Phân biệt học thuyết tiến hóa hiện đại và thuyết tiến hóa trung tính
Bài viết tóm tắt về học thuyết tiến hóa hiện đại và học thuyết tiến hóa trung tính So sánh học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn ...
Bài viết tóm tắt về học thuyết tiến hóa hiện đại và học thuyết tiến hóa trung tính
- So sánh học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn
Xem thêm: Chuyên đề 5 : Tiến hóa
I. HỌC THUYẾT HIỆN ĐẠI
1. Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp
- Trong các thập niên 30 đến 50 của thế kỉ XX đã hình thành thuyết tiến hóa tổng hợp là thuyết tiến hóa hiện đại. Đây là sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lãnh vực sinh học như phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển, đặc biệt là di truyền học quần thể. Những người đại diện đầu tiên cho thuyết tiến hóa tổng hợp là Dobgianxki, Mayơ, Simson.
- Sau khi được hình thành, thuyết tiến hóa tổng hợp tiếp tục phát triển. Đặc biệt những thành tựu của sinh học phân tử đã tạo điều kiện bổ sung thuyết tiến hóa tổng hợp. Thuyết tiến hóa tổng hợp đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa.
2. Nhân tố tiến hóa
Biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa gồm biến dị tổ hợp và đột biến (đột biến gen và đột biến NST)
- Quá trình giao phối ngẫu nhiên: phát tán các biến dị trong quần thể
- Quá trình tác động của chọn lọc tự nhiên: tác động trực tiếp lên kiểu hình, sàng lọc các kiểu hình có lợi phù hợp với môi trường, biến thiên kiểu gen của quần thể => Thay đổi vốn gen của quần thể .
3. Quần thể - đơn vị tiến hóa cơ sở
- Theo Timôphêep Rixôpxki, đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện :
+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
+ Biên đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
+ Tồn tại thực trong tự nhiên.
- Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở, vì :
+ Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên.
+ Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất.
+ Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ.
4. Cơ chế tiến hóa trong thuyết tiến hóa tổng hợp
Cơ chế tiến hóa chung
Đột biến tạo nguyên liệu sơ cấp => CLTN tác động để tạo ra kiểu hình=> Lựa chọn các kiểu hình có lợi cần củng cố => Phân hóa biến đổi vốn gen của quần thể ban đầu => Hình thành ra quần thể thích nghi => Sự cách li sinh sản của các quần thể =>Hình thành loài mới .
Cơ chế tiến hóa riêng
- Quá trình tiến hóa nhỏ
- Quá trình tiến hóa lớn
Phân biệt tiến hóa nhỏ với tiến hóa lớn
Tiến hóa nhỏ |
Tiến hóa lớn |
- Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. |
- Là quá trình hình thành các đơn vị trên trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. |
- Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. |
- Qui mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài. |
- Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. |
- Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng. |
II. THUYẾT TIẾN HÓA TRUNG TÍNH
- Cơ sở nghiên cứu :
Xét phân tích các mẫu phân tử protein => Hầu hết các phân tử protein hầu hết là do các đột biến trung tính quy định.
- Nội dung thuyết tiến hóa :
Các đột biến trung tính không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ được củng cố ngẫu nhiên được hình thành các đặc điểm thích nghi
=> Thuyết tiến háo trung tính bổ sung cho thuyết tiến hóa tổng hợp
III. PHÂN BIẾT THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP VÀ THUYẾT TIẾN HÓA ĐỘT BIẾN TRUNG TÍNH
Thuyết tiến hóa tổng hợp |
Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính |
|
1. Nhân tố tiến hóa |
- Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hóa. - Di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên góp phần làm thay đổi tần số alen. - Quá trình CLTN xác định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa. |
- Quá trình đột biến làm phát sinh những đột biến trung tính. |
2. Cơ chế tiến hóa |
- Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực của CLTN được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn tới sự hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc. |
- Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không chịu tác dụng của CLTN. |
3. Đóng góp mới |
- Làm sáng tỏ cơ chế của tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể, chú ý nét riêng của tiến hóa lớn. |
- Nêu sự tiến hóa ở cấp phân tử. Giải thích sự đa hình cân bằng trong các quần thể. |