14/01/2018, 22:47

Ôn thi đại học môn Văn theo chuyên đề: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Ôn thi đại học môn Văn theo chuyên đề: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Tài liệu luyện thi đại học môn Văn khối C, D Luyện thi Đại học môn Văn Ôn thi đại học môn văn theo chuyên đề: Chiếc ...

Ôn thi đại học môn Văn theo chuyên đề: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Luyện thi Đại học môn Văn

Ôn thi đại học môn văn theo chuyên đề: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tài liệu tổng hợp với các câu hỏi giúp các bạn củng cố các vấn đề cơ bản xoay quanh tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" như tình huống nhận thức độc đáo, nghệ thuật tự sự đặc sắc, đổi mới trong cách nhìn hiện thực và con người của Nguyễn Minh Châu......

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề:
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu 1: Suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý trả lời:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH
- Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Trình bày tác giả, tác phẩm và nội dung yêu cầu của đề
Thân bài:
- Một người phụ nữ nghèo khổ nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.
- Một tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hy sinh và lòng vị tha.
- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án -> đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá đa diện nhiều chiều.
- Người đàn bà là hiện thân của những lam lũ, khốn khó.
- Nghệ thuật: tạo tình huống độc đáo
Kết bài: Chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời, người đàn bà hàng chài là biểu hiện cho cuộc sống cơ cực của phụ nữ VN giàu đức hy sinh, đồng thời là hồi chuông báo động về bạo lực gia đình.

Câu 2: Phân tích người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Gợi ý trả lời:
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Dựa vào những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”, bài viết cần nêu được nhũng ý cơ bản sau:
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí, mặt rỗ. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ, vất vả bởi lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng hiện rõ hơn.
- Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng.
+ Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận đòn roi như một phần cuộc đời mình.
+ Tuy nhiên , người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị mới thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra. Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót, kể cả thằng Phác, đứa con của chị, và nhất là một người lạ.
+ Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc những cảm xúc mới.
+ Nguyễn Minh Châu đã dụng công nhấn vào sự thay đổi của ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà làng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng “con” và có lúc đã van xin “ con lạy quý tòa”. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó chuyển đổi cách xưng hô “Chị cám ơn các chú! …Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”. Một sự hoán đổi ngoạn mục.
+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.
+ Ở đây, lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khó không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ uy quyền có sức mạnh riêng. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.
- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. chị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.

0