Phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn
Phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. *Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước ( những tình cảm, những khái ...
Phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn
Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. *Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,…)
DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,… ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,… )
- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?…)
- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…)
- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,… ở phía trước ( hãy nhớ, đừngbăn khoăn, chớ hồi hộp,…)
- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?…)
*Tính từ :
- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rấttốt, đẹp lắm,…)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,…. Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp vớihãy, đừng , chớ,…Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
e) Bài tập thực hành :
Bài 1 :
Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.
a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT
b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.
* Đáp án :
a)
- DT :….
- Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.
b)
- …..
- DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa.
- DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.
- DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện.
Bài 2 :
Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng :
a) Bạn Vân đang nấu cơm nước.
b) Bác nông dân đang cày ruộng.
c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
d) Em có một người bạn bè rất thân.
*Đáp án : Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.
Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, búa, bè )
Bài 3 :
Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.
*Đáp án : V.D: Cánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em.
Bài 4 :
Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
- Anh ấy đang suy nghĩ.
- Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
- Anh ấy sẽ kết luận sau.
- Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
- Anh ấy ước mơ nhiều điều.
- Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
*Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.
Bài 5 :
Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó :
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.
*Đáp án :
- vẫn : bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.
- đã : bổ sung ý nghĩa thời gian ( quá khứ )
- đang : bổ sung ý nghĩa thời gian ( hiện tại )
- sắp : bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ).
Bài 6 :
Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :
- Đi ngược về xuôi.
- Nhìn xa trông rộng.
- nước chảy bèo trôi.
*Đáp án :
- DT: nước, bèo.
- ĐT : đi , về, nhìn, trông.
- TT : ngược, xuôi, xa, rộng.
Bài 7 :
Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau :
- Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
- Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.
- Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.
- Nước chảy đá mòn.
*Đáp án :
- DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá.
-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.
- TT : riêng, đầy, cao.
( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 7 khác từ ngược , xuôi trong bài 6.)
Bài 8:
Xác định từ loại của những từ sau :
Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.
*Đáp án :
-DT: niềm vui, tình thương.
- ĐT : vui chơi, yêu thương.
- TT : vui tươi, đáng yêu.
Bài 9 :
Xác định từ loại của những từ sau :
Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.
*Đáp án :
- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.
- TT : thân thương, trìu mến.
soanbailop6.com