03/06/2017, 23:08

Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn ngọc kí, ...)Lấy nhan đề là "Những người không chịu thua số phận", em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình vế những con người ấy. (Bài 5)

Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều người sống trong hạnh phúc sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra họ bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể do bẩm sinh do tai nạn, do bệnh tật hoặc do rủi ro... ...

Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều người sống trong hạnh phúc sung sướng và thành đạt nhưng cũng có rất nhiều người bất hạnh sống trong khổ đau và tủi phận. Khi sinh ra họ bị thiệt thòi vì khuyết tật. Bất hạnh đến với họ từ nhiều phía, có thể do bẩm sinh do tai nạn, do bệnh tật hoặc do rủi ro... Nói chung sự khiếm khuyết đó luôn đem đến cho họ nỗi đau buồn triền miên, do sự xa lánh mọi người hoặc sự mặc cảm sâu sắc. Thể xác họ tuy không bằng mọi người nhưng tâm hồn họ vẫn rất trong ...

Một trong những số nguời đã bứt khỏi hoàn cảnh tuyệt vọng đó của mình là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người giàu nghị lực đã quyết tâm vươn lên số phận bằng nỗ lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một trận ốm. Nỗi đau về thể xác không ghê gớm bằng nỗi đau về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của những người xung quanh và cảm giác bị mặc cảm luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh tất cả mọi người, kể cả với người thân. Nhờ sự động viên của mẹ, và sự tận tình của cô giáo đến tận nhà để giảng giải và khuyến khích nhờ đó mà thầy như được hồi sinh với lòng quyết tâm vươn lên để cởi mở và sống như mọi người. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân đó là cả một sự vất vả, sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn, vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trở thành một người học trò giỏi hồi phổ thông một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của Trường Đại học Tổng hợp và sau này trở thành người thầy giáo mẫu mực cho bao nhiêu thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như con người giàu nghị lực đó. Nghĩa là có đủ nghị lực để đứng lên sau nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương nghị lực của thầy khiến những người lành lặn chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Anh Bạch Đình Vinh cũng là một người mà chúng ta cũng hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường đại học: Giao thông vận tải, Thương mại và Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1993 một tai nạn khủng khiếp đã bất ngờ ập xuống đầu anh khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc xe máy đâm sầm từ đằng sau, hất tung anh xuống đường khiến anh ngất đi hôn mê sâu nhiều ngày. Hậu quả anh bị bại liệt toàn thân, chấn thương nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng, mất cả tiếng nói, tất cả tưởng chừng như đã chấm hết ở cuộc đời người thanh niên đang còn quá trẻ này. Vậy mà nhờ ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự động viên giúp đỡ tận tình của gia đình đặc biệt là người bố đã đưa anh từng bước trở lại cuộc sống. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó, những người muốn tự làm ra số phận cho mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức gian nan bằng biết bao nhiêu đau khổ, nước mắt thậm chí cả sự tuyệt vọng. Ngày tháng trôi qua nụ cười đã trở về với anh sau bao nhiêu ngày đêm gian khổ vật lộn với đau thương anh đã làm chủ được mình. Đặc biệt sự hoà nhập kì diệu nhất của anh là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn tay khèo mà anh vẫn lấy được tấm bằng cử nhân thương mại, kĩ sư giao thông và kĩ sư Công nghệ thông tin. Việc này ngay những người bình thường không phải ai cũng làm được. Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân anh mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm .phục một con người dũng cảm đã vượt lên số phận cay đắng cũng có nghĩa là chúng ta đã biết hướng thiện.

Mọi người vẫn không quên cô Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi trên xe lăn bán bánh mì ở phố Lò Đúc. Từ nông thôn cô đã tự ra thành phố kiếm sống cô tự lo cho mình không muốn làm phiền luỵ đến ai ở nơi đất khách quê người. Một cơ duyên đã đưa cô đến với thể thao và cô đã đem về cho đất nước tấm huy chương vàng của Đại hội Thể thao những người khuyết tật khu vực Đông Nam Á. Vinh quang mà họ đạt được đã tôn vinh sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

... Vượt qua số phận không phải là những người khuyết tật mà còn có những người bình thường nhưng hoàn cảnh sống có quá nhiều éo le, trắc trở. Lê Vũ Hoàng là một ví dụ. Anh là người đạt giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Nhà nghèo, ở một huyện miền núi, lúc cuộc thi vào vòng chung kết thì mẹ anh đau nặng phải cấp cứu ở bệnh viện, anh đã cố gắng vươn lên tất cả và cuối cùng vinh quang và chiến thắng đã mỉm cưới với anh.
 
Trước vẻ đẹp của những con người đó, chúng ta không thể không đau xót bởi một số bộ phận thanh thiếu niên đã sống buông thả, huỷ hoại cuộc đời và tuổi xuân của chính mình và xã hội. Sống không có mục đích không có lí tưởng. Họ là những mảng tối cần xoá bỏ.
 
Những con người mà chúng ta gặp gỡ trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người nhằm tôn vinh đất nước. Số phận khắt khe không làm cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực ý chí, tình yêu và niềm lạc quan tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận.

0