24/05/2017, 13:10

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Cam nhan ve hinh tuong nguoi chien si trong bai tho Dong chi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Hình tượng người lính là nông dân đi vào văn học từ rất xa xưa nhưng phải đến những năm tháng hào hùng của dân tộc thì ...

Cam nhan ve hinh tuong nguoi chien si trong bai tho Dong chi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Hình tượng người lính là nông dân đi vào văn học từ rất xa xưa nhưng phải đến những năm tháng hào hùng của dân tộc thì chân dung của họ mới được hoàn hảo qua nét vẽ trữ tình của thơ ca hiện đại. Lịch sử đã tôn vinh họ là những con người đẹp nhất của thời đại, một thời đại gian khổ oanh ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn .

Hình tượng người lính là nông dân  đi vào văn học từ rất xa xưa  nhưng phải đến những năm tháng hào hùng của dân tộc thì chân dung của họ mới được hoàn hảo qua nét vẽ trữ tình của thơ ca hiện đại. Lịch sử đã tôn vinh họ là những con người đẹp nhất của thời đại, một thời đại gian khổ oanh liệt nhưng rất đỗi tự hào ở thế kỉ XX. Hãy ngược dòng lịch sử để trở về với hình tượng người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.

Hình ảnh người lính cụ Hồ trong bài thơ “Đồng chí” được viết theo cảm hứng  hiện thực và đầy chất lãng man. Chính Hữu đã xây dựng nên một tượng đài về người lính nông dân mang vẻ đẹp rất riêng.

Cảm nhận đầu tiên về hình ảnh người lính trong bài thơ, đó là hình ảnh về người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thật họ đã bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở các làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Nơi đó có giếng nước gốc đa, có “ những gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Họ vào lính để lại sau lưng cả một miền quê, mái tranh nghèo và cả những người thân yêu nhất. Nhưng không hề hẹn trước những con người xa lạ đó đã trở thành thân quen:

“ Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Đảng họ đã tự nguyện vào lính, họ gặp nhau nơi mặt trận thế là quen nhau trở thành đồng chí.

Chính Hữu đã không ngần ngại khi nói lên một hiện thực thiếu thốn gian khổ của cuộc đời người lính:

“Anh với tôi biết từng cơn ơn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”

Cuộc sống của người lính không chỉ thiếu thốn về thuốc thang mà cuộc sống của các anh còn thiếu đủ thứ: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ở giữa rừng sâu kim chỉ chẳng có áo rách đâu các anh vệ quốc quân lấy dây rừng cột túm đấy. Thế mới có giai thoại vui về các anh “ vệ vá,vệ túm,vệ đụp” giản dị sơ sài mà không kém phần oai phong.

cảm nhận  về bài thơ đồng chí của chính hữu

Nhưng vượt lên trên cái gian khổ thiếu thốn ấy là vẻ đẹp đồng chí đồng đội của các anh:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí
(…) Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Đó là sự kề vai sát cánh cùng chung mục đích và lý tưởng chiến đấu, tình cảm ấy đã sưởi ấm trong nhau trong nhau gắn kết các anh thành một chất keo đồng đội bền vững không thể tách rời. Câu thơ “ Đồng chí” đứng riêng một mình ở giữa bài thơ thật đặc biệt nó đã diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng  cùng chung lý tưởng chiến đấu của những người lính binh nhì vốn là những chàng trai cày giàu lòng yêu nước. Tấm chăn mã mỗi đêm những người lính đắp chung chăn chứa đựng bao yêu thương ấp áp tình tri kỉ khiến mỗi con người chúng ta không bao giờ quên:

“ Ôi núi thẳm rừng sâu
Trung đội cũ về đâu
Biết chăng chiều mưa mau
Nơi đây chăn giá ngắt
Nhớ cái rét ban đầu
Thấm mối tình Việt Bắc”
( Chiều mưa đường số 5 – Thâm Tâm )

Hay :

“ Thương nhau chia của sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
( Tố Hữu)

Tình cảm giữa các anh thật thắm thiết qua cái bắt tay : “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Cái bắt tay giản dị mộc mạc mà đầy ý nghĩa: bàn tay giao cảm thay cho lời nói, bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết , sự gắn bó, sự cảm thông, và cả niềm hứa hẹn giành thắng lợi .Bàn tay nói được những gì muốn nói:

“ Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói bàn tay đã nói”
( Lưu Quang Vũ)

Người lính là thế đấy giản dị mộc mạc nhưng ân tình thủy chung,thiêng liêng và cao cả.

Vẻ đẹp của người lính cụ Hồ được miêu tả rất hiện thực nhưng đến ba câu cuối chất hiện thực và lãng mạn đã chắp cánh cho thơ để làm nên một vẻ đẹp hoàn hảo:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Khổ thơ mở ra một hiện thực “ rừng hoang sương muối”.Trong hoàn cảnh ấy, các anh vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Với cây súng và cuộc đời người lính các anh đã trở thành hồn linh của đất nước thật đặc biệt và cũng thật bất ngờ. Bài thơ khép lại bằng một hình ảnh thật đẹp thật lãng mạn và rất có duyên trong thơ Chính Hữu. Một sự tưởng tượng phong phú chất sáng tạo trong nghệ thuật, niềm yêu đời lạc quan của người lính làm cho “ đầu súng trăng treo” trở thành một trong những hình ảnh đẹp nhất của thơ ca kháng chiến và cũng không phải ngẫu nhiên hình ảnh lãng mạn ấy được tác giả chọn làm nhan đề cho tập thơ đầu tay.

Tóm lại, “ Đồng chí” mang vẻ đẹp riêng của người nông dân mặc áo lính. Đó là vè đẹp : mộc mạc,giản dị nhưng rất thân thương và trong sáng lòng yêu nước tình đồng chí đồng đội cùng chia ngọt sẻ bùi gắn kết keo sơn họ là phẩm chất quý giá của anh bộ đội cụ Hồ.Bài thơ là đóa hoa đẹp đầy hương sắc mà Chính Hữu dâng tặng người lính trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến.

0