Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. ...
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây.
Câu hỏi. Nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về vấn đề dân tộc?
Trả lời:
- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa bao gồm:
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh sớm nhận thấy, yêu cầu của xã hội thuộc địa là phải tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ không phải là đấu tranh giai cấp như trong các xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. Đối tượng của cách mạng thuộc địa là chủ nghĩa thực dân, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung. Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề chống chủ nghĩa thực dân, vấn đề độc lập dân tộc. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được
+ Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
Để giải phóng dân tộc, cần xác định phương hướng phát triển của dân tộc, đề ra quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Trong Cương lĩnh chinh trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[1].
Sự hoạch định con đường phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách quan, không nhập hai nhiệm vụ chống đê quốc và chống phong kiến vào một cuộc cách mạng tư sản dân quyền. Nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
- Độc lập tự do, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Cách tiếp cận từ quyền con người
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Nhưng từ quyền con người. Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
+ Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập, tự do là khát vọng; lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm: gắn với bình đẳng dân tộc: hoà bình chân chính: thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước: cơm no, áo ấm, hạnh phúc của mọi người dân.
Độc lập. tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động cùa dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế. Hồ Chí Minh không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
* Chủ nghĩa dân tộc
Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở Phương Đông, “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” Vì thế, “người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ".
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Người cho đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”.
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
+ Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam;
chủ trương đại đoàn kết dàn tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhản, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân: gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Khác với các con đường cứu nước của ông cha. gắn độc lập dân tộc với chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX) con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với phương hướng xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức. bóc lột: thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân. vì dân bảo đảm cho người lao động có quyền làm chủ, thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người.
+ Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
- Đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam, mà đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ. thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí-Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dán Trung Quốc các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹxâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình".