06/02/2018, 00:25

Đoc thêm: Cha con nghĩa nặng

Hướng dẫn PHÂN TÍCH Đoạn trích Cha con nghĩa nặng dựng lên trước mắt người đọc ba nhân vật và hai vấn đề đáng quan tâm cần phân tích. 2. Tình nghĩa cha con Tình cảm của cha đối với con Mở đầu đoạn trích là cảnh Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ mình. Vốn thật thà, chất phác, ...

Hướng dẫn

PHÂN TÍCH

Đoạn trích Cha con nghĩa nặng dựng lên trước mắt người đọc ba nhân vật và hai vấn đề đáng quan tâm cần phân tích.

2. Tình nghĩa cha con

Tình cảm của cha đối với con

Mở đầu đoạn trích là cảnh Trần Văn Sửu gặp lại cha vợ mình. Vốn thật thà, chất phác, yêu vợ thương con nhưng vô tình làm vợ chết, người nông dân này phải trốn tránh biệt tăm suốt 11 năm trời mới dám lén lút trở về. Trong 11 năm lưu lạc, đóng giả người dân tộc sông chui lủi ở xứ người khổ cực, anh luôn mang nặng trong lòng những nỗi dằn vặt về tinh thần. Cũng chính vì những nỗi dằn vặt ấy mà anh đã mạo hiểm trở về làng.

Là một con người đôn hậu vị tha, Trần Văn Sửu có một tấm lòng đại lượng hiếm có. Anh sẵn sàng bỏ qua, tha thứ tội lỗi của vợ, kẻ lăng loàn đã trực tiếp gây nên sự bất hạnh cho anh và các con. Nhưng Trần Văn Sửu lại không dễ tự tha thứ. Anh luôn mang mặc cảm về tội lỗi của mình là đã gây nên cái chết của vợ.

Bởi vậy, gặp lại cha vợ anh vẫn nói: “Con thương vợ con lắm"… Gặp con thấy nó có ý “phiền trách” mẹ, anh đã phân trần khuyên con: “Má con có quấy là quấy với cha, chớ không quấy với con… Mà má con làm quấy thì sự chết dó dã chuộc cái quấy hết rồi, sao con còn nhớ làm chi?”. Nhưng trong đoạn trích này nét nổi bật nhất của Trần Văn Sửu là tình cảm đốì với con.

Mười một năm trời trốn tránh, trong khổ cực đổi họ thay tên, sống chẳng khác nào như đã chết, nhưng trong tâm hồn anh, tình yêu thương hướng về các con vẫn ngời sáng. Động cơ duy nhất khiến anh liều lĩnh trở về là hi vọng tha thiết được gặp mấy đứa con. Thật đúng như lời anh với cha vợ: "Mười một năm nay cực khổ hết sức, sống ráng mà sống, là vi trông mong có ngày thấy được mặt con”… Anh nói rõ lí do mình “mình muốn chết lắm” nhưng không thể nào chết được vì “thương sắp nhỏ quá”. Lúc này được gặp con đúng là khát vọng nóng bỏng, là mục đích sông của con người bất hạnh này đã thành hiện thực. Bởi vậy, khi thây Hương thị Tào, cha vợ, tỏ thái độ kiên quyết yêu cầu mình phải ra đi cho biệt tăm tích ngay, Trần Văn Sửu đã khóc rấm rứt van nài: “Thưa tía, đi thì con đi, con đâu dám cãi. Song tía làm phiền cho con thăm sắp nhỏ một chút rồi con sẽ đi. Mười mấy năm con thương nhớ chúng nó quá tía ơi!”.

Chưa gặp được các con Trần Văn Sửu chưa muốn đi vì trở về thăm con, anh còn một mục đích khác nữa. Đó là anh muốn kể cho các con nghe sự thật về cái chết của mẹ nếu không các con hiểu lầm cha là người hung ác nên đã giết chết mẹ chúng nó. Anh bộc bạch điều này với cha vợ: “Con sợ con chết bất thình lình, sắp nhỏ nó không hiểu, nó tưởng con hung bạo, khi không mà giết mẹ nó, rồi nó oán con, thì nỗi niềm cho con lắm”.

Thế mà đến khi được Hương thị Tào cho biết hai sắp nhỏ, thằng Tí con Quyên, sắp được dựng vợ gả chồng vào nơi tử tế, giàu có và cái nguy cơ mọi việc sẽ đố vỡ do sự xuất hiện của anh thì anh đã dằn được lòng mình và thay đổi thái độ.: “Tía nói phải lắm, tôi chẳng nên gặp chúng nó. Tôi phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn rầu, con tôi mới nên được. Tôi vui lòng mà lãnh các sự đau đớn cực khổ, buồn rầu đó, miễn là con được giàu có sung sướng thì thôi… Thưa tía ở lại mạnh giỏi, chuyến này tôi di biệt không về nữa đâu”.

Vốn thương con, Trần Văn Sửu đã tự nguyện hi sinh quên mình đổì với con. Anh thương con đến mức có thể sẵn sàng chết vì con.

Tình cảm của con đối với cha

Trong đoạn vãn còn lại, khi Trần Văn Sửu chào cha vợ “ở lại mạnh giỏi” và mình “chuyến này đi biệt không về nữa đâu” thì cảnh thứ hai, cảnh cha con gặp nhau đã diễn ra. Nếu ở phần đầu đoạn trích, nhà văn khắc họa tình cảm của cha đóì với con thì ở phần này là tình cảm của con đôĩ với cha.

Đâu ngờ cuộc câu chuyện trao đổi giữa cha và ông ngoại, Tí đã nghe thấy hết, vì nãy giờ nó đứng rình trong cửa. Khi bi kịch “mẹ chết, cha biệt xứ” xảy ra, Tí còn nhỏ chưa đủ hiếu, nhưng dần dần lớn lên, nó vẫn ngầm ý chê trách mẹ và xót thương cha. Bởi vậy khi Trần Văn Sửu đành lòng đội nón “bươn bả” ra đi, Tí đã chạy theo cha trọng đêm khuya vắng. Hành động đâm đầu chạy riết theo cho thấy đứa con này không hề tính toán mà rất kiên quyết đang dấy lên trong lòng Tí một tình cảm mãnh liệt đối với người cha.

Đến khi hai cha con nhận ra nhau rồi, Trần Vãn Sửu khuyên con hãy về lo cưới vợ nuôi ông ngoại, còn riêng mình sẽ đi xa cho biệt tăm tích. Nhưng Tí nhất định không chịu và rất kiên quyết năn nỉ cha trở về: “Bây giờ cha di dâu con theo đó”. Đứa con hiếu thảo này sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng của mình để làm tròn tình cảm với cha: “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ, con không đành lòng dể cha đi một mình”. Thấy thái độ của con như thế, ông Trần Văn Sửu rất cảm động: “Hai cha con ngồi khít bên nhau cha thỉ lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh, song một lát, thằng Ti đụng cánh tay nó vào cánh tay cha nó một cái dường như nó thăm chừng coi cha nó còn ngồi đó không”.

Phải nói lúc này cả hai đã bị đặt trước một tình huống khó phân xử. Người con thì tính toán sao để được “phụng dưỡng cha”, cho “cha đã khó”. Còn người cha thì tính toán sao cho dân làng đừng biết mình còn sống

Cuối cùng thì Tí, đứa con hiếu thảo đã thuyết phục được cha đến ở tạm tại chòi ruộng của nó ở làng Phú Tiên. Nó dự định sẽ bàn với ông ngoại để “kiếm chồ cho cha ăn ở yên”.

Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích này là nhà văn đã tạo tình huống truyện giàu kịch tính để thu hút sự chú ý của người đọc và bộc lộ rõ chủ đề.

Về mặt ngôn ngữ, Hồ Biểu Chánh sử dụng một thứ ngôn ngữ mộc mạc, đời thường, giản dị và dễ hiểu, giàu màu sắc Nam bộ

Gợi ý thêm

3. Để thể hiện chủ đề “cha con nghĩa nặng” tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha).

Tình huống đầu tiên là cuộc gặp gỡ giữa Trần Vãn Sửu và Hương thị Tào, giữa con rể và cha vợ sau mười một năm không thây mặt kể từ khi Trần Vản Sửu trong một lúc giận dữ ngộ sát vợ rồi phải bỏ nhà đi biệt xứ. Cuộc gặp gỡ này chắc chắn sẽ khơi dậy nỗi đau lòng thương con gái của ông Hương thị Tào. Để rồi nỗi oán giận con rể cũng theo đó mà bùng lên. Thật vậy, kịch tính đã được đẩy lên cực điểm khi Trần Vãn Sửu vừa phân trần vừa van lơn khổ sở: “cúi mặt xuống đất, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng… khóc rấm rứt… nói bệu bạo…”. Trong khi cha vợ anh xua đuổi quầy quậy, lời lẽ cay đắng: “Mầy chưa chết hay sao? Mầy sống báo hại con mầy chớ sống làm gì? Sống làm chi rồi quan làng họ bắt đây sinh ra chuyện nữa. Mầy thiệt là khốn nạn lắm”.

Nhưng liền đó, mâu thuẫn xung đột được giải quyết vẩ bản chất của nhân vật cũng bộ lộ rõ. Hương thị Tào thấy rõ trong truyện năm xưa, con gái ông sai: “Con Lựu nó hư nên mày giết nó, bởi vậy tao không phiền mầy”. Có điều ông sợ là sự có mặt của Trần Vãn Sửu sẽ phá vỡ hạnh phúc của cháu ngoại ông nên ông muốn nói cho Sửu bỏ đi ngay mà thôi. Chớ tận đáy lòng ông, ông rất hiểu và thương. Nghe con rể phân trần ông cũng động lòng nên ông đứng ngơ ngẩn một hồi rồi cảm động quá, chịu không nổi nên ông cùng khóc. Còn Trần Văn Sửu đã bị đẩy vào cùng đường tuyệt vọng nhưng khi nghe cha vợ phân bày mọi đường thì lập tức anh có thái độ dứt khoát: “Tía nói phải lắm” rồi “vùng đứng dậy… chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên, bươn bả bước ra lộ”. Trần Văn Sửu đã tự nguyện hi sinh tình cảm riêng của mình để bảo vệ hạnh phúc cho các con.

Tình huống thứ hai là cuộc gặp gỡ giữa Trần Văn Sửu với thằng Tí, con anh. Một cảnh tượng đặc biệt giàu kịch tính. Trần Văn Sửu và cha vợ trò chuyện bí mật không dè thằng Tí lén nghe hết. Tí chạy theo tìm cha, nhưng anh Sửu tưởng lầm là “làng tổng rượt theo bắt” nên “co giò mà cliạy”. Oái oăm một điều là cha sợ bị bắt nên cố chạy thật nhanh để thoát thân. Còn con sợ mất cha nên càng cố sức đuổi theo. Đến khi con không theo kịp, cha ngồi lại mới toan tính: “Vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết chuyện cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”, rồi anh “chui đầu qua lan can cầu”.Người đọc vừa hồi hộp thì thằng Tí đã chạy tới nói: “Phải cha đó không cha?”. Thế là họ gặp nhau trong vui mừng mà tràn đầy ngậm ngùi buồn tủi. Cha thì muốn ra đi để giữ gìn hạnh phúc cho con. Con thì muốn được gần gũi phụng sự cha, ai cũng muốn hứng chịu thiệt thòi về mình.

Những tình huống giàu kịch tính như vậy không những lôi cuố’n người đọc mà qua đó còn giúp các nhân vật trong truyện bộc lộ tính cách và tâm trạng thế hiện qua những mâu thuẫn phức tạp giằng xé, ca ngợi tình cảm cha con, một tình cảm có ý nghĩa nhân bản lớn.

5. Về ngôn ngữ nghệ thuật của đoạn trích ưu điểm là nhà văn đã diễn đạt một cách giản dị mộc mạc, gần gũi với ngôn ngữ đời thường của người nông dân Nam Bộ. Còn nhược điểm là ít trau chuốt, nôm na và đôi khi rườm rà.

Mai Thu

0