Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và ...
Chế độ phân cấp và quản lý ngân sách ở nước ta ra đời từ năm 1967, tới nay đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa ngân sách trung ương và chính quyền các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ … vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Có một số khoản thu như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với doanh nghiệp, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, lệ phí trước bạ, thuế môn bài,…giao cho địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn.
là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của ngân sách nhà nước với cac hoạt động kinh tế, xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đấy đủ và kịp thời, đúng chính sách, chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến điah phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế, xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
Tóm lại phân cấp ngân sách đúng đắn và hợp lý, tức là việc giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề hoạt động và điều hành ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý sẽ là một giải pháp quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước.
là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền Nhà nước về vấn đề liên quan đến việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước.
Để chế độ phân cấp quản lý mang lại kết quả tốt cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Một là: phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế, xã hội của đất nước. Phân cấp quản lý kinh tế, xã hội là tiền đề, là điều kiện để thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở nước ta.
Hai là: ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà Hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của nguồn tài chính quốc gia.
Nguyên tắc này được thể hiện:
- Mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và dựa chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách trung ương.
- Ngân sách trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Điều đó có nghĩa là: các khoản thu chủ yếu có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước phải do ngân sách trung ương đảm nhiệm. Ngân sách trung ương chi phối hoạt động của ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương.
Ba là: phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cố định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm, chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu do ngân sách địa phương thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi do ngân sách địa phương chi. Không để tồn tại tình trạng nhập nhằng dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lai hoặc lạm thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và trung ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh co kéo trong xây dựng kế hoạch như trước đây.
Bốn là: đảm bảo công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hoá, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ.
Dựa trên cở quán triệt những nguyên tắc trên, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước được quy định rõ trong chương II và III của luật ngân sách nhà nước bao gồm:
Nội dung thứ nhất là phân cấp các vấn đề liên quan đế quản lý, điều hành ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát về chế độ, chính sách.
Tiếp theo là phân cấp về các vấn đề liên quan đế nhiệm vụ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước trong việc ban hành hệ thống biểu mẫu, chứng từ về trình tự và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong xây dựng dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước.
Cụ thể:
Quốc hội quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp bội chi; phân tổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi trả nợ. Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, Quốc hội quyết định những vấn đề then chốt nhất về ngân sách nhà nước, đảm bảo cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước hợp lý và cân đối ngân sách nhà nước tích cực, đồng thời giám sát việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương, giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về NSNN; lập và trình Quốc hội dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; thống nhất quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo sự phối hợp chăth chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách nhà nước; tổ chức kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán số bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; quy định chế độ quản lý quỹ dự phòng ngân sách nhà nước và quỹ dự trữ tài chính; kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước và quyết toán các công trình cơ bản của Nhà nước.
Bộ tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước trình chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý ngân sách nhà nước; hướng dẫn kiểm tra các bộ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước; thanh tra, kiểm tra tài chính với tất cả các tổ chức, các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách và xử dụng ngân sách; quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước; lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; phối hợp với bộ tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài chính và các bộ ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.
Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chímh trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước; tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
Các bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với bộ tài chính, UBND cấp tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực phụ trách ; kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; phối hợp với bộ tài chính xây dung định mức tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
Hội đồng nhân dân có quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong thời gian cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã quyết định. Riêng đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên còn được quyền quyết định thu, chi lệ phí, phụ thu và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. Tổ chức thực hiện NSĐP và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định. Riêng đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND còn có nhiệm vụ lập và trình HĐND quyết định việc thu phí, lệ phí, phụ thu, huy động vốn trong nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc địa phương quản lý.
Như vậy, luật đã quy định tương đối rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, chính quyền Nhà nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. đặc biệt đối với HĐND và UBND các cấp đã có sự đổi mới theo hướng tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy tiềm năng hiện có, bồi dưỡng và tăng thu cho ngân sách cấp mình, từ đó chủ động bố trí chi tiêu hợp lý, có hiệu quả theo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch tổng thể và chế độ thu, chi thống nhất của Nhà nước. Điều này cơ bản cũng phù hợp với phương hướng đổi mới chức năng, nhiệm vụ của HĐND và UBND được Quốc hội và Chính phủ đề ra trong kỳ hội nghị HĐND và UBND toàn quốc.
Về các khoản thu ngân sách nhà nước:
Thu ngân sách nhà nước là số tiền mà nhà nước huy động vào ngân sách nhà nước và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Phần lớn các khoản thu này đều mang tính chất cưỡng bức. Với đặc điểm đó, thu ngân sách nhà nước khác với các nguồn thu của các chủ thể khác (doanh nghiệp, tư nhân…) vì nó gắn với quyền lực của nhà nước.
Theo phân loại thống kê của liên hiệp quốc, thu ngân sách nhà nước gồm hai loại:
- Các khoản thu từ thuế, trong đó chia ra thuế trực thu và thuế gián thu.
- Các khoản thu ngoài thuế như phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước và các khoản chuyển giao vào ngân sách nhà nước khác.
Tại Việt nam, trước đây, việc phân chia nội dung thu của các cấp ngân sách dựa vào cơ sở kinh tế của chính quyền tức là những tổ chức kinh tế do trung ương quản lý thì nguồn thu của các tổ chức này tập trung vào ngân sách trung ương, các tỏ chức kinh tế do địa phương quản lý thì sẽ ghi thu vào ngân sách địa phương. Điều này đã dẫn đến tình trạng xây dựng chồng chéo các cơ sở kinh tế của trung ương và địa phương, tranh giành nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, nó không gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quan tâm tới những tổ chức kinh tế do trung ương quản lý ở địa phương. Do vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, chế độ phân cấp được điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ lệ ghi thu vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhưng do vẫn dựa trên cơ sở cũ nên nguồn thu vẫn không được đảm bảo.
Hiện nay, theo luật ngân sách nhà nước sửa đổi, việc phân chia nội dung thu ngân sách nhà nước không dựa vào tính chất sở hữu, tổ chức của cơ sở kinh tế mà theo cơ chế:
* Mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng 100%. Như vậy, có thể giúp chính quyền địa phương chủ động bố trí cân đối ngân sách cấp mình
* Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách.
Trước đây, tỷ lệ điều tiết này được xác định bởi công thức:
X= [(Q- T): K]*100
Trong đó: X :là tỷ lệ điều tiết các khoản thu.
T :là tổng số chi theo nhiệm vụ được giao.
Q :là tổng số thu cố định.
K :là thuế doanh thu và thuế nông nghiệp.
Công thức trên bị đánh giá là thiếu cơ sở khoa học, không chính xác về mặt toán học và kinh tế dẫn đến bất công bằng giữa nhiều địa phương, số tỉnh có tỷ lệ điều tiết tính ra vượt quá 100% là quá lớn nên ngân sách nhiều địa phương bội thu, trong khi đó ngân sách TƯ bội chi.
Hiện nay, luật quy đinh:
* Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng tỉnh do Chính phủ quyết định và nó được áp dụng chung đối với tất cả các khoản thu được phân chia và được xác định riêng cho từng tỉnh.
Các khoản thu được phân chia gồm:
Thuế giá trị gia tăng không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoá nhập khẩu và thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt nam
Thu sử dụng vốn ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước không kể thu sử dụng vốn ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Việc xác định tỷ lệ phần trăm phân chia được thực hiện như sau:
Gọi:
- Tổng số chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương(không bao bồm số bổ sung) là A.
- Tổng số các khoản thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương hưởng 100% (không bao gồm số bổ sung) là B.
- Tổng số các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa các cấp chính quyền địa phương được hưởng là C.
- Tổng số các khoản thu được phân chia giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh là D.
Nếu A-(B+C)< D thì tỷ lệ phần trăm phân chia được tính theo công thức:
Tỷ lệ phần trăm = [(A-B)+C]: D * 100%
Nếu A-(B+C) > D thì tỷ lệ phần trăm chỉ được tính bằng 100% và phần chênh lệch sẽ thực hiện cấp bổ sung.
Nếu A-(B+C) =D thì tỷ lệ phần trăm là 100% và tỉnh tự cân đối.
* Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do UBND tỉnh quy định.
Các khoản thu phân chia:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Tiền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế tài nguyên.
- Lệ phí trước bạ.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài lá, hành mã, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát xa, ka ra ô kê, kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên và vé chơi gôn, trò chơi bằng các máy giắc pót, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe.
Phân định nguồn thu giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh.
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | |
Các khoản thu 100% | 1.thuế GTGT hàng nhập khẩu2.thuế xuất, nhập khẩu3.thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ một số mặt hàng, dịch vụ)4.thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị hạch toán toàn nghành5.thu từ dầu khí6.thu nhập từ vốn góp của nhà nước, tiền thu hồi vốn của nhà nước từ các cơ sở kinh tế7.các khoản do Chính phủ vay, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước8.các khoản phí, lệ phí theo quy định9.thu kết dư NSTƯ10.các khoản thu khác. | 1.tiền cho thuê đất2.tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước3.lệ phí trước bạ4.thu từ hoạt động xổ số kiến thiết5.viên trợ không hoàn lai của nước ngoài trực tiếp cho địa phương6.các khoản phí, lệ phí theo quy định7.các khoản đóng góp tự nguỵện của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước8.thu kết dư NSĐP9.thu bổ sung từ NSTƯ10.các khoản thu khác theo quy định. |
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTƯ và ngân sách tỉnh. | 1.thuế GTGT (trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu và hoạt động sổ xố kiến thiết)2.thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ các đơn vị hạch toán toàn ngành và hoạt động xổ số kiến thiết)3.thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao4.thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài5.thu từ sử dụng vốn ngân sách của các DNNN. | |
Các khoản thu phân chia giữa tỉnh, huyện, xã | 1.thuế chuyển quyền sử dụng đất2.thuế nhà đất3.thuế sử dụng đất nông nghiệp4.thuế tài nguyên5.thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuát trng nước thu vào vàng mã, kinh doanh vũ trường, mát xa,…tỷ lệ phân chia do UBND tỉnh quy định. | |
Về các khoản chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là số tiền mà Nhà nước chi từ quỹ ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Có nhiều cách để xác định cơ cấu chi ngân sách nhà nước. Chẳng hạn, để thấy rõ hơn vai trò của ngân sách nhà nước đối với phát triển các ngành kinh tế đất nước, đặc biệt là các ngành mũi nhọn thì cơ cấu chi ngân sách nhà nước được phân theo ngành kinh tế quốc dân (ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ…). Nếu để đảm bảo cho Quốc hội có thể thấy rõ ngay nhuồn ngân sách phân bổ cho mỗi cơ quan Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước được phân loại theo tổ chức của cơ quan Nhà nước (theo từng bộ, cơ quan Nhà nước Trung ương, cơ quan Nhà nước địa phương…). Nếu để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với việc lập dự toán, quyết định dự toán, thực hiện phân cấp và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho từng mục đích và từng đối tượng cụ thể, người ta phân loại theo mục đích sử dụng cuối cùng: chi lương, phụ cấp lương, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ…Nói chung, mỗi cách phân loại đều có mục đích và ý nghĩa riêng, chúng có nét chung là cho biết một cách toàn diện ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn của việc chi tiêu quốc gia vào phát triển kinh tế, thấy rõ mục đích kinh tế, xã hội mà Chính phủ đang theo đuổi.
Theo luật ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước được phân loại theo tổ chức kinh tế, từ ngân sách trung ương đến ngân sách các cấp địa phương đều có các khoản chi cơ bản giống nhau:
Chi thường xuyên: là những khoản chi hết sức cần thiết và không thể trì hoãn, phải thực hiện thường xuyên hàng tháng, hàng năm để duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước.
Chi đầu tư, phát triển: là những khoản chi để hình thành tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng các công trình kinh tế mũi nhọn, xây dung cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, xây dựng nhà cửa, đầu tư vào các động sản tài chính, sửa chữa lớn tài sản cố định, chi trả nợ gốc tiền vay… những khoản chi này gắn với việc điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước, tạo môi trường và điều kiện cho các TPKT hoạt động và phát triển.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm chỉ tiêu trên thể hiện ở chỗ: chi thường xuyên có tính chất tiêu hao trực tiếp, còn chi đầu tư phát triển có tính chất thu hồi trong những điều kiện nhất định.
Theo thứ tự ưu tiên thì chi thường xuyên được ưu tiên trước hết, sau đó mới đến chi đầu tư phát triển. Thứ tự ưu tiên này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì nếu cứ ưu tiên chi thường xuyên dễ dẫn đến phá vỡ cơ cấu kinh tế, và nếu cứ ưu tiên chi đầu tư phát triển dễ đẫn đến làm tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có hai khoản chi trên, tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau về quy mô, phạm vi của các khoản chi. Chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương là những khoản chi có quy mô lớn, có tác dụng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các khoản chi này nhìn chung là khó xác định chủ đầu tư và các công trình phúc lợi công cộng. Còn các khoản chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho những công trình, mục tiêu được thực hiện trong phạm vi địa phương đó. Ngoài ra, có một số khoản chi thuộc đặc thù chức năng của ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương đảm nhiệm: trả nợ vay, chi an ninh quốc phòng, chi về ngoại giao…
Về số bổ sung từ nhân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:
Gồm hai loại:
* Số bổ sung để cân đối ngân sách gồm số bổ sung ổn định trong suốt thời kỳ nhất định và số bổ sung tăng thêm hàng năm một phần theo tỷ lệ trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế
* Số bổ sung theo mục tiêu.
Có thể nói, với những nội dung trên, hệ thống ngân sách nhà nước và chế độ phân cấp và quản lý ngân sách nhà nước đã bước đầu tạo cơ sở, điều kiện, hành lang pháp lý cho công tác quản lý, điều hành hoạt động ngân sách nhà nước có hiệu lực và có hiệu quả, theo những chuẩn mực nhất định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trong cơ chế kinh tế mới ở nước
phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.
Lĩnh vực | Ngân sách trung ương | Ngân sách tỉnh |
1.Chi xây dựng cơ bản- Các công trình kinh tế then chốt quan trọng.- Các công trình hạ tầng cơ sở2.Chi vốn lưu động.3.Chi trả nợ (trong và ngoài nước).4.Chi dự trữ Nhà nước. | NSTƯ đảm nhận các công trình hạ tầng cơ sở không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý.Các xí nghiệp trong và ngoài nước do trung ương quản lý.Hầu hết NSTƯ đảm nhận chi trả nợ nước ngaòi.Hầu hêt NSTƯ đảm nhiệm. | NSĐP đảm nhận các công trình hạ tầng cơ sở do địa phương quản lý.Các xí nghiệp do địa phương quản lý.Trả nợ trong nước, địa phương đảm nhận phần huy động xây dựng cơ sở hạ tầng. |
1.C hi quản lý Nhà nước.2.Chi sự nghiệp kinh tếnông nghiệp, thuỷ lợiLâm nghiệpGiao thôngKiến thiết thị chính.3.Chi sự nghiệp giáo dục phổ thôngChi hoạt động thường xuyên giáo dụcChi chương trình mục tiêu4.Chi sự nghiệp đào tạoCác trường đại học.Các trường trung học5.Chi y tế6.Chi nghiên cứu khoa học7.Chi văn hoá thông tin8.Chi thể dục, thể thao9.Chi quốc phòng, an ninh10.Chi hỗ trợ Đảng, đoàn, hội11.Chi trợ cấp ngân sách xã12.Chi khác | Toàn bộ bộ máy quản lý Nhà nước của trung ươngDuy trì bảo vệ đê điều trung ươngDuy tu, tu bổ các đường giao thông, các công trình kiến thiết do trung ương quản lý.Một số công trình quan trọng như xoá mù chữ, giáo dục miền núi…Các trường đại học đa ngànhMột số trường PTTH khu vựcCác cơ sở y tế chữa bệnh trung ươngNghiên cứu khoa học cơ bảnCác sự nghiệp văn hoá quần chúng do trung ương quản lýToàn bộ hoạt động chính quyCác tổ chức thuộc trung ươngTuỳ thuộc khả năng của NSTƯ | Toàn bộ bộ máy Nhà nước của địa phươngBảo vệ đê điều, hỗ trợ làm thuỷ lợi, thuỷ nôngSửa chữa các đường giao thông địa phươngChi toàn bộ các trường tự tiểu học trở lên, kể cả mẫu giáo.Các trường trung học, dạy nghềCơ sở chữa và khám bệnh do địa phương quản lýNghiên cứu ứng dụng Các sự nghiệp văn hoá quần chúng do địa phương quản lýDân quân du kích và tuyển quânCác tổ chức thuộc địa phươngTuỳ thuộc vào phân bổ của NSTƯ |