đơn giản chỉ là chan hòa với thiên nhiên lấy “nhàn”làm trọng coi thường danh lợi phù du .

bach dang giang phu truong han sieu

Năm câu tiếp theo sánh càng làm ta thêm khâm phục lối dùng văn của tác giả.Nếu như ở phần đầu những đại danh Trung Quốc hiện ra thì đến đây sánh ngang vớ đó la những địa danh không kém phần độc đáo của nước Đại Việt ta đó là cửa Đại La, bên Đông Triều,sông Bạch Đằng.Tất cả thể hiện tráng trí bốn phương cảu “khách”

Đọc những câu thơ tiếp theo ta bất ngờ trước bút pháp tài tình của tác giả khi mà cảnh chiền trừng rùng rợn một thời hiện ra mỗi luc một gần

“Bờ lau san sát
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy
Gò đầy xương khô”

Bờ lau,bến lách gợi tả không khí đìu hiu,hoang vu có phần ảm đạm của bãi chiến trường.Dòng sông kia phải chăng đã chôn những giáo gươm vào trong lòng của nó,gò cao nhấp nhô còn rải đầy xương cốt của lũ giặc phương Bắc.Đó là thảm cảnh của một trận chiến ác liệt đã diễn ra rất nhiều năm trước mà sao hôm nay nhà thơ viết lên trận chiến diễn ra tại nơi này như mới hôm qua.Nhìn cảnh vật hiu hắt mà buồn thay,tâm trạng của nhà thơ trào lên niềm xúc động

“Buồn vì thảm cảnh
Đứng lặng giờ lâu
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

Một tâm trạng buồn thương tiếc nuối “đứng lặng giờ lâu”,cảm giác buồn, thương tiếc các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh che phủ cả một không gian rộng lớn làm cảnh vật càng trở lên tĩnh lặng,bi thương.Đó là lòng biêt ơn vô vạn của tác giả gửi đến các anh hùng đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ độc lập tự do của cả dân tộc

Giữa lúc khách đang hồi tưởng về quá khứ thì các bô lão xuất hiện  kể cho khách nghe về những trận đánh thủy chiến đã xảy ra ở nơi đây.Các bô lão đã nhắc lại hai chiến thắng lớn theo dòng hồi tưởng,năm 1288 Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,kể đến là chiến thắng của Ngô Quyền năm 938.Đọc những câu tiếp theo ta như được trở về với trận chiến ,lúc đầu ta gia quân trong thế trận giằng co,ngang tài ngang sức bất phân thắng bại báo hiệ một cuộc thủy chiến ác liệt

“Thuyền tàu muông đội…                  
Bầu trời chừ sắp đổi”

Kẻ thù xuất hiện với tư thế hung hăng kiêu ngạo cậy đông và mạnh có  thể quét sạch cả nước ta

“Kìa…..
Quét sạch Nam bang bốn cõi”

Cuối cùng dân ta với một lòng yêu nước,ý chí sắt son với dân tộc đã chiến thắng một cách oanh liêt

“Từ có vũ trụ….
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”

Ta đánh thắng giặc vì ta  có thiên thời địa lợi, trời cho nơi hiểm trở nhưng điều quyết định là ta có nhân tài.Mượn những danh nhân và điển tích của Trung Quốc,bài thơ phú nhằm ca ngợi con người đại việt đặc biệ là Trần Hưng Đạo ,người có tài mưu lược phán đoán tình hình lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến.Nếu lời nói của các bô lão khẳng định con người là yếu tố quyết định thì”khach” trong lời ca của mình đã bổ sung thêm có người tài là cần thiết nhưng quan trọng hơn là đức cao,có tình nghĩa

“Anh minh hai vị thánh quân….
Bởi đâu đất hiểm,cốt mình đức cao"

Cuối cùng bài phú nêu lên chân lý về sự bất tử của những anh hùng

“Những người bất nghĩa tiêu vong    
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

Phải chăng chỉ những anh hùng mới lưu danh còn người bất nghĩa thì không để lai dấu vết?Thực ra tất cả họ đều lưu danh nhưng mà khác nhau ở chỗ lưu danh như thế nào.Nếu như chỉ có anh hùng lưu danh thì nhưng tên bất nghĩa sẽ tha hồ mà làm bậy,bởi thế những kẻ như thế vẫn được lưu danh nhưng mà là để lai tiếng xấu muôn đời

Bằng lối viết văn giàu cảm xúc,kết hợp những ẩn ngữ và những dẫn chứng sinh động ,âm điệu anh hùng,không khí trang nghiêm làm bài phú như một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.

Qua bài phú này Trương Hán Siêu ca ngơị sông Bạch Đằng hùng vĩ,dòng sông lịch sử với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong thời kỳ chống xâm lăng.Bài phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước ,ý chí bất khuất cùng lòng tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

0