Nước bọt của ve hút máu diệt tế bào ung thư
Một nhóm nhà khoa học tại viện nghiên cứu Butantan (Sao Paulo, Braxin) vừa công bố kết quả về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của một loại protein có trong nước bọt của ve Amblyomma cajennense, một loại ve hút máu ở Nam Mỹ. ...
Một nhóm nhà khoa học tại viện nghiên cứu Butantan (Sao Paulo, Braxin) vừa công bố kết quả về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của một loại protein có trong nước bọt của ve Amblyomma cajennense, một loại ve hút máu ở Nam Mỹ.
Enzym trong nước bọt của ve hút máu Amblyomma cajennense có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Nguồn de.news.yahoo
Protein này là một enzym có tên gọi "Yếu tố X hoạt động: Factor X active). Ở nhiều loài động vật, Factor X được tổng hợp ở gan (quá trình tổng hợp cần đến vitamin K). Factor X tham gia vào quá trình chống đông máu. Chính vì vậy, khi ve hút máu, máu của vật chủ không bị đông lại và tạo điều kiện để nó hoàn thành "bữa ăn" no nê của mình. Các kiểm tra hóa sinh cho thấy Factor X có đặc tính của nhóm protein có tên TFPI (Tissue Factor Pathway Inhibitor) đặc biệt là yếu tố ức chế Kunitz-type (một protein được cho là có khả năng giúp một số loại cây tránh được "cảm giác thèm thuồng" của động vật). Các enzym trong nhóm TFPI có khả năng ảnh hưởng đến quá trính phát triển của tế bào.
Khi thử hoạt tính trên tế bào nuôi cấy, điều mong đợi đã sảy ra, enzym ức chế tế bào ung thư (tế bào ung da, gan và tuyến tụy) nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư đang được tiếp tục tìm hiểu.
Thí nghiệm trên chuột cho kết quả: Khối u của chuột ngừng phát triển và nhỏ đi sau 14 ngày tiêm enzym. Sau 42 ngày, enzym hoàn toàn ức chế khối u - Một kết quả gây bất ngờ cho cả những người tiến hành thí nghiệm.
Trưởng nhóm nghiên cứu Chudzinski-Tavassi đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế và cho biết sẽ công bố kết quả trên các tạp chí y học cũng như các hội thảo trên khắp thế giới. Tuy vậy, nhà nữ khoa học cho biết: "Tìm ra nó là một chuyện nhưng để được ứng dụng trong điều trị là một chuyện khác". Nghiên cứu cần đầu tư về thời gian và tiền bạc để có thể tiến tới thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng trong điều trị.