06/02/2018, 00:26

Ôn tập phần Văn học

Hướng dẫn 1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó. Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh ...

Hướng dẫn

1. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học đó.

Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?

3. Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao).

4. Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai dứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)

5. Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời?

6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)?

7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay; làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…” (Đời thừa).

8. Phân tích xung đột giữa khát vọng hạnh phúc và hoàn cảnh thù địch vây hãm con người trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của sếch-xpia. So sánh với Truyện Kiều của Nguyễn Du để chỉ ra những nét giông nhau và khác nhau giữa tình yêu của Rô-mê-ô – Giu-li-ét với tình yêu của Kim Trọng – Thúy Kiều.

Lưu ý: Những tác phẩm khác, học sinh dựa vào Hướng dẫn liọc bàiHướng dẫn đọc thêm để ôn tập.

GỢI Ý

1. Vãn học thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945 phân hóa thành hai bộ phận:

– Hợp pháp

– Bất hợp pháp

Bộ phận bất hợp pháp là bộ phận văn học cách mạng. Đó là tác phẩm của các sĩ phu cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Lê Đại, Huỳnh Thúc Kháng… Văn thơ của họ tuy có đổi mới về tư tưởng chính trị, lí tưởng xã hội so với văn thơ phong trào cần Vương trước đó, nhưng về tư tưởng thẩm mĩ thì chưa có sự thay đổi rõ rệt.

Từ đầu những năm 20, có sự xuất hiện của vãn thơ cách mạng vô sản mở đầu với Nguyễn Ái Quốc trong những truyện kí phóng sự viết bằng tiếng Pháp và văn thơ cách mạng phục vụ các phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nổi bật lên là văn thơ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh, Từ ẩy của Tố Hữu.

Bộ phận hợp pháp có sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng, bao trùm hơn cả là xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực phê phán.

– Xu hướng lãng mạn: thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải. Văn xuôi: Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, Tương Phố, Đông Hồ… Tiếp đó phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, tùy bút truyện ngắn của Nguyễn Tuân, tiểu thuyết Lan Khai, Lê Văn Trương, kịch Đoàn Phú Tứ…

– Xu hướng hiện thực phê phán: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao…

Hai xu hướng văn học trên đã làm nên diện mạo chính của văn học thời kì này và đã góp phần quyết định trong văn học hiện đại hóa văn học nước nhà.

Về nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển với một nhịp độ hết sức nhanh chóng của văn học thời kì này có thể chú ý đến các nguyên nhân:

– Sức sống văn học dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ bởi các phong trào cách mạng liên tiếp nổ ra.

– Các cuộc cách tân văn học giải phóng mở đường cho các tài năng.

– Vai trò trí thức Tây học, thức tỉnh ý thức cá nhân đóng góp cho đất nước trên tinh thần dân tộc xây dựng văn học, văn học hiện đại.

2. Tiểu thuyết hiện đại chủ yếu là khắc họa tính cách nhân vật, phá bỏ mọi ước lệ, công thức của tiểu thuyết trung đại như kết cấu bố cục chương hồi, kết thúc có hậu và cả cách tả cảnh tả người, cách hành văn. Tiểu thuyết hiện đại dựng truyện tự nhiên, bố cục kết cấu linh hoạt chú ý thể hiện, phân tích nội tâm nhân vật, không thuyết giáo đạo đức lộ liễu, thô thiển.

Trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh còn những yếu tô’ của tiểu thuyết trung đại tồn tại là:

– Chưa thoát khỏi hẳn lối kết cấu chương hồi.

– Nhân vật thiện ác rạch ròi.

– Kết thúc có hậu.

– Hay xen những đoạn thuyết giảng đạo đức trong quá trình trần thuật.

3. Phân tích tình huống trong

a) Vi hành

– Tác giả đã khéo tạo tình huống nhầm lẫn (nhầm tác giả với Khải Định đi “vi hành”). Với tình huống này, truyện vừa châm biếm sâu sắc hơn vừa có sức thuyết phục cao hơn đối với người đọc, chủ yếu là người Pháp. Với tình huống tạo được, tác giả giữ được thái độ khách quan của người viết chuyện. Bởi vì đây là dân chúng Pháp họ nhìn và đánh giá Khải Định rẻ mạt và thảm hại như thế, chứ không phải là lời đánh giá của người Cộng sản Việt Nam cố tình lố bịch hóa kẻ thù giai cấp của mình để làm nhục y đâu.

Cũng trong tình huống nhầm lẫn này, lời bình phẩm về vua chúa sẽ thoải mái và tự nhiên hơn, bộ dạng của Khải Định cũng sẽ trở nên hài hước và lố bịch hơn.

b) Tinh thần thể dục

Nguyễn Công Hoan đã khéo tạo tình huống truyệt thật độc đáo. Mời xem đá bóng thi, có nhiều chiếu tướng đá rất hay, mà quan tri huyện phải cho trát xuống làng xã. Làng xã phải huy động bắt bớ, lùng sục. Người dân phải trốn chui trôn nhủi, phải đút lót cho quan để được không xem đá bóng.

c) Chữ người tủ tù

Nguyễn Tuân đã tạo dựng một tình huống oái oăm độc đáo. Đó là cuộc hội ngộ giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, hai nhân vật mà trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau (một người là tên “đại nghịch”; còn người kia lại là kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời). Thê’ mà trên bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ với nhau. Tác giả lại “ném” nhừng nhân vật yêu quý của mình vào một không gian nhà tù tô’i tăm nhơ bẩn. Qua đó nhà văn đã làm nổi bật lên vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật và thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

c) Chí Phèo

Tình huống của truyện thể hiện bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

– Từ người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, bị loại bỏ ra ngoài xã hội trở thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”.

– Con quỷ dữ căm phẫn, chửi bới nguyền rủa cả kẻ đẻ ra mình nhưng không được ai hiểu và thông cảm.

– Chí Phèo muôn làm lành với mọi người, muôn sông lương thiện, muôn có hạnh phúc bình thường nhất nhưng vẫn không được chấp nhận, bị cự tuyệt.

4. Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn

a) Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Gợi ỷ:

– Truyện tâm tình, truyện trữ tình, truyện không có chuyện, chỉ qua hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật Liên cô gái nghèo tỉnh lẻ.

– Cấu tứ như thể một bài thơ trữ tình mỗi phần là một đoạn thơ, các chi tiết được sắp xếp cốt để diễn tả cảm xúc tâm trạng của nhân vật.

– Ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế, điêu luyện, đủ sức diễn tả chính xác thế giới nội tâm của nhân vật trong truyện.

b) Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân

Gợi ý:

– Tạo dựng một tình huống truyện độc đào, một không khí cổ kính nghiêm trang xúc động.

– Bút pháp bậc thầy thật điêu luyện, sắc sảo khắc họa rõ nét sinh động tính cách nhân vật.

– Ngôn ngữ nghệ thuật phong phú, sinh động, góc cạnh, gợi tạo không khí thật hay.

c) Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý:

– Bút pháp điển hình hóa bậc thầy trong việc xây dựng nhân vật. Ông miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật một cách biệt tài. Đặc biệt là miêu tả cả một quá trình tâm lí phức tạp cả nhân vật (Chí Phèo, bá Kiến…).

– Nghệ thuật dẫn dắt truyện tự nhiên và linh hoạt, thoạt đầu phóng túng nhưng rất chặt chẽ, nhất quán. Nhà văn có lúc nhập vai vào các nhân vật để dắt dẫn truyện, có lúc biến hóa chuyển từ vai này đến vai khác thật tự nhiên và thú vị.

– Ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả phong phú sinh động, gần gũi đời thường, mang hơi thở đời thường. Đây là thứ văn xuôi nghệ thuật mang tính phức điệu và đối thoại nội tại.

Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia

5. Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

– Tình huống: Phát hiện được mâu thuẫn và tạo được một tình huống độc đáo: tang gia mà lại hạnh phúc, nhà có người chết mà lại hoan hỉ.

Chân dung: Cụ cố Hồng có cha ruột mất mà lại nhắm nghiền mắt lại dể mơ màng đến lúc cụ mặc dồ xô gai đó là một chân dung trào phúng đặc sắc.

Hành vi: “Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng lòe xòe, ông Phán cúi oặt người đi, khóc mãi không thôi.

Hứt…! Hứt…! Hứt…!

Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chạt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm dồng gấp tư…”.

Ngôn ngữ giọng điệu: dửng dưng, giễu cợt, bằng những lời ác khẩu. Nhà văn cố tình tạo sự khập khiễng giữa sự vật được nhắc tới và giọng điệu câu văn: “… hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh”, “bầy con ‘cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ”. Nhà vãn sử dụng điệp khúc “Đám cứ đi” đầy vẻ châm biếm, đặc biệt là nhạc âm thanh tiếng khóc của ông Phán: “Hủt…! Hứt…! Hứt…Ị” thật độc đáo của một ngòi bút trào phúng bậc thầy.

6. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)?

Gợi ý

Nguyễn Huy Tưởng luôn trăn trở băn khoăn về mốì quan hệ giữa nghệ thuật đích thực cho muôn đời hậu thế với lợi ích thiết thực của đời sống quần chúng lao động nghèo khổ. Trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, nhà văn đã hi sinh lợi ích của nghệ thuật đích thực lâu dài cho lợi ích của đời sông của con người. Tuy nhiên ông vẫn tiếc. Trong một trang nhật kí đề ngày 8/6/1942 nhà văn đã viết: "… chép xong Vũ Như Tô. Có một nỗi buồn thấm thìa. Sao ta lại đặt truyện này? Than ôi! Vĩ nghệ thuật! Ta thấy vật giá cao lên vòn vọt, nhất nhất cái gì củng đắt cả, ta cứ mơ mộng dài thơ mãi sao?”.

Có thể xem lại phần gợi ý học bài bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

7. Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao

Trong truyện ngắn của Đời thừa, Nam Cao viết:

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái chưa có”.

TÌM HIỂU ĐỀ

1. Thể loại: Bình luận văn học, bình luận một vấn đề lí luận văn học.

2. Nội dung: Quan điểm của nhà văn Nam Cao về vấn đề cách tân sáng tạo trong văn chương. Nếu không có những khám phá độc đáo văn học không phải là văn học.

3. Tư liệu: Truyện ngắn Đời thừa và một số tác phẩm khác của Nam Cao.

DÀN BÀI

1. Mở bài

Giới thiệu Nam Cao, nhà văn hiện thực phê phán đặc sắc (1930 – 1945) và quan niệm nghệ thuật của ông:

– Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là một cây bút tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng của trào lưu này (1940 – 1945). Đồng thời, nhà văn này cũng là một trong những tài năng xuất sắc của nền văn xuôi đương thời.

– Điều đáng chú ý hơn, Nam Cao còn là một nhà văn rất có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, về một nền văn học nghệ thuật chân chính mà theo ông là phải phản ánh chân thật đời sông và phải nhân đạo. Tài năng đặc sắc này gửi gắm nhiều ý kiến rát tiến bộ trong những truyện ngắn của mình. Chẳng hạn trong tác phẩm Đời thừa, về vấn đề cách tân sáng tạo trong văn chương, ông viết:

“Văn chương không cẩn đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp dược những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Ý nghĩa và giá trị của ý kiến trên ra sao? Phải chăng nó mang tính chất của một tuyên ngôn không chỉ có ý nghĩa riêng với Nam Cao mà còn với mọi nhà văn khác.

2. Thân bài

Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, nghĩa là văn chương chân chính không chấp nhận sự sản xuất đồng loạt của những người thợ khéo tay, những cách viết dễ dãi, rập khuôn, máy móc theo lô’i sản xuất công nghiệp. Văn chương đúng nghĩa cũng không thể thừa nhận những ngòi bút dễ dãi hời hợt với trái tim dửng dưng vô cảm đối với đời sông đồng loại, dù anh ta có tay nghề cao đến đâu đi nữa.

Nói cụ thể hơn, văn chương không thể là sự sao chép mô phỏng cho dù sự sao chép mô phỏng ấy có thành thục đến mức độ nào.

“Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái chưa có”, nghĩa là văn chương đòi hỏi phải có sự cách tân và sáng tạo. Sáng tạo văn học đồng nghĩa với sự khám phá, sự phát hiện. Nhà văn chân chính, vì vậy phải là người đưa ra được những cái mới về nội dung tư tưởng, độc đáo về nghệ thuật.

Quan điểm vừa nói của Nam Cao nêu ra một yêu cầu rất cao, rất nghiệt ngã đốì với người nghệ sĩ là phải “biết đào sâu, biết tỉm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái chưa có”. Đó không chỉ đòi hỏi về lĩnh vực nội dung mà còn là đòi hỏi cả về lĩnh vực nghệ thuật. Theo nhà văn, người cầm bút phải có cách nhìn nhận riêng, phải có tư tưởng mới mẻ đầy tính phát hiện, tìm tòi và đặc biệt là phải có những sáng tạo cả nội dung và hình thức cũng như nghệ thuật. Nghĩa là nhà văn không chỉ bám sát hiện thực mở lòng ra đón lấy tất cả những vang động của trời, mà còn đòi hỏi phải có tài năng để có thể hoạt động sáng tạo được. Những vấn đề mới mẻ, những cách viết, cách thể hiện độc đáo, đầy tính tìm tòi phát hiện, mới mẻ nhất định sẽ là những sáng tạo đích thực mà người cầm bút công hiến hữu hiệu cho nghệ thuật và cuộc đời.

Nhận định, đánh giá:

Với luận điểm trên, Nam Cao đã phát biểu một quan niệm hết sức xác đáng về nghề văn và nhà văn. Có thể nói, ông là một trong số không nhiều các nhà văn thường trăn trở nghĩ suy về sống và viêt, luôn đâu tranh để vượt lên chính mình vươn tới những sáng tạo đích thực. Nếu truyện ngắn Trăng sáng (1943) Nam Cao đã phê phán thứ nghệ thuật thoát li phi hiện thực chạy theo cái đẹp bề ngoài, thi vị hóa cái khổ: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thì ở đây, truyện ngắn Đời thừa nhà văn đã đặt yêu cầu cao sự tìm tòi, khám phá và cách tân sáng tạo trong nghệ thuật văn chương với luận điểm mà chúng ta vừa phân tích. Cũng trong tác phẩm này, Nam Cao đã nhấn mạnh nội dung nhân đạo của nghệ thuật. Nhà văn đòi hỏi một tác phẩm văn học “phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

– Các quan điểm nói trên đều được Nam Cao thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật. Từ sự trải nghiệm nhân vật Điền trong Trăng sáng và Hộ trong Đời thừa, nhà văn đa rút ra quan điểm hoàn toàn xác đáng trên. Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thâm thìa và đầy sức thuyết phục đối với mọi người.

– Có thể nói, trong suốt quãng đời cầm bút hoạt động nghệ thuật của mình, Nam Cao lúc nào cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn nghệ thuật của mình. Các quan điểm trên cũng là phương châm viết văn của ông. Các sáng tác từ Trăng sàng, Đời thừa, Chí Phèo đến Đôi mắt của nhà văn đầy tài năng này đều thế hiện rõ nét một tinh thần biết đào sâu, tỉm tòi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.

3. Kết bài

Quan điểm nói trên của Nam Cao rất xác đáng và hoàn toàn phù hợp với bản chất sáng tạo của nghệ thuật văn chương.

Đặt trong hoàn cảnh đương thời khi ấy, quan điểm này có ý nghĩa tiến bộ và tính chiến đấu mạnh mẽ, phê phán không chút nhân nhượng đối với các khuynh hướng văn học tiêu cực đang phát triển tràn lan gây nhiều tác hại.

Hơn thế nữa, ý kiến của tác giả Đời thừa còn có ý nghĩa tích cực đối với những người cầm bút thời nay và mai sau…

(Trích Luận đề về Nam Cao – Trần Ngọc Hưởng, NXB Văn nghệ 2000)

Mai Thu

0