24/05/2017, 12:15

Phân thích về thơ của Xuân Diệu

Đề: Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: ''... Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa tùng thấy ó chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh tròi, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc dời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như ...

Đề: Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh đã khẳng định: ''... Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa tùng thấy ó chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh tròi, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc dời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết...''. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây, thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

BÀI LÀM

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay di.

Không hiểu những vần thơ như thế đã đến với em tự lúc nào, chỉ nhớ lúc đó em vẫn còn chưa biết tác giả là ai. Mọi người yêu thơ, bởi thơ có khả năng rung động mạnh mẽ hơn cả, và ở nhà thơ Xuân Diệu đã hội tụ được điều quan trọng nhất: nói tiếng nói của con người, những điều mà ta vẫn thây, vẫn biết, hồn thơ nhà thơ tô điểm bằng tình cảm chân thật mãnh liệt tạo nên những âm điệu thật huyền diệu, truyền đến người đọc những rung cảm đôi với cuộc đời, đối với tình yêu con người và thiên nhiên. “Thơ Xuân Diệu còn là nguồn dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sông vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết... ” (Hoài Thanh - Hoài Chân).

Người ta yêu thơ Xuân Diệu, bởi chỉ đến Xuân Diệu, cái “tôi” mới được bộc lộ hết mình: đắm say và lãng mạn. Nhưng ông vẫn muôn khẳng định cái “tôi” ấy trong niềm giao cảm với đời:

Của ong bướm đây tuần tháng mật,

Này đây hoa của đồng nội xanh rì,

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này dây khúc tình si,

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Trong đôi mắt thi sĩ, cuộc sống xung quanh ta diễn ra thật sôi động, vạn vật như đang tuôn trào nguồn nhựa sông, vô tận, tất cả đều đẹp lắm chứ, đáng tận hưởng lắm chứ: tuần tháng mật đẹp tuyệt vời với biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc, “hoa của đồng nội” trang điểm cho không gian bao la, tô điểm cho cuộc đời thêm tươi mát. Màu lá xanh, non tơ kia cũng đáng để ngắm nhìn, và cả khúc nhạc “tình si” nữa cũng rộn rã lòng người, rộn rã một tình yêu, và hàng mi kia nữa, khi đôi mắt chớp chớp là cả một vầng ánh sáng lấp loáng không gian. Cuộc đời vẫn đều đặn, nhịp nhàng

trôi đi. Đối với kẻ biết sông, biết yêu, biết tận hưởng thì mới thấy cuộc đời rộn ràng và ý nghĩa, đầy ắp niềm vui khi mỗi sớm mai, bình minh lên, bắt đầu của một ngày mới bằng tiếng gõ cửa của “Thần Vui”. Bắt đầu của một năm hay một đời người bằng mùa xuân tuổi trẻ, quãng thời gian thanh xuân nhát, giàu khát khao nhất được cụ thể hóa thành:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Đôi với người đã yêu và chưa yêu, đều hiểu hai chữ “nụ hôn”, mà đã là nụ hôn đặt trên môi thì đây là tình yêu, và người ta đã nói: “Nó ngọt ngào hơn tất cả”. Vậy, ở quãng đời thanh xuân quý báu và vô giá kia, bạn hãy biết sông sao cho khỏi hôi tiếc khi xuân đã qua:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

... Nói làm chi ràng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Cái bất biên là vũ trụ, vũ trụ chứa đựng cả cuộc đời. Tác giả đau đớn khi biết rằng “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi” nên “bâng khuâng”, nên “tiếc cả đất trời”. Nhà thơ nuối tiếc tất cả, lưu luyến với tất cả, nhưng không đắm chìm trong ảo tưởng mà phải thực hiện bằng hành động. Vì thố mà ông phải vội vàng, phải cuông quýt như sợ không kịp với thời gian, nhà thơ chạy đua với thời gian, muôn níu kéo lại thời xuân sắc của đời người “một di không trở lại”: Cái ước muốn ấy rất trần thế, rất con người, nhưng cũng trong sáng, xa lạ với những ham muôn tầm thường. Xuân Diệu chống lại cả vòng quay của tạo hoá, muốn “tắt nắng đi” để hoa được thắm mãi trên cành, muôn giữ cho mình mùi hương hoa nồng nàn ngây ngất, muôn “buộc gió lại”, “cho hương đừng bay đi”, muôn bộc lộ một khẳng định cái “tôi” trong cuộc đời... Những ước muôn ấy luôn gắn liền với đời, hòa trong cuộc đời.

Trong thơ, Xuân Diệu luôn thể hiện một ham muốn tận hưởng những gì là thanh tao, cao quí, tinh tuý nhất mà cuộc đời ưu đãi con người. Ổng vồ vập, đắm say trong tình yêu:

Ta muốn ôm

Cả sự Sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều.

Đã có ai từ trước đến nay, có được cái cuồng nhiệt, có được những ham muốn dữ dội mãnh liệt đến thế chưa? Chỉ có Xuân Diệu, chỉ có Xuân Diệu mới có cái ý muôn độc đáo, đáng yêu sâu sắc như vậy. Muốn ôm trong vòng tay mình cả sự sông “mới bắt đầu mơn mởn”. Rõ ràng, câu thơ gợi lên sự ham muôn đến tuyệt đỉnh. Cái ham muôn ấy ngày càng tăng lên, mạnh mẽ và dữ dội hơn khi nhà thơ đã bước chân vào đời, từ muôn “ôm” chưa đủ, tác giả còn muôn “riết”, vẫn chưa thỏa, muôn, “say” (men say tình yêu) muôn “thâu” trong “một cái hôn nhiều”.

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Và lên tới cùng đỉnh cao chót vót là hành động thật mãnh liệt: Hỡi xuân hồng, ta muốn cán vào ngươi!

Chỉ đến thế, nhà thơ mới hả hê với cảm giác “đã đầy”, “no nê” và “chếnh choáng”. Cuộc đời tuyệt mỹ biết bao, con người sung sướng và hạnh phúc biết bao.

Nhưng hãy hiểu, những ham muôn của nhà thơ không thấp kém tầm thường mà trong sáng và đáng quí. Nhà thơ luôn rạo rực, hối hả, vội vàng đến cuông quít, lúc nào cũng thúc giục mình nhanh hơn nữa, nhanh hơn nữa: “Mau đi thôi! trời chưa ngả chiều hôm” và ý nghĩa hơn, nhân bản hơn bởi lời thúc giục ấy còn là lời giục giã đôi với đời, với tất cả chúng ta rằng: Cuộc đời đáng yêu, đáng tận hưởng biết chừng nào, hãy mau nữa lên để cho thời gian có giá trị, để sau này khỏi hôi tiếc, khi tuổi xuân trôi qua.

Ngay lúc buồn thì sự nồng nàn, lãng mạn cũng không hề vơi đi trong hồn thơ Xuân Diệu:

Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trỏ chiều.

Hay:               

Rặng liễu đìu hiu dứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới mùa thu tới,

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Ông luôn tin tưởng vào cuộc đời tươi sáng, lúc nào cũng ở trong tư thế háo hức đón chào tương lai. Trong nỗi buồn, trong muôn ngàn dòng lệ tuôn rơi, ta vẫn nghe thấy tiếng reo vui như trẻ nhỏ được quà: “Đây mùa thu tới mùa thu tới”. Mùa thu đến mang theo bao vẻ đẹp, lẽ nào lại không vui sướng, tấm áo choàng của “nàng thu” có màu “mơ phai” được dột từ những lá vàng. Thơ quá! Mơ quá! Một tâm hồn tinh tế, nhạy bén tuyệt vời. Cái buồn của Xuân Diệu trong thời điểm trước Cách mạng là cái buồn tích cực, là nỗi buồn chung của thời đại. Hơn nữa, đây là con người giàu mộng mơ, giàu khát khao yêu dượng nên càng dễ buồn ngẩn ngơ khi mùa thu tới! sắc thái tình cảm trong thơ Xuân Diệu tinh vi, không thuần nhất bởi tâm hồn ông như chứa đựng cả thế gian, nhưng thật đáng tiếc không tìm được người tâm đắc chia sẻ nên ông càng khao khát yêu đương. Mặc dù ông biết rằng:

Yêu là chết ở trong lòng một ít.

Nhưng ông lại sổng không thể thiêu tình yêu:

Làm sao Sống dược mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào.

Cũng bởi vì:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng máy nhè nhẹ, gió hiu hiu.

Bên cạnh tình yêu lứa đôi, thơ Xuân Diệu vẫn trọn vẹn một tình yêu thiên nhiên mà dường như không bao giờ cạn:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn củng mây.

Nhưng cái đẹp của thiên nhiên phải lây cái đẹp của con người, cụ thể xinh đẹp là người thiếu nữ chuẩn mực:

Lá liễu dài như một nét mi

Hơi gió thở như ngực người yêu đến.

Đôi với đời, nhà thơ say đắm bao nhiêu thì đôi với tình yêu lứa đôi cũng mạnh mõ bấy nhiêu:

Anh nhớ em, anh nhớ hình anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi.

Chỉ hai câu mà tiếng nhớ vang vọng bao lần, nhớ từ tiếng nói tiếng cười đến cả dáng dứng, bước đi, bởi vì:

Lòng anh thôi đã cưới lòng em.

Yêu đến cuồng nhiệt, đến mức không còn gì để diễn tả hơn được nữa, nhưng cũng có lúc, nhà thơ tự thì thầm:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì

Và khi tình yêu mãnh liệt ấy không được đáp lại nhà thơ cảm nhận được sâu sắc sự cô đơn:

Dẫu tin tưởng: chung một đời, một mộng

Anh là anh, em vẫn cứ là em.

Chỉ thì thào, rủ rỉ nhẹ nhàng thế thôi, nhưng là cả một nỗi hờn tủi, trách móc, buồn bã. Nỗi buồn của nhà thơ xuất phát từ một con người giàu khát khao yêu đương, say đắm với tình yêu. Điều đó đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn lớn lao của thơ Xuân Diệu đối với bao thế hộ độc giả, đặc biệt là đôi với tầng lớp thanh niên. Đồng thời nó cũng ghi nhận sự đóng góp độc đáo mới mẻ của ông trong lịch sử phát triển của thi Việt ca Nam hiện đại nói riêng và phần nào lịch sứ phát triển tư tưởng của dân tộc nói chung.

Nguồn:
0